6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.2.1. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
a. Câu hỏi nghiên cứu
Những nhân tố nào ảnh hưởng đến mức độ CBTT của các NHTM Việt Nam?
b. Giả thiết nghiên cứu
H1: Các NHTM có quy mô càng lớn thì mức độ CBTT trong BCTC nhiều hơn các NHTM có quy mô nhỏ.
Quy mô ngân hàng:
Quy mô của ngân hàng là một biến giải thích tiềm năng trong mối quan hệ với mức độ CBTT. Hầu hết các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này tìm thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa hai biến này, cả trong những quốc gia đang phát triển và những quốc gia đã phát triển. (Xem thêm ví dụ, Singhvi và Desai, 1971; Kahl và Belkaoui, 1981; Cooke 1989a, 1992; Ahmed và Nicholls, 1994; Wallace và cộng sự, 1994; Craig và Diga, 1998; Hossain, 2000; Hossain, 2001). Trong phần này của nghiên cứu, quy mô công ty có quan hệ tích cực với mức độ CBTT. Một vài lý do đã được đưa ra trong tài liệu với nỗ lực biện minh cho mối quan hệ này trên các cơ sở ưu tiên. Ví dụ, Singhvi và Desai (1971, trang 131) đề xuất 3 sự biện minh cho sự thay đổi mức độ CBTT tài chính trong các công ty có quy mô khác nhau. Đầu tiên, chi phí tích lũy thông tin nhất định thì đáng kể với các công ty nhỏ hơn là công ty lớn. Thứ hai, công ty càng lớn càng có nhu cầu CBTT vì những chứng khoán của chúng thông thường được phân phối thông qua một mạng lưới trao đổi đa dạng hơn, và thứ ba, sự quản lý của các tập đoàn nhỏ có xu hướng mạnh hơn sự quản lý trong các tập đoàn lớn, điều mà việc CBTT đầy đủ có thể gây nguy hiểm đến vị thế cạnh tranh của chúng trên thị trường.
H2: Các ngân hàng thành lập lâu đời CBTT nhiều hơn các ngân hàng mới thành lập.
Thời gian hoạt động
Mức độ công bố thông tin của công ty có lẽ chịu ảnh hưởng bởi thời gian hoạt động, nghĩa là giai đoạn phát triển và tăng trưởng (Owusu-Ansah, 1998; Akhtaruddin, 2005). Owusu-Ansah (1998, trang 605) chỉ ra ba nguyên nhân dẫn đến mối quan hệ này. Đầu tiên, những công ty mới thành lập có lẽ chịu nhiều áp lực cạnh tranh. Thứ hai, chi phí và tính dễ dàng thu nhập, xử lý, phổ biến thông tin yêu cầu có lẽ là một yếu tố góp phần, và cuối cùng, công ty mới thành lập có lẽ thiếu hồ sơ theo dõi phục vụ cho công khai thông tin. Kakani và cộng sự (2001) chỉ ra rằng công ty mới và nhỏ hơn, kết quả là, tham gia vào thị trường bất chấp những bất lợi như thiếu vốn, thương hiệu và sự nổi tiếng chưa cao như các công ty lâu đời hơn. Tuy nhiên, có khả năng để đi đến kết luận rằng các ngân hàng thành lập lâu đời có thể cung cấp nhiều thông tin hoặc tuân thủ hơn các ngân hàng mới thành lập.
H3: Các ngân hàng có lợi nhuận cao CBTT nhiều hơn các ngân hàng có lợi nhuận thấp.
Khả năng sinh lợi:
Công ty với lợi nhuận cao có khuynh hướng CBTT nhiều hơn bởi vì chúng càng làm rõ các thành tích của chúng. Hầu hết các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này đã tìm ra mối quan hệ này (ví dụ, Cerf, 1961: Singvi, 1967; Singvi và Desai, 1971; Hossain, 2008: Hossain, 2001). Các nhà nghiên cứu tranh luận rằng các công ty có lợi nhuận càng cao càng dễ bị tổn thương trước những can thiệp pháp lý và do đó các công ty này ưa thích CBTT chi tiết trong báo cáo thường niên để lý giải cho kết quả tài chính của chúng.
H4: ngân hàng có công ty con CBTT nhiều hơn ngân hàng không có công ty con.
Tính phức tạp của doanh nghiệp.
Haniffa và Cook (2002) tranh luận rằng cấu trúc phức tạp có ảnh hưởng đáng kể đến mức độ CBTT. Sự phức tạp đòi hỏi công ty có một hệ thống thông tin quản lý hiệu quả phục vụ mục đích giám sát (Courtis, 1978; Cooke, 1989a) và tính sẵn có của hệ thống như vậy giúp giảm chi phí trên mỗi đơn vị thông tin, qua đó kỳ vọng CBTT cao hơn. Ở đây, cấu trúc phức tạp được xác định là số lượng các công ty con.
