NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGUỒN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần vận tải đa phương thức (Trang 33 - 37)

1.2.4 .Tạo động lực thúc đẩy

1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGUỒN

LC TRONG DOANH NGHIP

1.3.1. Các nhân t thuc v xã hi

Đối với phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức, các nhân tố chủ yếu là môi trường kinh tế, pháp luật về lao động và thị trường lao động, khoa học công nghệ và các yếu tố văn hoá, xã hội của quốc gia.

a.Môi trường kinh tế

Bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, dân số… có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu nhân lực cả về chất lượng và số lượng, tác động đến thu nhập, đời sống của người lao động. Điều này sẽ tạo cơ hội hoặc áp lực cho công tác phát triển nguồn nhân lực của tổ chức.

b.Pháp luật về lao động và thị trường lao động

Tác động đến cơ chế và chính sách trả lương của tổ chức, dẫn đến sự thay đổi về mức độ thu hút nguồn nhân lực của các tổ chức. Chính vì vậy, phát triển nguồn nhân lực tại tổ chức phải được thực hiện phù hợp với pháp luật về lao động và thị trường lao động

c.Khoa học công nghệ

Phát triển làm xuất hiện những ngành nghề mới, đòi hỏi người lao động phải được trang bị những kiến thức và những kỹ năng mới. Do đó, phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức càng trở nên cấp bách hơn.

Bên cạnh đó, với sự phát triển của công nghệ thông tin và số hoá đã làm lão hoá một số ngành nghề, chính vì vậy nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển nguồn nhân lực. Phát triển nguồn nhân lực phải phù hợp với công

nghệ thông tin và số hoá mà đang được áp dụng và những dự kiến thay đổi công nghệ trong tương lai của tổ chức.

d.Các yếu tố văn hoá xã hội của quốc gia.

Có tác động đến tâm lý, hành vi, phong cách, lối sống và sự thay đổi trong cách nhìn nhận về các giá trị của người lao động. Và như vậy, nó ảnh hưởng đến cách tư duy và các chính sách phát triển nguồn nhân lực nhằm phát huy cao độ những yếu tố tích cực, đồng thời khắc phục những mặt tiêu cực trong tác phong lao động của nguồn nhân lực tại tổ chức.

Các nhân tố chủ yếu thuộc môi trường vi mô trong phát triển nguồn nhân lực là vấn đề cạnh tranh thu hút nhân lực của tổ chức và khả năng cung ứng của các cơ sở đào tạo.

Cạnh tranh thu hút nhân lực của tổ chức

Trong cùng ngành tác động mạnh đến số lượng và chất lượng nguồn nhân lực của mỗi tổ chức. Nó tạo ra sự di chuyển nguồn nhân lực của tổ chức này đến tổ chức khác, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Khả năng cung ứng của các cơ sở đào tạo

Là một trong những nguồn cung cấp lao động rất quan trọng cho các tổ chức, khả năng này cao hay thấp trực tiếp ảnh hưởng đến mức độ dư thừa hay khan hiếm trong các thời kỳ khác nhau.

1.3.2. Các nhân t thuc v t chc

Môi trường bên trong tổ chức bao gồm các yếu tố thuộc về nguồn nhân lực bên trong tổ chức, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của một tổ chức.

a.Sứ mệnh của tổ chức

Sứ mệnh là một mệnh lệnh then chốt về cách thức mà một tổ chức nhìn nhận về các đòi hỏi của các bên hữu quan. Sứ mệnh cũng được coi là một cơ sở để đáp ứng cho viễn cảnh. Bản tuyên bố sứ mệnh tập trung vào sự thay đổi mong muốn của tổ chức. Sứ mệnh là tiêu điểm và là hiệu lệnh nhằm giải

phóng tiềm năng của tổ chức, song nó vẫn là những gì có khả năng đạt được trong một khoản thời gian.

b.Chiến lược của tổ chức

Một chiến lược học tập và phát triển phải được tổ chức dẫn đầu trong ý nghĩ rằng nó được thiết kế để hỗ trợ cho việc đạt được các mục tiêu của tổ chức bằng cách thúc đẩy lợi thế từ việc phát triển nguồn nhân lực. Nhưng nó cũng phải được người lãnh đạo, có nghĩa là có tính đến nhu cầu và nguyện vọng của nhân viên để phát triển và được phát triển. Việc đạt được mục tiêu thứ hai, tất nhiên, sẽ góp phần hỗ trợ cho việc đạt được mục tiêu thứ nhất.

