6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.2. Tình hình hoạt động
Hệ thống ngân hàng Việt Nam trong 25 năm qua đã trải qua bao thăng trầm. Câu chuyện về sự phát triển ngoạn mục luôn được nhắc đến đầu tiên. Sự tăng trưởng của hệ thống ngân hàng có thể được nhận thấy qua số lượng các ngân hàng, sự tăng trưởng về quy mô tài sản, vốn, tín dụng, huy động, số lượng chi nhánh, nhân viên ngân hàng và số lượng tài khoản ngân hàng, và số máy
rút tiền tự động, v.v. Chúng ta sẽ điểm qua từng khía cạnh để có một đánh giá tổng thể về sự tăng trưởng này.
a. Tăng trưởng tài sản
Cùng với sự tăng trưởng về số lượng, khu vực ngân hàng cũng chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể về quy mô tài sản. Tổng tài sản khu vực ngân hàng tăng hơn gấp hai lần từ năm 2007 đến năm 2010, tăng từ 1.097 nghìn tỷ VND (tương đương 52,4 tỷ USD) lên 2.690 nghìn tỷ VND (tương đương 128,7 tỷ USD) theo số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Con số này đã đạt 5.637 nghìn tỷ VND tính đến 30/09/2013.
b.Tăng trưởng vốn
Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã trải qua ba lần thay đổi quy định về vốn điều lệ qua việc ban hành Quyết định 67/QĐ-NH5 (ban hành ngày 27/03/1996), Nghị định 82/1998/NĐ-CP (ban hành ngày 03/10/1998), và Nghị định 141/2006/NĐ-CP (ban hành ngày 22/11/2006). Cụ thể, bắt đầu từ năm 1996, quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu để thành lập một NHTMCP khá thấp và nó thay đổi phụ thuộc tùy thuộc vào nhiều yếu tố như ngân hàng được thành lập ở khu vực thành thị hay nông thôn, mở thêm hay không mở thêm chi nhánh. Ví dụ, Ba tỷ VND là số vốn tối thiểu để mở một ngân hàng mà không mở thêm chi nhánh ở khu vực nông thôn, trong khi để mở một ngân hàng ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cần ít nhất số vốn lần lượt 100 tỷ VND và 150 tỷ VND. Do những yêu cầu về vốn thấp, khả năng sinh lời tương đối tốt và tính ổn định của ngành ngân hàng thời bấy giờ, đã có một làn sóng mạnh mẽ thành lập các NHTMCP cỡ nhỏ. Tuy nhiên, không phải tất cả các ngân hàng nhỏ này đều hoạt động hiệu quả như mong đợi. Đối với một vài ngân hàng, sự thiếu kiểm soát và kinh nghiệm, hoạt động cho vay nghèo nàn cùng sự cạnh tranh dữ dội đã đưa họ đến tình trạng thiếu thanh khoản, mất khả năng thanh toán và âm vốn chủ sở hữu. Nền tảng vốn mỏng không đủ khả năng
hấp thụ thua lỗ do hoạt động yếu kém đã khiến các ngân hàng này không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc phá sản hoặc bị mua lại bởi những ngân hàng mạnh hơn. Đối với những ngân hàng nhỏ còn sống sót, họ ý thức rõ được sự cần thiết trong việc duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) và tích cực gia tăng vốn điều lệ.
Vào năm 2006, chính phủ ban hành Nghị định 141 trong đó yêu cầu các ngân hàng phải đáp ứng vốn pháp định ở mức 3000 tỷ đồng trước năm 2010.
Nghị định này quy định rằng bất kỳ ngân hàng thương mại nào không đáp ứng được yêu cầu về vốn điều lệ trước ngày 31/12/2010 sẽ bị buộc phải hợp nhất, thu hẹp quy mô hoạt động, hoặc bị rút giấy phép. Chỉ có 20 ngân hàng đáp ứng được yêu cầu này đúng thời hạn. 29 ngân hàng thương mại không có khả năng đáp ứng yêu cầu này đúng hạn một phần do hoạt động yếu kém của thị trường chứng khoán, một phần do sự gia tăng phát hành cổ phiếu của một loạt ngân hàng muốn tăng vốn đồng thời. Trước tình hình đó, chính phủ đã gia hạn tới ngày 31/12/2011 (theo Thông tư 10/2011/ND-CP). Quy định này làm giảm bớt áp lực lên việc tăng vốn ngay lập tức và giúp các ngân hàng có thêm thời gian để thực hiện kế hoạch tăng vốn trong năm 2011. Tính đến cuối 2011, chỉ còn hai ngân hàng chưa đáp ứng đủ yêu cầu về vốn, gồm có NHTMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank) với mức vốn 2.000 tỷ VND và NHTMCP Bảo Việt với mức vốn điều lệ 1.500 tỷ VND.
Tính đến nay, tất cả các ngân hàng thương mại đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu về vốn điều lệ. Tổng số vốn đăng ký của 39 ngân hàng thương mại Việt Nam là 298.383 tỷ VND, với quy mô trung bình là 7.651 tỷ VND một ngân hàng. Bốn ngân hàng có số vốn điều lệ lớn nhất đều là NHTMNN, trong đó CTG giữ vị trí thứ nhất với số vốn điều lệ trị giá 32.661 tỷ VND.
c.Tăng trưởng huy động và tín dụng
huy động lẫn tín dụng từ năm 2000. Trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2012, tỷ lệ CAGR là 28,87% đối với huy động và 28,28% đối với tín dụng. Tốc độ tăng trưởng nhanh nhất diễn ra vào giai đoạn từ năm 2002 đến 2007, khi tỷ lệ CAGR đạt 37,5% đối với huy động và 35,8% đối với tín dụng. Sự tăng trưởng này đạt đỉnh vào năm 2007 ở mức 51,49% đối với huy động và 53,89% với tín dụng. Tăng trưởng của mức cung tiền M2 đạt tỷ lệ CAGR ở mức 27,69% từ năm 2000 tới năm 2012.
Sự tăng trưởng tín dụng quá mức thường được coi là dấu hiệu của những vấn đề trong tương lai của khu vực tài chính và không nhất thiết là một điều hay. Theo một nghiên cứu của Schularick & Taylor (2009), sự bùng nổ tín dụng là một dự báo rõ ràng cho khủng hoảng tài chính. Trong một khoảng thời gian kéo dài, tốc độ tăng trưởng tín dụng ở Việt Nam gấp bốn lần tốc độ tăng trưởng GDP. Nói một cách khác, tín dụng đã tăng trưởng quá nóng.
Tốc độ tăng trưởng trong ba năm gần đây đã giảm đáng kể. Thị trường đã chứng kiến tốc độ tăng trưởng huy động và tín dụng thấp nhất kể từ thập niên 90'. Tăng trưởng tín dụng năm 2012 chỉ đạt 9,14%. Trong ba quý đầu năm 2013, tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 6,87%, thấp hơn nhiêu chỉ tiêu 12% của NHNN đặt ra, và chậm hơn nhiều so với sự tăng trưởng huy động. Lần đầu tiên từ năm 2000, tỷ lệ tín dụng/ huy động của toàn hệ thống ngân hàng rơi xuống thấp hơn một (đạt 0,94 vào Quý 3/2013).