Chỉ số chất lượng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trong báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 28 - 33)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.5.1. Chỉ số chất lượng

Chỉ số chất lượng được thiết kế theo Beretta và Bozzolan (2005) hướng tới cả số lượng và chất lượng của thông tin hiện hành được công bố bởi các công ty.

Beretta và Bozzolan 2005 phân biệt hai phương diện được đo lường bởi hai chỉ số khác nhau: Chỉ số số lượng có liên quan và chỉ số giàu có của thông tin được hệ thống trong bảng sau:

Các chỉ số thành phần QLI chỉ số chất lượng Chỉ số số lượng liên quan (RQT)

Phần dư chuẩn hóa của một hàm hồi quy OLS

Chỉ số giàu có của thông tin (RCN) Độ rộng (WID) Độ bao phủ (COV) Độ phân tán (DIS)

Các dấu hiệu kinh tế và đo lường (ESM): loại đo lường (tài chính, phi tài chính, định lường, không thể định lượng) và dấu hiệu kinh tế (tích cực, tiêu cực hay trung bình). Tài liệu đầu ra (OLT): tình hình kinh doanh hiện tại, các giả thiết, kỳ vọng quản trị, kế hoạch hành động, các quyết định, sự kiện đã xảy ra.

Độ mạnh của chỉ số này đã được đánh giá bởi các phương pháp khác và nó đã được nhận diện như là một cách đo lường chất lượng thông tin khả thi.

+ Chỉ số số lượng quan hệ (RQT) được tính toán bởi sự khác nhau giữa công bố thực hiện và công bố kỳ vọng, nó được ước tính thông qua phần dư được chuẩn hóa của hồi quy OLS, sử dụng kích cỡ và ngành công nghiệp như một biến độc lập. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm thể hiện sự ủng hộ cho ảnh hưởng của cả kích cỡ. ngành công nghiệp trong công bố. Sự khác nhau giữa số lượng của thông tin được công bố và giá trị mong đợi của nó càng lớn thì chỉ số giá trị càng cao trong nghiên cứu.

+ Chỉ số độ giàu có của thông tin (RCN): mục đích để nhắm đến chất lượng công bố, nó bao gồm hai phương diện khác: độ rộng và độ sâu của thông tin.

Độ rộng (WID) phụ thuộc vào cả độ bao phủ (COV) của những chủ đề quan trọng (chủ đề được công bố ít nhất một lần được chia thành trong tổng số chủ đề được xem xét) và độ phân tán (DIS) của sự công bố (dùng để đo lường sự tập trung của các mục được công bố). Các công bố hiện tại được phân loại vào các tài khoản – đề nghị trong báo cáo của jenkins (AICPA, 1994). Những mục sau được chọn:

+ Chiến lược.

+ Bối cảnh (bao gồm 4 mục: cấu trúc tài chính, cấu trúc hợp nhất, cấu trúc tổ chức và quá trình hoạt động).

+ Môi trường bên ngoài (bao gồm 4 mục: chính trị, kinh tế, các yếu tố tài chính và xã hội, chủ đề môi trường, khía cạnh công nghiệp và pháp luật.

Độ bao phủ và phân tán được đo theo cách sau:

ij 1 1 INF st i j COV st    ij ij 1 1 IS 1 st j i p np D nst     Với:

INFtj mang giá trị 1 nếu báo cáo thường niên của công ty có công bố các thông tin hiện hành về chủ đề j, và 0 nếu ngược lại.

Pij là số thông tin được công bố trong chủ đề j (số câu) được chia cho tổng số công bố của công ty có (tổng số câu mang thông tin hiện hành) st là số chủ đề (9 chủ đề).

Giá trị của phương diện độ rộng được tiếp cận như là ý nghĩa số học của giá trị độ bao phủ và độ phân tán.

