Định vị thƣơng hiệu địa phƣơng đối với nhà đầu tƣ dựa trên chỉ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển thương hiệu thành phố đà nẵng đối với nhà đầu tư tiếp cận dựa trên chie số năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh(PCI) (Trang 37)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.1. Định vị thƣơng hiệu địa phƣơng đối với nhà đầu tƣ dựa trên chỉ

VỚI NHÀ ĐẦU TƢ DỰA TRÊN CHỈ SỐ PCI

1.3.1. Định vị thƣơng hiệu địa phƣơng đối với nhà đầu tƣ dựa trên chỉ số PCI chỉ số PCI

Mỗi địa phƣơng đều phải cạnh tranh với các địa phƣơng khác, bởi chúng ta đều phải cạnh tranh thu hút khách hàng, khách du lịch, các doanh nghiệp, vốn đầu tƣ, thậm chí cả sự tôn trọng và quan tâm của mọi ngƣời. Các thành phố ngày nay phải nỗ lực tạo dựng và quảng bá đƣợc những đặc tính khác biệt của địa phƣơng mình chính là yếu tố quyết định sự thành công hay bị tụt hậu trong cuộc đua tới sự thịnh vƣợng. Bởi vậy, các địa phƣơng cũng nhƣ các doanh nghiệp: địa phƣơng nào có một thƣơng hiệu mạnh mẽ thì địa phƣơng đó sẽ dễ dàng bán đƣợc sản phẩm, dịch vụ của mình và thu hút con ngƣời và đầu tƣ.

Định vị thƣơng hiệu đối với nhà đầu tƣ là nỗ lực đem lại cho địa phƣơng một hình ảnh riêng về môi trƣờng thu hút đầu tƣ của địa phƣơng, đồng thời định vị các thuộc tính nổi bật dễ đi vào nhận thức của nhà đầu tƣ về môi trƣờng thu hút đầu tƣ của địa phƣơng. Vì vậy, định vị thƣơng hiệu địa phƣơng đối với nhà đầu tƣ dựa trên chỉ số PCI cần nhận biết những thuộc tính “khác

biệt‟‟ (chỉ số thành phần PCI) của từng địa phƣơng dựa trên việc xây dựng bản đồ nhận thức để từ đó xây dựng hình ảnh của thƣơng hiệu.

Giả sử tỉnh A có lợi thế về thuộc tính nào đó song các thuộc tính này chƣa đủ để hấp dẫn các nhà đầu tƣ và tạo sự khác biệt trong thu hút đầu tƣ với các tỉnh, do đó muốn định vị sang một lợi thế khác thì tỉnh này phải có chính sách. Vì vậy, định vị thƣơng hiệu địa phƣơng đối với nhà đầu tƣ dựa trên chỉ số PCI nhằm nhận biết các thuộc tính nổi bật của địa phƣơng về các thuộc tính chỉ số thành phần PCI để chính quyền địa phƣơng có chiến lƣợc maketing đặc trƣng nổi bật về chỉ số thành phần PCI của địa phƣơng đến với nhà đầu tƣ.

1.3.3. Xây dựng chiến lƣợc truyền thông thƣơng hiệu địa phƣơng (maketing địa phƣơng) đối với nhà đầu tƣ dựa trên chỉ số PCI

Marketing địa phƣơng đối với nhà đầu tƣ dựa trên chỉ số PCI là hệ thống các chƣơng trình hành động nhằm quảng bá, tiếp thị môi trƣờng thu hút đầu tƣ thông qua chỉ số PCI của địa phƣơng, tiếp thị hình ảnh một số thuộc tính nổi bật của PCI địa phƣơng làm yếu tố hấp dẫn thu hút nhà đầu tƣ.

Một chiến lƣợc maketing thƣơng hiệu địa phƣơng đối với nhà đầu tƣ dựa trên PCI là tìm cách phát huy những đặc thù riêng của địa phƣơng về các tiêu chí thành phần PCI của địa phƣơng mình mà nhà đầu tƣ quan tâm nhằm hấp dẫn nhà đầu tƣ. Cạnh tranh giữa các địa phƣơng đối với nhà đầu tƣ không chỉ là các yếu tố vị trí địa lý, điều kiện cơ sở hạ tầng mà còn cạnh tranh bằng cơ chế - chính sách, sự tận tụy - chuyên nghiệp của bộ máy nhà nƣớc, thái độ ứng xử văn minh lịch sự của ngƣời dân, uy tín của doanh nhân và thƣơng hiệu của doanh nghiệp.

Mối quan hệ giữa địa phƣơng và các nhà đầu tƣ trong maketing địa phƣơng đối với nhà đầu tƣ dựa trên chỉ số PCI là địa phƣơng cung cấp sản phẩm là các tiêu chí trong chỉ số thành phần PCI để cải thiện môi trƣờng đầu

tƣ, nhà đầu tƣ đem đến vốn, tạo ra sản phẩm, công ăn việc làm nói chung giúp phát triển kinh tế của địa phƣơng.

