Kết quả nghiên cứu khảo sát

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại công ty xăng dầu bắc tây nguyên (Trang 65 - 69)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.1. Kết quả nghiên cứu khảo sát

Trong nghiên cứu của tác giả, bản câu hỏi sử dụng thang Likert để giúp cho người tham gia đưa ra câu trả lời biểu thị một mức độ đồng ý hoặc không đồng ý với chuỗi các đề nghị được trình bày như trên Phụ lục 1. Bản câu hỏi đánh giá được thiết kết theo 5 hạng mục lựa chọn như sau:

1: Rất không đồng ý 2: Không đồng ý 3: Không ý kiến 4: Đồng ý

Mẫu điều tra được lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện, đây là một dạng kỹ thuật chọn mẫu phi xác suất. Theo cách chọn mẫu này, tác giả chọn ra các đơn vị lấy mẫu dựa vào “sự thuận tiện” hay “tính dễ tiếp cận”. Tác giả quyết định lựa chọn các phần tử của mẫu điều tra là những đối tượng làm việc trong văn phòng công ty, các cửa hàng trưởng, nhân viên bán hàng, đội xe chủ yếu trên địa bàn Kon Tum.

Các bản câu hỏi được phát ra và thu về trong tháng 7/2016. Tổng số lượng phát ra và thu về là 50 phiếu hợp lệ được mã hóa để tiến hành phân tích.

Các câu trả lời được phân tích đơn biến đo lường khuynh hướng hội tụ giá trị trung bình và tiến hành so sánh đánh giá ở mỗi nhóm câu hỏi như sau:

a. Đánh giá về phát triển chuyên môn nghiệp vụ

Bảng 2.11.Mô tả đánh giá về phát triển chuyên môn nghiệp vụ

Nhận định TB đánh giá

Tiêu chuẩn tuyển dụng được công ty thông báo rộng rãi 4,7

Anh (Chị) được bố trí công việc phù hợp với chuyên môn

đào tạo 3,84

Anh (Chị) cần phải làm thêm giờ để hoàn thành công việc 3,66

Công ty thường tổ chức các khóa huấn luyện nâng cao

trình độ chuyên môn, nghiệp vụ công nhân viên 3,88

Công ty ngày càng có yêu cầu khắt khe hơn về trình độ

chuyên môn 4,1

Các chương trình huấn luyện chỉ đáp ứng cho nhu cầu

công việc trước mắt 3,38

Kết quả khảo sát cho thấy đánh giá trung bình của người tham gia câu trả lời đối với tiêu chuẩn tuyển dụng của Công ty đạt 4,7 tức là mức độ đồng ý cao, chứng tỏ mức độ tin cậy nguồn đầu vào của trình độ chuyên môn nghiệp

vụ. Các chỉ số của nhận định khác ở ngưỡng 3,38 - 4,1 cũng là mức độ đồng ý tương đối cao, trong đó 42% người tham gia cho rằng việc sử dụng nguồn nhân lực của Công ty có tính hợp lý.

b. Đánh giá về thái độ

Bảng 2.12. Mô tả đánh giá về thái độ đối trong công việc

Nhận định TB đánh giá

Anh (Chị) luôn chấp hành đúng kỷ luật , quy định tại nơi làm việc.

3,4

Anh (Chị) có tinh thần trách nhiệm cao 4,7

Anh (Chị) có tác phong làm việc nhanh nhẹn, khẩn

trương 4,7

Anh (Chị) đấu tranh chống tiêu cực và các biểu hiện tiêu

cực 4,74

Bảng 2.12 cho thấy người lao động tại công ty tự nhận thấy bản thân thái độ tích cực trong công việc, có tinh thần trách nhiệm cao, tác phong làm việc nhanh nhẹn và có tinh thần chống tiêu cực. Tuy nhiên ở phần chấp hành quy định có tới 32% câu trả lời không đưa ra ý kiến, do đó Công ty cần phải xem xét lại.

c. Đánh giá về kỹ năng hành nghề

Bảng 2.13. Mô tả đánh giá về kỹ năng hành nghề

Nhận định TB đánh giá

Anh (Chị) hiểu rõ kỹ năng cần thiết để hoàn thành tốt

công việc của mình 4,68

Anh (Chị) có kỹ năng cần thiết để thực hiện tốt công việc 3,76 Anh (Chị) được Công ty tạo điều kiện để nâng cao kỹ

năng 3,74

Anh (Chị) phải thường xuyên làm việc theo tổ, nhóm 3,4 Kỹ năng của Anh (Chị) được nâng lên nhờ học hỏi từ các

đồng nghiệp 3,62

Công việc yêu cầu Anh (Chị) phải nâng cao khả năng

phối hợp với các đồng nghiệp trong tổ, nhóm 3,6

Theo mô tả về đánh giá kỹ năng hành nghề thì 4,68 là chỉ số cao chứng tỏ người lao động hoàn toàn hiểu rõ kỹ năng cần thiết để hoàn thành tốt công việc, trong đó có 68% câu trả lời rằng họ hoàn toàn đồng ý. Tuy nhiên có tới 36% câu trả lời không đưa ra ý kiến về nhận định họ có các kỹ năng cần thiết đó hay không. Tổng quan có thể thấy rằng các chỉ số còn lại nằm ở ngưỡng 3,4-3,76 là ngưỡng chưa hoàn toàn đồng ý, do đó công tác phát triển kỹ năng nguồn nhân lực còn phải xem xét lại để đưa ra ý kiến có giá trị hơn.

d. Đánh giá về môi trường làm việc

Bảng 2.14. Mô tả đánh giá về môi trƣờng làm việc

Nhận định TB đánh giá

Không khí làm việc thoải mái 3,54

Lãnh đạo có tác phong hòa nhã, lịch sự 3,68

Công nhân viên được tôn trọng và tin cậy 3,58

Đồng nghiệp của Anh (Chị) thoải mái, dễ chịu 3,58

Trang thiết bị nơi làm việc đầy đủ, an toàn, sạch sẽ 3,54

Theo bảng 2.14. có thể nhận thấy các chỉ số đều xấp xỉ ở mức độ trung bình là 3,5. Điều đó chứng tỏ các câu trả lời được đánh giá ở mức tương đối cao đối với điều kiện làm việc, số ý kiến được dàn đều từ rất không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý có thể cho thấy điều kiện làm việc có thể phụ thuộc vào từng ý kiến cá nhân hoặc sự đa dạng chỗ làm việc của Công ty.

e. Đánh giá về động lực làm việc

Bảng 2.15. Mô tả đánh giá về động lực thúc đẩy

Nhận định TB đánh giá

Tiền lương tương xứng với kết quả làm việc 3,52

Tiền thưởng của Công ty là hợp lý 3,34

Anh (Chị) hài lòng với các chế độ phúc lợi và các khoản

trợ cấp của Công ty 2,02

Anh (Chị) hài lòng với hoạt động phong trào văn thể mỹ

của Công ty 2,26

So sánh với các mục đánh giá khác rõ ràng các chỉ số động lực thúc đẩy làm việc của công ty nằm ở mức thấp từ 2,02 - 3,52, đặc biệt là sự đánh giá về chế độ phúc lợi, các khoản trợ cấp cũng như phong trào văn thể mỹ tại công ty chưa đáp ứng được mức độ hài lòng của người lao động. Do đó Công ty cũng cần phải xem xét lại cơ chế thúc đẩy động lực cán bộ công nhân viên để tạo tiền đề cho sự phát triển nguồn nhân lực nói chung.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại công ty xăng dầu bắc tây nguyên (Trang 65 - 69)