H5: Tồn tại mối quan hệ nghịch chiều giữa tỷ lệ TSCĐ và mức độ CBTT.
Tài sản cố định.
Các công ty có tỷ lệ TSCĐ trên tổng tài sản lớn thì thường có mức chi phí đại diện thấp hơn (Bulter và cộng sự, 2002). Bởi vì các nhà quản lý sẽ gặp khó khăn hơn trong việc chiếm dụng những tài sản cố định được xác định rõ hơn là trích xuất giá trị từ các cơ hội tăng trưởng không chắc chắn. Do đó, các công ty này có thể giảm sự phụ thuộc vào CBTT phù hợp với mức độ chi phí đại diện thấp. Một cách lý giải khác là công ty có mức độ tài trợ bằng nợ càng cao thì chi phí đại diện càng cao, và do đó, đòi hỏi các chủ nợ phải giám sát nhiều hơn. Tuy nhiên, một vài nghiên cứu điều tra ảnh hưởng của biến liên quan đến TSCĐ đến mức độ CBTT trong BCTN không chỉ ra được mối quan hệ đáng kể nào (Chow & Wong-Boren, 1987; Hossain và cộng sự, 1994; Hossain và cộng sự, 1995; Hossain, 2001; Hossain, 2008).
H6: Tồn tại một mối quan hệ tích cực giữa tỷ lệ giám đốc không điều hành trong HĐQT (thành viên HĐQT độc lập) với mức độ CBTT.
Thành phần HĐQT:
Thành phần HĐQT là một biến thú vị để xem xét vì nó phản ánh một cách gián tiếp vai trò của các giám đốc không điều hành (Haniffa và Cook, 2002, trang 320). Tiền đề của lý thuyết đại diện đó là các HĐQT được cần để
giám sát và kiểm soát hành động của các giám đốc do hành vi cơ hội của họ (Berle và Means, 1932; Jensen và Meckling, 1976). Mangel và Singh (1993) tin rằng các giám đốc bên ngoài có nhiều cơ hội để kiểm soát và đối diện một mạng lưới phức tạp hơn của các động cơ, xuất phất trực tiếp từ trách nhiệm của họ như là các giám đốc và được tăng cường thêm bởi vị trí vốn của họ. Những nhà nghiên cứu khác cũng coi vai trò của các giám đốc không điều hành như những nhà giám sát/ người kiểm soát của việc thực thi và các hành động của sự quản lý, đó là Fama và Jensen (1983), Brickley và James (1987), Weisbach (1988), và Pearce và Zahra (1992). Ngoải ra, những giám đốc bên ngoài có lẽ được xem xét là những chuyên gia quyết định (Fama và Jensen, 1983), có lẽ làm giảm sự tiêu thụ quản lý của các điều kiện tiên quyết (Brickley và James, 1987), sẽ không bị đe dọa bởi CEO (Weisbach, 1988), và có ảnh hưởng tích cực đến thảo luận và quyết định của giám đốc. Tại Việt Nam, vai trò của thành viên HĐQT độc lập cũng đã bắt đầu được chú ý, thể hiện ở Luật tổ chức tín dụng (sửa đổi) quy định tất cả các ngân hàng phải có thành viên độc lập trong HĐQT.
H7: Các ngân hàng với NPA thấp và/hoặc CAR tối thiểu sẽ công bố nhiều thông tin và tuân thủ hơn các ngân hàng có NPA/CAR cao.