1.3.3. Quản lý, bảo vệ thƣơng hiệu địa phƣơng đối với nhà đầu tƣ dựa trên chỉ số PCI

Quản lý thƣơng hiệu luôn đi cùng với bảo vệ thƣơng hiệu , bảo vệ là để quản lý, quản lý sẽ tăng cƣờng năng lực bảo vệ. Quản lý và bảo vệ thƣơng hiệu địa phƣơng đối với nhà đầu tƣ dựa trên chỉ số PCI là quá trình tạo dựng hình ảnh về năng lực cạnh tranh của địa phƣơng trong thu hút đầu tƣ và duy trì hình ảnh của địa phƣơng trong tâm trí, trong nhận thức của nhà đầu tƣ về môi trƣờng thu hút đầu tƣ Đà Nẵng thông qua chỉ số PCI. Đây là quá trình lâu dài với sự quyết tâm và khả năng vận dụng hợp lý tối đa các nguồn lực và biện phát để làm sao sản phẩm PCI của địa phƣơng có một vị trí trong tâm trí nhà đầu tƣ.

Có thể hình dung quá trình quản lý thƣơng hiệu địa phƣơng dựa trên PCI là một chuỗi các tác nghiệp liên hoàn và tác động qua lại lẫn nhau dựa trên nền tảng chiến lƣợc Marketing địa phƣơng đối với nhà đầu tƣ và bảo vệ thƣơng hiệu địa phƣơng đối với nhà đầu tƣ về hình ảnh nổi bật của chỉ số PCI địa phƣơng bằng các chiến lƣợc thu hút nhà đầu tƣ, cải thiện cải thiện PCI nói chung và các thuộc tính thành phần PCI nói riêng.

1.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG PHÁT TRIỂN THƢƠNG HIỆU ĐỊA PHƢƠNG ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƢ DỰA TRÊN CHỈ SỐ PCI PHƢƠNG ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƢ DỰA TRÊN CHỈ SỐ PCI

1.4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của mỗi địa phƣơng

Các tỉnh khác nhau có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng và văn hoá, tập quán khác nhau. Có những tỉnh ƣu đãi lớn về điều kiện tự nhiên có thể phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn nhƣ du lịch – dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp, ngƣ nghiệp… ngƣợc lại, có những tỉnh không đƣợc thiên nhiên ƣu đãi, hàng năm phải đối mặt với thiên tai hạn hán,… Về văn

hoá, có những tỉnh có trình độ dân trí cao, ngƣợc lại có tỉnh chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp, đời sống hết sức khó khăn,… Những vấn đề này có ảnh hƣởng không nhỏ đến thu hút đầu tƣ, sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế chung của tỉnh. Tuy nhiên, nếu biết phát huy lợi thế, tận dụng những thế mạnh sẵn có (điều mà địa phƣơng nào cũng có), tăng cƣờng liên kết, hợp tác với những địa phƣơng khác thì vẫn có thể tạo ra sức hấp dẫn thu hút đầu tƣ thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, chẳng hạn ở phạm vi quốc gia, Nhật Bản là một minh chứng điển hình trở thành một cƣờng quốc kinh tế mà không có sự ƣu đãi thiên nhiên.

1.4.2. Chính sách thu hút đầu tƣ của địa phƣơng

Yếu tố chính sách thu hút là một trong những nhân tố tác động mạnh mẽ đến năng lực cạnh tranh nhằm tạo sức hấp dẫn trong thu hút đầu tƣ của địa phƣơng, từ đó ảnh hƣởng đến thƣơng hiệu của địa phƣơng đối với nhà đầu tƣ. Thu hút đầu tƣ là mục tiêu và cũng là giải pháp huy động vốn để phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia nói chung và địa phƣơng nói riêng. Ở cấp tỉnh trên giác độ quản lý nhà nƣớc điều hành phát triển toàn diện nền kinh tế xã hội cần tạo lập điều kiện, môi trƣờng kinh doanh để hấp dẫn thu hút đầu tƣ nhằm hƣớng tới mục tiêu là phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao mức sống ngƣời dân của tỉnh đó. Các yếu tố chính sách tác động tích cực đến môi trƣờng đầu tƣ ngày càng đƣợc quan tâm và chứng tỏ tầm quan trọng của nó ảnh hƣởng mạnh mẽ tới cơ hội và động lực của các nhà đầu tƣ.

