Thực trạng cơ cấu đội ngũ lao động

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần vận tải đa phương thức (Trang 55)

1.2.4 .Tạo động lực thúc đẩy

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠ

2.2.1. Thực trạng cơ cấu đội ngũ lao động

a.Cơ cấu lao động phân theo trình độ chuyên môn

Bng 2.3: Cơ cu lao động phân theo trình độ chuyên môn

STT Trình độ Số người Tỷ lệ % trên tổng số

1 Trên đại học 13 2.85%

2 Đại học 169 37.15%

3 Cao đẳng 25 5.50%

4 Trung cấp 43 9.40%

5 Công nhân kỹ thuật 205 45.1%

Tng cng 455

Ngun : Phòng T chc – Lao động công ty

Tại công ty số lao động có trình độ đại học và trên đại học tương đối cao (40%), đây là một lợi thế rất lớn đối với công ty, bởi vì với tỷ lệ đó đồng nghĩa với việc hầu như số cán bộ làm công tác quản lý và đội ngũ nhân viên của các phòng ban đều có trình độ đại học.

b.Cơ cấu lao động phân theo giới tính và độ tuổi

Bng 2.4: Cơ cu lao động theo gii tính và độ tui ca công ty

Độ tuổi Giới tính T T Tên đơn vị Tổng số 18 - 2 5 26 - 3 0 31 - 4 0 41 -5 0 51 - 6 0 N am Nữ I Ti công ty m70 5 16 26 13 10 54 16 1 Hội đồng quản trị 4 3 1 3 1 2 Ban Giám đốc 4 3 1 4 3 Phòng T.chức - Lao động 7 2 1 3 1 6 1 4 Phòng Kỹ thuật – Vật tư 16 1 7 7 1 15 1 5 Phòng Tài chính Kế toán 12 2 7 5 2 1 5 7 6 Phòng Kinh doanh 12 6 6 9 3 7 Văn phòng 15 5 4 6 12 3 II Ti công ty con trc thuc 385 69 105 166 30 15 362 23 1 Công ty VTĐPT 1 43 3 6 29 3 2 38 5 2 Công ty VTĐPT 7 64 9 19 25 8 3 54 10 3 Công ty VTĐPT 9 262 56 78 102 17 9 256 6

4 Chi nhánh tại Hà Nội 11 1 8 1 1 9 2

5 Chi nhánh tại Quảng Ngãi 5 2 2 1 5

Tng cng 455 74 121 192 43 25 416 39

Ngun: Phòng T chc – Lao động công ty.

Công ty có số lao động là nữ 39 người, chiếm 8.6%; số lao động nam 416 người, chiếm 91.4%. Số liệu cho thấy rõ hơn về công việc có tính đặc thù cao của ngành vận tải.

tuổi từ 26 – 30 chiếm 26.6%, độ tuổi từ 31 – 40 chiếm 42.2%, độ tuổi từ 41 – 50 chiếm 9.45% và độ tuổi từ 51 – 60 chiếm 5.55%. Như vậy, hiện nay công ty có số lao động có độ tuổi trong khoảng từ 26 – 40 chiếm tới 69%. Lực lượng lao động trong độ tuổi này đã có kinh nghiệm công tác nhất định và phần đa ở vào độ tuổi này họ thường mong muốn có công việc ổn định, phù hợp với ngành nghề chuyên môn mà họ được đào tạo.

Nhận xét:

- Nam chiếm tỷ lệ cao hơn tại công ty vì đặc trưng của công việc vận tải của công ty.

- Nhìn chung, đội ngũ CBCNV độ tuổi 30-40 tuổi chiếm số lượng lớn nhất, ở độ tuổi này CBCNV có ít nhất kinh nghiệm 5 năm trở lên, điều này cho ta thấy đa số CBCNV đã có kinh nghiệm lâu năm thì công việc sẽ thành thạo hơn. Tuy nhiên, số lượng CBCNV dưới 30 tuổi cũng khá nhiều, đây là khó khăn nhất định của công ty vì chưa có kinh nghiệm