Kỷ luật thị trường:
Trong những năm gần đây, chủ đề về kỷ luật thị trường trong ngân hàng đã nhận được rất nhiều sự quan tâm (Nier và Baumann, 2003; Ghosh và Das, 2000). Kỷ luật thị trường được định nghĩa là một chương trình khuyến khích dựa vào thị trường trong đó các nhà đầu tư trong công nợ ngân hàng, như là những khoản nợ trực thuộc hay những khoản tiền gửi không được bảo hiểm, trừng phạt ngân hàng có rủi ro cao bằng cách yêu cầu mức lợi tức cao hơn trên các khoản công nợ phải trả (Nier và Baumann, 2003). Kỷ luật thị trường trong lĩnh vực ngân hàng có thể được mô tả như là “một sự giám sát
đối tác tư nhân – private counter party supervision” (Greenspan, 2001). Có một số lợi ích tiềm tàng từ việc gia tăng kỷ luật thị trường trong lĩnh vực ngân hàng của quốc gia. Đầu tiên, bằng việc trùng phạt các ngân hàng chấp nhận rủi ro quá mức, gia tăng kỷ luật thị trường có thể làm giảm rủi ro đạo đức. Thứ hai, kỷ luật thị trường có thể cải thiện tính hiệu quả của ngân hàng bằng cách gây sức ép buộc các ngân hàng yếu kém phải trở nên hiệu quả hơn nếu muốn tồn tại trên thị trường (Berger, 1991). Thứ ba, bằng chứng chỉ ra rằng thị trường đưa ra những tín hiệu về bảng xếp hạng tín nhiệm của các công ty thuộc lĩnh vực tài chính, mà, kết hợp với thông tin bên trong được thu thập bởi thủ tục giám sát, có thể gia tăng tính hiệu quả của tiến trình giám sát tổng thể. Cuối cùng, kỷ luật thị trường có thể bổ sung đánh giá giám sát truyền thống để phân biệt các ngân hàng tốt với các ngân hàng xấu và do đó, làm giảm chi phí xã hội tổng thể của giám sát ngân hàng (Flannery, 2001). Trong phạm vị bài nghiên cứu này, Kỷ luật thị trường được đo lường bởi hai biến là tỷ lệ nợ xấu (NPA) và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR). Hai sự đo lường này đại diện cho mức độ rủi ro. Những ngân hàng có rủi ro cao nghĩa là NPA và CAR cao thì không muốn công bố thêm thông tin, đặc biệt là công bố tự nguyện, như các ngân hàng có hệ số NPA và CAR thấp. Bởi vì, nhà đầu tư có thể tránh né hoặc trừng phạt ngân hàng có rủi ro cao bằng việc yêu cầu phần bù rủi ro cao hơn cho các khoản đầu tư (Nier và Bauman, 2003). Nếu ngân hàng có thể duy trì NPA và CAR ở các mức độ có thể chấp nhận được, điều này có thể có tác động đến CBTT.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu
a. Chọn mẫu
Đối tượng của nghiên cứu tập trung vào các NHTM Việt Nam.
Tính đến 31/12/2013, tại Việt Nam có 38 NHTMCP trong đó có 4 NHTMCPNN và 34 NHTMCP tư nhân (do ngân hàng Agribank được NHNN
chấp thuận là công ty TNHH MTV hoàn toàn thuộc sở hữu nhà nước nên sẽ không được tính vào các NHTMCP). Trong số các NHTMCP nêu trên các ngân hàng hiện nay có cỏ phiếu niêm yết trên TTCK gồm 4 NHTMCPNN là BIDV, Vietinbank, Vietcombank, Eximbank và 5 NHTMCP tư nhân là ACB, Sacombank, Mbbank, SHB (ngân hàng Navibank – nay là ngân hàng Quốc Dân trong năm đã xin hủy niêm yết do hoạt động kinh doanh không mấy thuận lợi trước bối cảnh thị trường khó khăn, cổ đông lớn thoái vốn và ngân hàng đang nằm trong danh sách tái cơ cấu theo yêu cầu của Thủ Tướng và Ngân hàng Nhà Nước). Yêu cầu chọn mẫu là các ngân hàng phải đảm bảo cung cấp đủ bộ BCTC năm 2012. Cuối cùng chỉ có 16 NHTMCP đáp ứng yêu cầu chọn mẫu như nêu trong phụ lục 1.
Nội dung nghiên cứu tập trung vào việc đo lường chỉ số CBTT, sau đó thu thập số liệu tương ứng của doanh nghiệp về các yếu tố quy mô, độ sinh lời, tỷ lệ tài sản cố định… qua các chỉ tiêu cụ thể, từ đó xây dựng mô hình hồi quy về sự ảnh hưởng của các yếu tố trên đến chỉ số CBTT của doanh nghiệp.
