Môi trường hoạt động

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trong báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 53 - 61)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.3. Môi trường hoạt động

a. Tình hình vĩ mô

Hoạt động của các ngân hàng thương mại bị ảnh hưởng nhiều bởi môi trường vĩ mô và cách NHNN điều hành các chính sách tiền tệ. Ở đây, chúng ta điểm lại những điểm nổi bật của tăng trưởng GDP và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) từ năm 2008 đến gần đây và một số thay đổi quan trọng trong quy định và cơ chế của NHNN trong quản lý chính sách tiền tệ.

b.Tăng trưởng GDP và CPI

Năm 2008, kinh tế thế giới trải qua cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại Suy thoái năm 1929. Nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, với tăng trưởng GDP chậm lại chỉ còn 5.66% năm 2008. Mặc dù giảm thêm xuống mức 5.4% vào năm 2009, nền kinh tế Việt Nam vẫn là nền kinh tế phục hồi tốt nhất trong khu vực. Nền kinh tế Việt Nam đã mạnh lên và tiếp tục tạo ấn tượng so với các nước Châu Á năm 2010, với tỷ lệ tăng trưởng GDP đại 6.42% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, nền kinh tế sau đó đã tăng trưởng chậm lại ở mức 6.24% năm 2011 và 5.25% năm 2012, đánh dấu tỷ lệ tăng trưởng thấp nhất kể từ 1999. GDP của Việt Nam trong năm tài chính 2013 dự kiến tăng 5.42%.

Năm 2008, cuộc khủng hoảng giá lương thực và giá dầu toàn cầu gây ra lạm phát cao ở Việt Nam ở mức 19.89% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số CPI giảm xuống kể từ Quý 2/2009 đến cuối năm 2009, kết thúc năm ở mức 6.52% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số này lại bắt đầu xu hướng đi lên từ đầu 2010 khi nó đạt đỉnh ở mức 23.02% vào tháng 08/2011, một phần do chính sách nới lỏng tiền tệ được thực hiện vào năm 2009 và nửa năm đầu 2010. Chỉ số này sau đó đã quay đầu giảm xuống chỉ còn 6.9% vào tháng 06/2012. Chỉ số CPI hàng tháng kể từ tháng sau năm trước tới nay dao động ở mức 5% đến 7.5%.

Trước tình hình lạm phát ở mức cao năm 2008, NHNN đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt trong sáu tháng đầu năm. Lãi suất cơ bản tăng dần từ 8,75% vào tháng một lên 14% vào tháng bảy. Lãi suất chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn cũng đạt đỉnh lần lượt ở mức 15% và 13%. Hệ quả là lãi suất huy động đạt đỉnh ở mức 20% và lãi suất cho vay chạm tới 24- 25%, mức cao nhất trong năm năm gần đây.

tế suy thoái do chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu. Từ tháng 09/2008, NHNN đã thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt hơn bao gồm việc cắt giảm lãi suất hoạt động. Lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn giảm xuống chỉ còn 8.5%, 7.5% và 9.5% vào cuối năm 2008. Lãi suất cho vay cao nhất giảm xuống chỉ còn 12.75% và lãi suất huy động cũng hạ xuống quanh mức 8%/năm. Vào tháng 02/2009, nhằm hỗ trợ thanh khoản và hạ bớt lãi suất cho vay, NHNN đã hạ thấp lãi suất hoạt động vốn đã được giữ mức thấp từ trước đó bằng một vài sự điều chỉnh nhỏ cho tới cuối năm 2010 khi chính sách tiền tệ được định hướng lại.

Ngoài ra, chính phủ đã tung ra gói kích thích kinh tế trị giá 143 nghìn tỷ đồng (tương đương 8 tỷ đô la Mỹ), một phần trong gói kích thích này đã được sử dụng trong chương trình hỗ trợ lãi suất cho vay. Vào tháng hai năm 2009, chính phủ tung ra gói kích thích lần một với trị giá 1 tỷ đô la Mỹ để hỗ trợ 4% lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp. Nhờ đó, lãi suất cho vay chỉ dao động từ 4% đến 6% một năm. Chương trình hỗ trợ này đã tăng thêm động lực phát triển cho nền kinh tế và nhờ đó, trong năm 2010, tăng trưởng GDP đã cao hơn các năm trước.