2.2.2. Thc trng nâng cao năng lc ca đội ngũ lao động

a. Thực trạng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của CBCNV vừa là yếu tố phản ánh khả năng trí tuệ vừa là điều kiện cần thiết để thực hiện tốt công việc của mình. Trình độ chuyên môn cũng phản ánh trí tuệ và khả năng của Công ty, là điều kiện tiên quyết đảm bảo sự tồn tại và phát triển của công ty. Theo bảng 2.1 thì tỷ lệ CBCNV đạt trình độ đại học tương đối là cao, tuy nhiên tỷ lệ CBCNV đạt trình độ trên đại học thì thấp, công ty chủ yếu là Công nhân kỹ thuật. Cùng với sự phát triển của Công ty, đội ngũ cán bộ, công nhân viên của Công ty luôn được nâng cao về số lượng và chất lượng. Công ty đã thu hút và giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động. Về nội dung chất lượng đào tạo thực sự chưa cao, dẫn đến một số bộ phận nghiệp vụ còn yếu về kỹ năng, nghiệp vụ và việc đánh giá sau đào tạo chưa được chú trọng, trong đó bộ phận

kinh doanh và tài chính thực sự còn yếu trong việc đáp ứng công việc hiện nay.

b.Thực trạng nâng cao kỹ năng nghề nghiệp

Kỹ năng nghề nghiệp phản ánh sự hiểu biết về trình độ thông thạo tay nghề, những kinh nghiệm, mức độ tinh xảo trong việc thực hiện các công việc và được tăng dần lên theo thời gian. Công ty CP Vận tải Đa phương thức là đơn vị vận tải, hoạt động với nhiều ngành nghề khác nhau nên kỹ năng nghề nghiệp đối với nguồn nhân lực quản lý trong đơn vị có sự khác nhau rõ rệt.

Do chưa nhận thức đầy đủ về phát triển kỹ năng nghề nghiệp nên trong thời gian dài kỹ năng nghề nghiệp của nguồn nhân lực quản tại đơn vị chưa được đầu tư thích đáng, bố trí sử dụng cán bộ chưa hợp lý, kỹ năng nghề nghiệp của nguồn nhân lực quản lý chưa được quan tâm phát triển.

Hiện nay có rất nhiều biện pháp để đánh giá trình độ kỹ năng nghề nghiệp như đánh giá theo bậc lương,theo thâm niên công tác… Tại Công ty, do đặc điểm nguồn nhân lực quản lý nên tác giả chọn phương pháp đánh giá theo thâm niên công tác hay theo độ tuổi để đánh giá kỹ năng nghề nghiệp của nguồn nhân lực quản lý và được xem xét một số chức danh quản lý tại văn phòng Công ty và các đơn vị trực thuộc.

Trong thời gian qua Công ty cũng đã quan tâm đến việc tổ chức các lớp tập huấn thực tế, bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn thực hành cho người lao động. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện vẫn chưa thường xuyên, chất lượng, nội dung chưa cao, thiếu và yếu kỹ năng và nghiệp vụ. Mặt khác, bản thân một số lao động vẫn chưa thật sự tự giác học hỏi, tự tìm tòi để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của bản thân. Do vậy, để đạt được sự phát triển bền vững chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng công việc, Công ty phải quan tâm đến công tác đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng chuyên môn của người lao động bằng các khoá đào tạo ngắn hạn nhằm cho người lao động tiếp cận được những trang

thiết bị mới, những kỹ thuật mới cụ thể để thao tác vận hành thành thục đáp ứng tốt cho nhu cầu công việc.

Thực trạng việc nâng cao kỹ năng cho đội ngũ CBCNV trong công ty có sự khác nhau. Do nhận thức chưa đầy đủ về trình độ kỹ năng nghề nghiệp trong thời gian dài không được quan tâm chú ý, đầu tư thích đáng có bộ phận thừa, có bộ phận thiếu về số lượng và lại vừa yếu chất lượng chuyên môn, tay nghề không đáp ứng được nhu cầu công việc. Để đánh giá tình trạng kỹ năng nghề ta có thể xem xét bảng sau: Bng 2.5: Thc trng k năng đội ngũ CBCNV Thành tho Chưa thành tho Yếu Tiêu chí Slượng người được hi Slượng T lSlượng T lSlượng Tlệ Làm việc nhóm 100 51 51% 45 45% 4 4% Kỹ năng văn phòng 100 56 56% 42 42% 2 2% Kỹ năng lập kế hoạch 100 47 47% 50 50% 3 3% Kỹ năng đàm phán 100 41 41% 43 43% 16 16% Kỹ năng sử dụng tiếng Anh 100 30 30% 60 60% 10 10% Kỹ năng xử lý tình huống 100 38 38% 58 58% 4 4%

Ngun: X lý s liu do phòng Hành chính cp

Nhận xét: Qua điều tra khảo sát nhận thấy, kỹ năng làm việc nhóm, và kỹ năng văn phòng chiếm tỷ trọng trên 50% mức thành thạo, kết quả cho thấy CBCNV có đủ năng lực để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên kỹ năng đàm phán, sử dụng tiếng anh, xử lý tình huống còn hạn chế.