b. Chọn các mục thông tin công bố trong báo cáo tài chính
Công bố thông tin trong báo cáo tài chính của các NHTMCP tuân thủ các yêu cầu về công bố thông tin tại SGDCK. Do các ngân hàng là loại hình doanh nghiệp đặc biệt, đồng thời là công ty đại chúng nên chịu sẽ chịu sự quản lý khắt khe hơn bởi pháp luật nếu so sánh với các doanh nghiệp ngoài ngành. Theo đó, Luật doanh nghiệp, Luật các TCTD, Luật Kế toán, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21, 22, 25, 26, 28; quyết định 16/2007/QĐ-NHNN cung cấp mẫu biểu và cách lập BCTC; Luật chứng khoán và Thông tư 52/2012/TT-BTC là các văn bản pháp luật làm nền tảng bắt buộc cho việc CBTT của các NHTMCP Việt Nam. Chính vì vậy, nghiên cứu này sử dụng các văn bản trên để làm nền tảng đo đếm mức độ CBTT của các NHTM. Mức độ CBTT trong luận văn chỉ đề cập đến sự đầy đủ theo quy định cụ thể là theo
biểu mẫu của QĐ 16/2007/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà Nước. Do đặc thù hệ thống báo cáo tài chính của Việt Nam phải trình bày theo biểu mẫu quy định sẵn, có thể có ngân hàng không có những thông tin để công bố đầy đủ theo biểu mẫu, loại trừ điều này các chỉ mục lựa chọn để đánh giá mức độ đầy đủ là các khoản mục trong báo cáo tài chính của NHTM theo quy định bắt buộc công bố. Một số khoản mục trong bảng cân đối kế toán, Báo cáo Kết quả kinh doanh cần phải được chi tiết, điều này sẽ thể hiện trong thuyết minh Báo cáo tài chính. Nhưng một số khoản mục cần phải chi tiết trong thuyết minh vẫn không được làm rõ. Chính vì vậy những chỉ mục có trình bày trong bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh, trong thuyết minh vẫn có những số liệu tổng hợp không được chi tiết vẫn nhận giá trị là 0 (không công bố). Các mục được lựa chọn trong BCTC gồm các chỉ mục sau:
Bảng cân đối kế toán và thuyết minh liên quan đến bảng cân đối kế toán: 79 chỉ mục.
Bảng báo cáo kết quả kinh doanh và thuyết minh liên quan đến báo cáo kết quả kinh doanh: 20 chỉ mục.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh liên quan: 2 chỉ mục. Thuyết minh báo cáo tài chính: 55 chỉ mục.
Chi tiết các chỉ mục được trình bày ở phụ lục 2.
c. Đo lường công bố thông tin
Sau khi lựa chọn các mục trong BCTC: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, tiến hành đánh giá theo kỹ thuật lưỡng phân (1,0). Nếu ngân hàng công bố thông tin trong danh sách các chỉ mục được chọn thì nhận giá trị là 1 và ngược lại nhận giá trị là 0. Chỉ số mức độ công bố thông tin được tính cho mỗi ngân hàng như sau:
ij 1 nj i j j d I n
Với Ij: chỉ số công bố thông tin của công ty j, 0 Ij 1;
dij = 1 nếu mục thông tin được công bố, = 0 nếu mục thông tin không được công bố.
n = số lượng mục thông tin mà công ty có thể công bố, n156.
c. Xác định và đo lường các biến độc lập
Biến Định nghĩa Đo lường Dự đoán
ảnh hưởng
SIZE Quy mô ngân hàng Logarit của tổng tài sản + AGE Thời gian hoạt
động
Thời gian hoạt động của ngân hàng theo năm
+
ROA Khả năng sinh lợi Chỉ số LNST/TTS + SUB Tính phức tạp của
doanh nghiệp
Số lượng các công ty con +
FASSET Tài sản cố định Tỷ lệ giá trị sổ sánh của TSCĐ với giá trị sổ sách của TTS.
- ID Thành phần HĐQT Tỷ lệ thành viên độc lập không điều hành/ tổng thành viên trong HĐQT +
MD Kỷ luật thị trường = Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR)
= Nợ xấu/ TTS (NPA)
-
-
Biến SIZE: Quy mô ngân hàng được đo lường bằng cách lấy Logarit tổng tài sản.
Biến AGE: Thời gian hoạt động của ngân hàng, được tính bằng số năm từ khi ngân hàng bắt đầu hoạt động đến nay.
năng sinh lời của ngân hàng, ở đây tác giả lựa chọn chỉ số ROA trong BCTC làm chỉ số đại diện, chỉ số này có ý nghĩa với một đồng tài sản của doanh nghiệp sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận được tính như sau: Lợi nhuận sau thuế chia cho tổng tài sản.
Biến SUB: Tính phức tạp của ngân hàng được đo lường bằng cách lấy tổng số lượng các công ty con của ngân hàng.
Biến FASSET: Tài sản cố định. Đây là chỉ số thể hiện tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản của ngân hàng, được tính bằng cách lấy Tài sản cố định trừ đi khấu hao chia cho Tổng tài sản [(Tài sản cố định –Khấu hao)/Tổng tài sản].
Biến ID: Thành phần Hội đồng quản trị được đo lường bằng cách lấy tỷ lệ thành viên độc lập (thành viên hội đồng quản trị không điều hành, không có cổ phần trong ngân hàng) chia cho tổng số thành viên trong Hội đồng quản trị. Biến MD: Kỷ luật thị trường. Biến này bao gồm hai biến phụ là Biến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) được lấy từ báo cáo thường niên của ngân