Chính sách tiền tệ nới lỏng cùng với tăng trưởng tín dụng và gia tăng cung tiền nhanh chóng là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến lạm phát. Chỉ số CPI đã tăng trở lại lần đầu tiên kể từ năm 2009 và đà tăng tiếp tục diễn ra trong năm 2010 và 2011. CPI trong hai năm 2010 và 2011 lần lượt đạt ngưỡng cao ở mức 11,75% và 18,13%.

Thực tại đó đã buộc Việt Nam đổi hướng chính sách tiền tệ từ mục tiêu ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế sang ưu tiên kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. NHNN đã thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, tập trung vào kiềm chế lạm phát. Kể từ cuối năm 2010 đến tháng 3 năm 2012, lãi suất điều hành đã tăng trở lại. Lãi suất chiết khấu sau đó tăng lên mức 13%. Lãi suất tái

cấp vốn cũng tăng lên mức cao nhất trong lịch sử 15% vào tháng 3 năm 2012. Đây cũng là thời kì lãi suất liên ngân hàng đạt mức cao nhất trong vòng bốn năm trước đó.

Ngoài việc sử dụng lãi suất để điều hành, NHNN đã sử dụng một công cụ khác của chính sách tiền tệ- công cụ thị trường mở (OMO). NHNN bắt đầu hút một lượng lớn tiền thông qua thị trường mở kể từ năm 2010. Tổng lượng tiền bơm ra nền kinh tế trong giai đoạn từ tháng 10 năm 2010 đến tháng 6 năm 2011 thông qua kênh mua bán lại thấp hơn nhiều mức đáo hạn, dẫn đến mức hút ròng từ 120 nghìn tỷ đồng đến 500 nghìn tỷ đồng mỗi tháng. Lãi suất OMO bắt đầu tăng trở lại từ mức 8% vào tháng 11 năm 2010 lên mức 10% một tháng sau đó. Vào giữa năm 2011, lãi suất đã tăng lên 15%.

Chính sách tiền tệ thắt chặt đã giúp tỷ lệ lạm phát giảm xuống. Tuy nhiên, chính sách này cũng đã làm tỷ lệ tăng trưởng GDP giảm xuống còn 6,24% trong năm 2011 và 5,25% trong năm 2012. Sự thay đổi trong môi trường lãi suất và thắt chặt việc cho vay trong lĩnh vực bất động sản đã ảnh hưởng xấu đến thị trường. Tỷ lệ tăng trưởng ngành xây dựng giảm từ 10,06% xuống âm 0,97% trong năm đó.

Đà lạm phát bị kìm lại trong nửa đầu năm 2012 đã giúp NHNN tự tin trong việc giảm lãi suất. Lạm phát năm 2012 giảm xuống chỉ còn 6,81%. Kể từ tháng 3 năm 2012, NHNN đã bắt đầu dần dần hạ lãi suất chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn từ 13% và 15% xuống còn tương ứng 7% và 9% vào tháng 12 năm 2012.

Tín dụng tăng trưởng chậm kể từ năm 2012 đã khiến lãi suất liên ngân hàng và lãi suất OMO giảm xuống. Trung bình, lãi suất qua đêm và lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn một tháng trong nửa cuối năm 2012 đã giảm xuống lần lượt còn 3,051% và 5,661%. Vào giữa năm 2013, lãi suất qua đêm liên ngân hàng đã giảm xuống mức thấp nhất còn từ 0,7% đến 1%, và lãi suất kỳ hạn một

tháng liên ngân hàng đã có lúc giảm xuống chỉ còn 2%. Trên thị trường OMO, sau hơn chín tháng dao động ở mức 14%, lãi suất trúng thầu đã giảm xuống chỉ còn 5,5% vào tháng 7 năm 2013 và được duy trì tại mức này cho đến hiện tại.