Đa số kỹ năng, tay nghề của nhân viên được bồi dưỡng tại công ty thông qua các lớp ngắn hạn, chương trình đào tạo chủ yếu là tập huấn và bồi dưỡng.

Phương pháp đào tạo đơn giản, chủ yếu là do các nhân viên lâu năm hướng dẫn đào tạo cho nhân viên mới vào nên có một lối mòn trong cách suy nghĩ, tư duy và xử lý trong công việc.

c. Thực trạng nâng cao nhận thức

Nhận thức của người lao động là một trong những nội dung, giải pháp phát triển nguồn nhân lực của Công ty.Tuy nhiên, nhận thức của người lao động trong Công ty về phát triển nguồn nhân lực, về hiểu biết xã hội còn những hạn chế cần quan tâm khắc phục trong thời gian tới. Đồng thời, đòi hỏi Công ty phải có những giải pháp cụ thể để nâng cao trình độ nhận thức của người lao động, nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển của Công ty.

Hành vi và thái độ thể hiện trình độ nhận thức của nguồn nhân lực quản lý, là nhân tố quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nguồn nhân lực quản lý. Hiện nay tại Công ty CP Vận tải Đa phương thức, trình độ nhận thức về phát triển nguồn nhân lực quản lý chưa được chú trọng, đơn vị chưa nâng cao giáo dục hành vi và thái độ cho cán bộ quản lý.

Nâng cao trình độ nhận thức cho người lao động là một trong các biện pháp tác động, ảnh hưởng lớn đến phát triển nguồn nhân lực. Tuy vậy, yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, trình độ nhận thức về phát triển nguồn nhân lực và hiểu biết về xã hội của người lao động còn rất hạn chế.

Trong những năm qua, Công ty đã chú ý đến việc đào tạo và nâng cao nhận thức, tay nghề cho đội ngũ CBCNV bằng nhiều biện pháp: Tổ chức thảo luận, hội thảo, thi tay nghề giỏi. Tuy nhiên, việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBCNV, kể cả chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề, tư tưởng chính trị của công ty chưa chưa được chú trọng.

Phần lớn CBCNV thiếu kinh nghiệm, tay nghề còn yếu, chưa phát huy được hết khả năng và đáp ứng tốt công việc.

Để có đội ngũ cán bộ quản lý đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ SXKD, đơn vị đã phối hợp với các trường đại học, các trung tâm đào tạo lớn để tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật. Tổ chức các lớp cao cấp lý luận chính trị, các lớp quản lý doanh nghiệp, các lớp chuyên môn nghiệp vụ.

Trên cơ sở nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hàng năm, Công ty tính toán nhu cầu nhân lực, cân đối lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, điều động, bổ sung cán bộ quản lý cho các công trình trọng điểm của Nhà nước, của công ty.

Nhìn chung trình độ nhận thức của nguồn nhân lực tại Công ty hiện nay chưa cao. Nguyên nhân là do phần lớn cán bộ quản lý tại Công ty vẫn quản lý điều hành theo lối cũ, năng lực sáng tạo yếu, phong cách làm việc chưa hiện đại, chưa mạnh dạn trong việc tiếp thu và khai thác những cái mới, ý thức kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp chưa cao.

Do vậy, để nâng cao trình độ nhận thức cho nguồn nhân lực thì ngoài việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật, đơn vị cần phải chú trọng đến việc nâng cao trình độ nhận thức về chính trị, phẩm chất đạo đức cho cán bộ quản lý để họ có đủ năng lực cần thiết thực hiện yêu cầu công việc và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị trong thời gian đến.

2.2.3. Thc trng về động cơ thúc đẩy người lao động - V vt cht - V vt cht

Trong thời gian từ năm 2010 do ảnh hưởng suy thoát kinh tế nên doanh thu, lao động giảm xuống, tinh giảm lao động để đảm bảo đời sống cho CBNV.