Nhân lực được xem là một yếu tố tạo nên sự thành công của tổ chức. Một tổ chức muốn tồn tại và có một lợi thế cạnh tranh trên thị trường đòi hỏi phải có nguồn nhân lực tốt. Có thể nói chính con người tạo ra sự khác biệt giữa các tổ chức. Tuy vậy, nếu chỉ chú trọng tới sự phát triển nhân lực mà không gắn kết nó với những nguyên tắc và mục tiêu chung của tổ chức thì mọi sự cố gắng nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của người lao động sẽ trở nên lãng phí vô ích.

Sứ mệnh và chiến lược của tổ chức đặt ra các yêu cầu về nguồn nhân lực như các kỹ năng cần thiết, thái độ làm việc của nhân viên và các yếu tố thuộc về văn hoá của tổ chức, và yêu cầu nguồn nhân lực đáp ứng. Khi sự phát triển nguồn nhân lực tạo ra năng lực cốt lõi và điều này lại cung cấp các cơ sở đầu vào cho các nhà quản trị chiến lược hoạch định ra các chiến lược mới theo đuổi các mục tiêu có tính thách thức cao hơn.

Như vậy mỗi loại chiến lược thường đòi hỏi những nguồn lực tương thích với nó, vì nếu không có những kết hợp này tổ chức không thể đạt được mục tiêu của mình

c.Môi trường làm việc

thuận lợi trong việc thu hút nguồn nhân lực cho mình, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng cao.

Để tạo lập môi trường làm việc thực sự thân thiện, gắn bó và duy trì bền vững, việc xây dựng và phát triển văn hoá trong tổ chức là vấn đề hết sức cần thiết.

Văn hoá có vị trí và vai trong rất quan trọng trong sự phát triển của tổ chức. Bất kỳ một tổ chức nào nếu thiếu đi yếu tố văn hoá, ngôn ngữ, tư liệu, thông tin nói chung được gọi là tri thức thì cơ sở đó khó có thể đứng vững và tồn tại được. Dưới góc độ môi trường làm việc trong phát triển nguồn nhân lực, văn hoá được phân tích trên các tiêu chí cơ bản: Tác phong làm việc, phong cách lãnh đạo, quan hệ giữa các nhân viên và đặc điểm nhân viên.

d.Ngân sách cho việc phát triển nguồn nhân lực

Danh sách dành cho phát triển nhân lực là một trong những yếu tố cơ bản nhất cho sự tồn tại và phát triển của tổ chức. Nó là điều kiện tiên quyết để đảm bảo cho việc thực thi các hoạt động nguồn nhân lực. Chính vì vậy, phát triển nguồn nhân lực cần phải được xem xét một cách phù hợp với nguồn ngân sách của tổ chức.

1.3.3. Các nhân t thuc v người lao động

a.Quyết định gắn bó lâu dài với nghề nghiệp

Người lao động luôn quan tâm đến những cơ hội mới trong nghề nghiệp của họ. Mặc dù không phải là một việc làm thường xuyên, nhưng tại một số thời điểm nhất định trong cuộc đời, người lao động phải có những quyết định quan trọng đối với nghề nghiệp của mình. Quyết định lựa chọn và gắn bó lâu dài với nghề nghiệp của người lao động có ảnh hưởng rất lớn đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của tổ chức.

b.Kỳ vọng của người lao động về chế độ tiền lương và lợi ích

và được ưu tiên xem xét khi có một địa vị nào đó cần thay thế sẽ là động cơ thúc đẩy quá trình đào tạo màng lại hiệu quả. Động cơ mạnh mẽ để người lao động của tổ chức quyết định tham gia đào tạo còn tuỳ thuộc vào việc họ kỳ vọng như thế nào về tiền lương và các lợi ích mà họ sẽ nhận được sau khi đào tạo. Một người nào đó họ cảm thấy họ có lợi ích lớn từ việc đi học, lúc này họ sẽ cân nhắc giữa cái giá của việc đi học và lợi ích thu về. Việc cân nhắc này cũng sẽ tác động đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại các tổ chức.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần vận tải đa phương thức (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)