Gần đây, Việt Nam đã thành công trong việc giữ chỉ số CPI tăng nhẹ trong mức từ 6% đến 7%. Trong năm 2013, chỉ số CPI đã tăng 6,6% so với cùng kì năm trước, mức thấp nhấp trong vòng 10 năm. Lãi suất chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn đã được giữ ổn định trong hơn 7 tháng kể từ tháng 5 năm 2013. Trong năm nay, khối lượng giao dịch trên thị trường OMO vẫn ở mức thấp. Lãi suất trúng thầu tiếp tục giảm và hiện đang dao động ở mức 5,5%.

c. Ngoại hối

Một trong những mục tiêu của NHNN là thu hẹp quy mô thị trường ngoại hối và quá trình đô la hóa. Nhằm thực hiện mục tiêu này, một số quy định đã được đề ra:

- Thông tư 20/2011/TT-NHNN quy định những hạn mức chặt chẽ hơn về việc mua và bán ngoại tệ bằng tiền mặt của cá nhân với các tổ chức tín dụng được phép.

- Thông tư 07/2012/TT-NHNN điều chỉnh tổng trạng thái ngoại tệ cuối ngày của các tổ chức tín dụng từ ±30% giảm xuống còn±20% vốn tự có. Điều luật này sẽ hạn chế tình trạng đầu cơ ngoại tệ của các tổ chức tín dụng.

- Các thông tư 09/2011/TT-NHNN, thông tư 14/2011/TT-NHNN, thông tư 14/2013/TT-NHNN quy định lãi suất tối đa với tiền gửi bằng USD, khiến cho việc nắm giữ USD mang lại ít lợi nhuận hơn việc nắm giữ VND.

- NHNN yêu cầu tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho các khoản tiền gửi bằng USD cao hơn so với bằng VND.

- NHNN can thiệp vào thị trường ngoại tệ khi cần thiết bằng việc trực tiếp tham gia mua bán ngoại tệ và cam kết không điều chỉnh tỷ giá quá mức 1% đến 2%.

Nhờ đó, tỷ lệ huy động và cho vay bằng ngoại tệ đã giảm, và tỷ giá đã thực sự ổn định kể từ tháng 03/2011.

d. Vàng

Gần đây, chính phủ đã thực hiện những quy định chặt chẽ để kiểm soát thị trường vàng. Với việc ban hành Nghị định 24/2012/ND-CP, Thông tư 16/2012/TT-NHNN, và Thông tư 06/2013/TT-NHNN, thị trường vàng về cơ bản đã được NHNN kiểm soát. Hơn nữa, thông tư 11/2011/TT-NHNN đã chấm dứt hoạt động cho vay và huy động bằng vàng, Thông tư 38/2012/TT- NHNN quy định trạng thái vàng của các tổ chức tín dụng (tổng trạng thái vàng cuối ngày phái nhỏ hơn 2% vốn tự có của ngân hàng). Với việc áp dụng các quy định này, thị trường vàng dần trở nên ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường ngoại tệ và tỷ giá ổn định

e. Khung pháp lý

Các ngân hàng thương mại Việt Nam phải tuân thủ theo các quy định pháp luật quan trọng nhất như sau:

Văn bảng Nội dung

Luật 46/2010/QH12 Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam Luật 47/2010/QH12 Luật Các tổ chức tín dụng

Nghị định 59/2009/NĐ-CP Quy định về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại

Nghị định 22/2006/NĐ-CP Quy định về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam.