Qua tìm hiểu tại công ty, thu nhập bình quân/người/tháng năm 2013 tăng 1,2 triệu đồng so với năm 2012, là điều kiện cơ bản để người lao động có thu nhập ổn định ổn định công tác. Trong thời gian tới, công tác tiền lương

của Công ty cần phải được cải tiến hơn nữa, phải gắn kết với mức độ hoàn thành công việc của người lao động, để nâng cao thu nhập của người lao động.

Tiền thưởng và các khoản hỗ trợ khác ngoài lương được Công ty chi theo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hằng năm. Tuy nhiên, thực tế việc khen thưởng vẫn còn mang tính hình thức.

- V tinh thn

Mối quan tâm lớn nhất của người lao động trong Công ty là môi trường làm việc và nhận chia sẻ động viên tiếp theo là có thu nhập cao ổn định. Do vậy Công ty cần có biện pháp cụ thể để tạo động cơ cho người lao động về mặt tinh thần.

- V môi trường làm vic

Do ảnh hưởng suy thoát kinh tế, trong thời gian qua Công ty cũng gặp khó khăn trong việc triển khai thực hiện các dự án phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty luôn ổn định và giữ vững, điều kiện môi trường làm việc của Công ty cũng được cải thiện tốt hơn.

- V cơ hi thăng tiến

Công ty luôn tạo điều kiện để mọi nhân viên trong công ty đều có thể trở thành người quản lý. Việc này cũng là một nhân tố thúc đẩy sự làm việc của toàn bộ nhân viên vì mọi người ai cũng mong muốn tự khẳng định mình.

Bổ nhiệm là việc Tổng giám đốc ban hành quyết định cử cán bộ giữ một chức vụ lãnh đạo phòng ban, đơn vị có thời hạn trong công ty.

Kết quả khảo sát về động cơ thăng tiến của người lao động của công ty còn thấp.

Công tác luân chuyển cán bộ quản lý giữa các phòng ban, đơn vị trực thuộc trong Công ty chưa thực hiện tốt, do vậy còn tạo sức ì trong việc phấn đấu phát triển.

2.3. ĐÁNH GIÁ V CÔNG TÁC PHÁT TRIN NGUN NHÂN LC TI CÔNG TY C PHN VN TI ĐA PHƯƠNG THC TI CÔNG TY C PHN VN TI ĐA PHƯƠNG THC

2.3.1. Thành công

Định hướng chiến lược phát triển Công ty là đúng mục tiêu, chính sách trong công tác phát triển nguồn nhân lực.

- Phát huy nội lực sẵn có để thực hiện mục tiêu đặt ra.

- Đa dạng và áp dụng nhiều hình thức đào tạo giữa người lao động nâng cao kỹ năng , chuyên môn

2.3.2. Tn ti, hn chế

Chưa hoạch định và xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho Công ty trong thời gian trung và dài cũng như hoạch định phát triển cho cá nhân người lao động.

- Người làm công tác hoạch định và phát triển nguồn nhân lực vẫn còn thiếu kiến thức chuyên môn về quản trị nhân lực

- Một số bộ phận nguồn nhân lực vẫn chưa phù hợp với yêu cầu công việc được giao.

- Việc đánh giá sau đào tạo chưa thật sự hiệu quả.

2.3.3. Nguyên nhân

Công tác nhận thức về phát triển nguồn nhân lực còn hạn chế.

- Công tác tuyển dụng, đào tạo , phát triển nguồn nhân lực chưa thực sự đáp ứng được mục tiêu của Công ty.

- Chưa quan tâm chú trọng đến công tác hoạch định xây dựng cơ cấu nguồn nhân lực .

KT LUN CHƯƠNG 2

Trong điều kiện kinh tế hiện nay điều kiện kinh doanh khó khăn, suy thoái, lạm phát tăng cao, nhưng bằng việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn hiện có, doanh thu và lợi nhuận của Công ty có sự tăng trưởng đều qua các năm, thu nhập người lao động được cải thiện, tồn tại và phát triển.

Qua tìm hiểu, phân tích và đánh giá một cách tổng thể, việc phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần Vận tải đa phương thức có những thành công và hạn chế nhất định. Điều đáng lưu ý đó là :

- Công ty cần tạo lập môi trường học tập hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực.

- Cần hoạch định công tác phát triển cá nhân và phát triển nghề nghiệp,

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần vận tải đa phương thức (Trang 55)