Môi trƣờng đầu tƣ bao gồm cơ sở hạ tầng cứng và hạ tầng mềm; trong đó những yếu tố hạ tầng cứng mang ít nhiều tính khách quan và cần phải có thời gian cũng nhƣ nguồn lực tài chính để thực hiện, thậm chí có yếu tố lợi thế so sánh riêng có nhƣ cảng biển, tài nguyên,… mà thậm chí những nơi khác không có. Do đó, các yếu tố cơ sở hạ tầng mềm đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tƣ, đó là thể chế, chính sách nhằm hạn

chế xóa bỏ các rào cản, tạo lập những cơ chế thuận lợi cho sản xuất kinh doanh và có tác động rất lớn tới sức cạnh tranh, quyết định đầu tƣ, tổ chức sản xuất kinh doanh và sự phát triển của nền kinh tế.

Các địa phƣơng đã và đang áp dụng hàng loạt chính sách ƣu đãi nhằm hỗ trợ, khuyến khích và định hƣớng đầu tƣ, tuy nhiên mức độ thành công còn hạn chế. Hầu hết các tỉnh đều ban hành những điều kiện ƣu đãi gần giống nhau nên không tạo ra sự khác biệt cần thiết để hấp dẫn các doanh nghiệp. Để cạnh tranh với các tỉnh khác, địa phƣơng rất cần đến những chính sách thu hút đầu tƣ để tạo sự khác biệt trong thu hút đầu tƣ, định vị thƣơng hiệu địa phƣơng đối với nhà đầu tƣ.

1.4.3. Chất lƣợng điều hành kinh tế của chính quyền địa phƣơng (kết quả PCI) (kết quả PCI)

Chất lƣợng điều hành của chính quyền địa phƣơng là một trong số các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của một địa phƣơng mà từ đó ảnh hƣởng đến thƣơng hiệu của địa phƣơng đối với nhà đầu tƣ. Năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý và chất lƣợng đội ngũ công chức cấp tỉnh có ảnh hƣởng toàn diện và sâu sắc nhất tới chỉ số PCI cấp tỉnh mà chỉ số PCI là thƣớc đo đánh giá sự hấp dẫn về thu hút đầu tƣ của mỗi địa phƣơng. Một số nghiên cứu cho rằng các rào cản gia nhập và sự kiểm soát của chính quyền địa phƣơng càng thấp thì tiến trình tiếp cận các kỹ thuật có khả năng ứng dụng tốt nhất trong các ngành công nghiệp sản xuất diễn ra càng nhanh. Ngoài ra, trên thực tế, với chức năng cung cấp hàng hóa công, chính quyền địa phƣơng giữ vai trò hàng đầu đối với chất lƣợng điều hành kinh tế thông qua xếp hạng chỉ số PCI cấp tỉnh. Chính quyền địa phƣơng còn có thể tạo các yếu tố thu hút nhà đầu tƣ đến với địa phƣơng để mang lại hiệu quả chung cho nền kinh tế.

1.4.4. Công tác marketing địa phƣơng đối với lĩnh vực thu hút đầu tƣ

Việc tạo dựng hình ảnh của địa phƣơng đến với các nhà đầu tƣ là một yếu tố rất quan trọng trong phát triển thƣơng hiệu địa phƣơng. Khi quyết định đầu tƣ, nhà đầu phải biết đƣợc quốc gia, địa phƣơng mình dự định đầu tƣ nhƣ thế nào về kinh tế - xã hội và chính trị.

Marketing địa phƣơng là tìm cách quảng bá, tạo dựng hình ảnh địa phƣơng thông qua những đặc thù riêng của địa phƣơng mình nhằm hấp dẫn những thị trƣờng và khách hàng muốn nhắm tới, trƣờng hợp khách hàng là nhà đầu tƣ thì nhà marketing địa phƣơng chú trọng quảng bá địa phƣơng dựa trên tiêu chí coi nhà đầu tƣ và khách hàng là trọng tâm. Cạnh tranh giữa các địa phƣơng với nhau không chỉ là yếu tố sẵn có nhƣ vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động mà còn cạnh tranh bằng cơ chế - chính sách, sự tận tụy - chuyên nghiệp của bộ máy nhà nƣớc, thái độ ứng xử văn minh lịch sự của ngƣời dân, uy tín của lãnh đạo chính quyền địa phƣơng và thƣơng hiệu của địa phƣơng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong Chƣơng I, luận văn đã trình bày một số khái niệm, nội dung về thƣơng hiệu, thƣơng hiệu địa phƣơng. Khái quát những nội dung cơ bản của phát triển thƣơng hiệu địa phƣơng đối với nhà đầu tƣ dựa trên chỉ số PCI và những nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển thƣơng hiệu địa phƣơng đối với nhà đầu tƣ.