Nghị định 05/2010/NĐ-CP Quy định việc áp dụng Luật Phá sản đối với các tổ chức tín dụng

Quyết định 254/QĐ-TTg Quyết định phê duyệt đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015 Nghị định 141-2006-NĐ-CP Mức vốn pháp định dành cho các tổ chức tín dụng Nghị định 69/2007/NĐ-CP Quy định về việc Nhà đầu tư nước ngoài mua

cổ phần của NHTM Việt Nam Thông tư 13/2010/TT-

NHNN

Thông tư quy định tỷ lệ an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng

Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN

Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng

trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng Quyết định 780/QĐ-NHNN Quy định về phân loại nợ với nợ được điều

chỉnh kỳ hạn, gia hạn nợ Thông tư 02/2013/TT-

NHNN

Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp lập và sử dụng dự phòng

rủi ro của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Nghị định 53/2013/NĐ-CP Quyết định thành lập công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam

Thông tư 19/2013/TT- NHNN

Quy định về mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín

dụng Việt Nam Thông tư 20 /2013/TT-

NHNN

Quy định về cho vay tái cấp vốn của Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng

Thông tư 14/2013/TT- NHNN

Quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân tại

tổ chức tín dụng Thông tư 15/2013/TT-

NHNN

Quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá

nhân tại tổ chức tín dụng

Quyết định 750/QĐ-NHNN Tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ là 6% Thông tư 08/2010/TT-

NHNN

Quy định về Kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng.

Nghị định 109/2005/NĐ-CP Nghị định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 về bảo hiểm tiền gửi

Quyết định 27/2008/QĐ- NHNN

Quyết định về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế nghiệp vụ thị trường mở ban hành theo Quyết định 01/2007/QĐ-NHNN ngày 05/01/2007. Thông tư 13/2010/TT-NHNN và các điểm sửa đổi được ban hành trong Thông tư 19/2010/TT-NHNN chủ yếu tập trung về việc nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và tỷ lệ dư nợ trên tổng huy động. Nhằm đảm bảo một nguồn vốn chất lượng tốt hơn để chống đỡ lại các cú sốc tài chính trong tương lại, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR được nâng lên mức 9% từ mức cũ là 8%. Các ngân hàng có thể tăng tỷ lệ CAR bằng cách tăng vốn điều lệ hoặc cắt giảm các tài sản có tính rủi ro cao. Khi tính tỷ lệ CAR, các khoản cho vay đầu tư chứng khoán được xếp vào tài sản "Có" có hệ số rủi ro là 250% khiến cho dòng vốn từ ngân hàng đổ vào thị trường chứng khoán bị thu hẹp lại. Một điểm quan trọng trong thông tư là tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động đối với ngân hàng là 80% và đối với các tổ chức tín dụng là 85%.

22/04/2005 ("Quyết định 493"), được sửa đổi và bổ sung bởi Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Ngân hàng Nhà nước ("Quyết định 18"). Theo hai quyết định này, các khoản cho vay sẽ được phân loại theo chất lượng nợ thành 5 nhóm vào cuối mỗi quý trong ba quý đầu và vào tháng thứ hai của quý bốn.

1 Nợ đủ tiêu chuẩn 0% 2 Nợ cần chú ý 5% 3 Nợ dưới tiêu chuẩn 20% 4 Nợ nghi ngờ 50% 5 Nợ có khả năng mất vốn 100%

Nguồn : NHNN

Việc tính toán mức dự phòng được dựa trên tổng dư nợ và ứng trước cho khách hàng và các tổ chức tín dụng khác và kết quả đánh giá phân loại chất lượng nợ. Các khoản vay thuộc nhóm 3, 4, 5 được xếp vào nhóm nợ xấu. Phương pháp phân loại các khoản vay phụ thuộc vào lựa chọn của từng ngân hàng, hoặc theo phương pháp định tính hoặc theo phương pháp định lượng. Hiện tại, chỉ có ngân hàng MBB, BIDV, và VCB thực hiện phân loại nợ theo phương pháp định tính theo điều 7 Quyết định 493, các ngân hàng còn lại đều dùng phương pháp định lượng theo điều 6.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trong báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 53 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)