1

W ( IS )

2

i i i

IDCOVD

tin. Theo giả thiết rằng số chủ đề được công bố cao hơn sẽ dẫn đến tăng độ rộng từ đó tăng độ giàu của thông tin. Đồng thời, số lượng thông tin cung cấp ở mỗi chủ đề càng cao thì chất lượng thông tin sẽ càng cao thay cho việc chỉ công bố một vài đơn vị thông tin trong chúng (tính phân tán cao hơn). Vì phương diện độ bao phủ (COV) được xây dựng trên những cách tương tự như hầu hết các chỉ số được chấp nhân trong các nghiên cứu lý thuyết trước, sự đo lường này cũng được kiểm tra một cách độc lập, để mở rộng sự so sánh với các chỉ số khác.

Độ sâu (DEP) phụ thuộc vào loại đo lường được sử dụng trong một đơn vị thông tin (MRS), trong mối liên hệ của các dấu hiệu kinh tế của các mục được công bố (ES) và trong quan điểm tóm tắt sơ lược (the outlook profile) của thông tin được công bố (OLT). Các câu chứa thông tin về phương pháp đo lường và các dấu hiệu kinh tế , cũng như thông tin về các hành động, các chương trình hay bất cứ thông tin nào cũng hữu dụng cho việc dự báo phải đóng góp cho chất lượng công bố của các công ty trên toàn cầu. Vì thế, những đặc trưng này được mong đợi để tăng độ giàu của thông tin.

Đầu tiên, dấu hiệu kinh tế và chỉ số đo lường (ESM) được tính toán như sau: ij ij 1 1 1 1 1 ES ES 2 i i id id i j j i i M MSR idid      Với:

+ idi tổng số công bố (số câu) trong báo cáo của công ty i.

+ MSRij mang giá trị 1 nếu một đo lường của j thông tin hiện hành (định lượng hay định tính) được công bố trong báo cáo thường niên của công ty hoặc 0 nếu trường khác.

+ Esij mang giá trị 1 nếu thông tin tài chính j được công bố trong báo cáo thường niên của công ty hoặc 0 nếu trường hợp khác.

Thứ hai, chỉ số quan điểm trích lược (OLT) được tính: ij ij 1 1 1 1 1 2 i i id id i j j i i OLT ACP FL idid      Với:

+ OTLi là chỉ số về quan điểm trích lược của công ty i.

+ ACPij mang giá trị 1 nếu j thông tin (hiện hành) được công bố bởi công ty liên quan đến việc ra quyết định, hành vi hay chương trình hoặc 0 nếu trường hợp khác.

+ Flij mang giá trị 1 nếu j thông tin hiện hành hành được công bố bởi công ty có hữu dụng cho dự đoán của nhà đầu tư (doanh thu, thu nhập, và dữ liệu tài chính khác).

Độ sâu được tính trung bình của dấu hiệu kinh tế, chỉ số đo lường và chỉ số quan điểm trích lược.

0 1 (ES ) 2 i i i DEPMOLT

Tiếp đến, độ giàu thông tin là trung bình của độ rộng và độ sâu. Do vậy, chỉ số này được đưa ra ở nhiều phương diện liên quan đến chất lượng

0 1 (W ) 2 i i i RCNIDOLT

Cuối cùng, chỉ số chất lượng (QLI) là trung bình giữa chỉ số số lượng và chỉ số về độ giàu thông tin. Cách tính lấy trung bình một cách đơn giản xuất phát từ việc không có bằng chứng hay một động cơ nào về lý thuyết để tạo trọng số cho các chỉ số. Giá trị của chỉ số sẽ thuộc dãy 0 đến 1.

1

( )

2

i i i

QLIRQTRCN

Điều này bao gồm nhiều phương diện khác nhau, liên quan đến cả số lượng và chất lượng của thông tin được công bố. Theo lập luận này, nó là một bước quan trọng cần hướng đến để đạt đến việc CBTT thật ấn tượng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trong báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)