Nội dung phát triển thƣơng hiệu địa phƣơng đối với nhà đầu tƣ: (1) Định vị thƣơng hiệu địa phƣơng đối với nhà đầu tƣ dựa trên chỉ số PCI, (2) Maketting thƣơng hiệu địa phƣơng đến các nhà đầu tƣ thông qua chỉ số PCI, (3) Quản lý, bảo vệ thƣơng hiệu địa phƣơng đối với nhà đầu tƣ dựa trên chỉ số PCI.

Với những lý luận đƣợc trình bày ở Chƣơng I sẽ làm cơ sở rất quan trọng trong việc nghiên cứu những nội dung ở những chƣơng tiếp theo.

Tóm lại, phát triển thƣơng hiệu địa phƣơng đối với nhà đầu tƣ dựa trên chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI đó là việc phát huy lợi thế, tận dụng những thế mạnh trong chỉ số PCI cấp tỉnh tạo ra sức hấp dẫn thu hút đầu tƣ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƢƠNG HIỆU THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƢ DỰA TRÊN CHỈ SỐ PCI

2.1. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN THƢƠNG HIỆU THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƢ NẴNG ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƢ

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Thành phố Đà Nẵng nằm ở vị trí trung độ của cả nƣớc, thuộc duyên hải miền Trung, trên trục giao thông huyết mạch Bắc Nam cả về đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng biển và đƣờng hàng không, cách Thủ đô Hà Nội 764 km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam, phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Nam và Tây giáp Quảng Nam, phía Đông giáp biển Đông. Về hành chính, Thành phố Đà Nẵng hiện có 06 quận gồm Hải Châu, Thanh Khê, Cẩm Lệ, Liên Chiểu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn và 02 huyện gồm huyện Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa.

Trong phạm vi khu vực và quốc tế, Đà Nẵng là đầu mối giao thông nối với vùng Châu Á - Thái Bình Dƣơng và Thế giới, là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nƣớc Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma đến các nƣớc vùng Đông Bắc Á thông qua Hành lang kinh tế Đông Tây với điểm kết thúc là Cảng biển Tiên Sa. Các trung tâm kinh doanh - thƣơng mại quan trọng của các nƣớc trong vùng Đông Nam Á và Thái Bình Dƣơng đều nằm trong phạm vi bán kính 2.000 km từ thành phố Đà Nẵng.

Với vị trí địa lý thuận lợi, Đà Nẵng đƣợc xác định là thành phố đóng vai trò hạt nhân tăng trƣởng của Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, tạo động lực thúc đẩy phát triển cho cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

b. Khí hậu, địa hình

Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình. Nhiệt độ trung bình hằng năm khoảng 25,90C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, trung bình 28-300C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình 18-230C. Có tới 7 tháng trong năm có nhiệt độ cao nhất từ 300C trở lên. Độ ẩm không khí trung bình là 81,3%. Lƣợng mƣa bình quân năm giai đoạn 2009-2013 là 550,6 mm. Mỗi năm có hai mùa rõ rệt: Mùa khô bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 7, mùa mƣa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12. Đà Nẵng là thành phố ven biển do đó cũng chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu nhƣ: bão, lũ, nƣớc biển dâng…

Địa hình thành phố Đà Nẵng gần nhƣ đƣợc phân thành hai vùng rõ rệt: Vùng núi, chân núi và đồi chuyển tiếp có độ cao khoảng 700-1.500m, chiếm 84% diện tích Thành phố, nằm ở phía Tây và Tây Bắc, là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trƣờng sinh thái của thành phố. Vùng đồng bằng ven biển ở Phía Đông là vùng đất thấp chịu ảnh hƣởng của biển bị nhiễm mặn, tuy chiếm 16% diện tích của thành phố song đây là vùng quan trọng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, khu thƣơng mại, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố.

Khí hậu tƣơng đối khắc nghiệt và địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhìn chung đƣợc đánh giá là kém thuận lợi cho thu hút đầu tƣ của Đà Nẵng.

c. Tài nguyên thiên niên * Tài nguyên đất

Diện tích đất tự nhiên của thành phố là 128.543 ha (trong đó diện tích phần đất liền là 98.043 ha, phần diện tích quần đảo Hoàng Sa là 30.500 ha), bao gồm đủ các nhóm đất nhƣ: đất cồn cát và đất biển (chiếm 10% diện tích), đất phù sa (chiếm 9,78%); đất phèn mặn (chiếm khoảng 2%); đất dốc tụ (chiếm khoảng 1,8%); đất đỏ vàng (chiếm 56,1%). Trong đó quan trọng là

nhóm đất phù sa ở vùng đồng bằng ven biển thích hợp với thâm canh lúa,

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển thương hiệu thành phố đà nẵng đối với nhà đầu tư tiếp cận dựa trên chie số năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh(PCI) (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)