Điều kiện cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển thương hiệu thành phố đà nẵng đối với nhà đầu tư tiếp cận dựa trên chie số năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh(PCI) (Trang 48 - 53)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.2. Điều kiện cơ sở hạ tầng

a. Hệ thống giao thông

Hệ thống giao thông tại Đà Nẵng đƣợc quy hoạch phát triển hoàn chỉnh, phù hợp với sự phát triển của thành phố và sự giao thƣơng đi lại với khu vực cũng nhƣ sự thuận lợi đi lại liên kết phát triển đối với các nƣớc nằm trên hành lang kinh tế Đông Tây. Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện có đủ 4 loại đƣờng giao thông thông dụng là: đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng biển và đƣờng hàng không, trong đó:

- Hệ thống giao thông đƣờng bộ tƣơng đối phát triển với mật độ đƣờng đạt 4,72 km/km2

, trung bình mỗi năm hoàn thành xây dựng đƣa vào khai thác, sử dụng 39,2 km. Dự kiến đến năm 2020, đƣờng cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi có chiều dài 130 km, rộng 26 m và các đƣờng vành đai, đƣờng trục thành phố sẽ hoàn thiện đƣa vào sử dụng, tạo nên một hệ thống hạ tầng giao thông hoàn thiện và phát triển đồng bộ, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

- Tuyến đƣờng sắt Bắc Nam chạy ngang qua thành phố Đà Nẵng có chiều dài khoảng 36 km, năng lực cho phép thông qua 22 đôi tàu/ngày đêm (14 đôi tàu khách, 8 đôi tàu hàng), với các ga Đà Nẵng, Thanh Khê, Kim Liên, Hải Vân Nam. Trong đó, ga Đà Nẵng là một trong những ga lớn của Việt Nam, thuộc loại lớn và tốt nhất miền Trung. Hàng tuần có khoảng 30 tuyến vé tàu Hà Nội đi Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh đến Đà Nẵng. Theo quy hoạch chung thành phố đến năm 2030, ga Đà Nẵng sẽ đƣợc di dời và xây mới để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội thành phố.

- Nhà ga sân bay quốc tế Đà Nẵng là cảng hàng không lớn nhất của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là cảng hàng không lớn thứ ba của cả nƣớc

với tổng diện tích khu vực là 850 ha, trong đó diện tích dân dụng là 37 ha, công suất phục vụ khoảng 4,5 đến 5 triệu lƣợt khách/năm và tiếp nhận từ 400.000 đến 1 triệu tấn hàng hóa/năm. Theo điều chỉnh Quy hoạch chi tiết Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030 phê duyệt tại Quyết định số 3066/QĐ-BGTVT ngày 26/8/2015 của Bộ trƣởng Bộ Giao thông vận tải, nhà ga sân bay quốc tế sẽ mở rộng công suất phục vụ 11-13 triệu hành khách/năm. Hiện nay, sân bay quốc tế Đà Nẵng hàng tuần đều có các chuyến bay thẳng từ Đà Nẵng đi Singapore, Bangkok (Thái Lan), Hồng Kông (Trung Quốc), Narita (Nhật Bản), Seoul (Hàn Quốc), Kuala Lumpur (Malaysia)…

- Hệ thống giao thông đƣờng thủy của thành phố cũng khá thuận lợi. Từ đây, có các tuyến đƣờng biển đi đến hầu hết các cảng lớn của Việt Nam và trên thế giới. Cảng Đà Nẵng hiện là thƣơng cảng lớn thứ 3 của Việt Nam. Theo Điều chỉnh Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 phê duyệt tại Quyết định số 1037/QĐ-TTg ngày 24/06/2014 của Thủ tƣớng Chính phủ, Cảng biển Đà Nẵng là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (Loại I); về lâu dài có khả năng phát triển để đảm nhận vai trò cửa ngõ quốc tế ở khu vực miền Trung (loại IA). Trong đó, Khu bến Tiên Sa sẽ tiếp nhận tàu trọng tải từ 30.000 đến 50.000 tấn, tàu container có sức chở đến 4.000 TEU, tàu khách du lịch quốc tế 100.000 GT và lớn hơn; Khu bến Thọ Quang-Sơn Trà là khu bến cảng tổng hợp cho tàu trọng tải từ 10.000 đến 20.000 tấn và có bến chuyên dùng cho tàu trọng tải từ 1.000 đến 5.000 tấn; Khu bến Liên Chiểu trƣớc mắt có chức năng chính là chuyên dùng hàng rời, hàng lỏng phục vụ trực tiếp các cơ sở công nghiệp dịch vụ tại đây, sau năm 2020 sẽ từng bƣớc phát triển để đảm nhận vai trò khu bến chính của cảng cửa ngõ quốc tế tại khu vực miền Trung, tiếp nhận tàu trọng tải 100.000 tấn, tàu container có sức chở từ 6.000 đến 8.000 TEU; ngoài ra, sẽ

xây dựng khu logistics tại suối Cầu Trắng kết hợp bãi logistics hiện có để đảm nhận vai trò trung tâm tiếp nhận phân phối hàng hóa chung cho bến Tiên Sa và Thọ Quang (Sơn Trà).

b. Hệ thống cấp điện, cấp nước

Nguồn điện cung cấp thƣờng xuyên cho mọi hoạt động của thành phố Đà Nẵng chủ yếu từ lƣới điện quốc gia, thông qua Trạm biến áp 500kV Đà Nẵng với tổng công suất 900MVA và đƣờng dây siêu cao áp 500KV Bắc Nam. Công suất và hệ thống truyền dẫn điện hiện nay đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.

Hệ thống điện tại các KCN đƣợc đầu tƣ đồng bộ và sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu của doanh nghiệp. 100% xã, phƣờng trên địa bàn đều đƣợc cung cấp điện trực tiếp từ Công ty TNHH một thành viên Điện lực Đà Nẵng.

Về cấp nƣớc, hiện nay Công ty Cấp nƣớc Đà Nẵng quản lý 4 nhà máy nƣớc với tổng công suất thiết kế là 205.000 m3

/ngày-đêm. Theo quy hoạch đến năm 2020, công suất cấp nƣớc tại Đà Nẵng sẽ đạt 396.300 m3

/ngày-đêm. Mạng lƣới cung cấp điện, nƣớc của thành phố không ngừng đƣợc đầu tƣ nâng cấp để đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố.

c. Hệ thống thông tin liên lạc

Đà Nẵng là đầu mối viễn thông quan trọng của quốc gia và quốc tế với hạ tầng công nghệ thông tin - truyền thông có quy mô lớn và hiện đại, với các tuyến truyền dẫn quốc gia và quốc tế bảo đảm độ ổn định cao nhờ kết hợp nhiều phƣơng thức: cáp quang biển, cáp quang trên bộ, cáp quang trên đƣờng điện lực, vi ba và vệ tinh.

Đà Nẵng là một trong 03 điểm kết cuối quan trọng nhất của mạng trung kế đƣờng trục quốc gia (backbone) với tốc độ đƣờng truyền 310 Gbps và là điểm kết nối trực tiếp quốc tế với tốc độ đƣờng truyền 18,122 Gbps. Đà Nẵng hiện có: Trạm cáp quang biển quốc tế SEMEWE 3 có tổng dung lƣợng 10

Gbps kết nối Việt Nam với gần 40 nƣớc ở Châu Á và Châu Âu; Hạ tầng viễn thông khá hiện đại với 60 đài vệ tinh phục vụ yêu cầu phát triển nhiều loại hình dịch vụ tiên tiến; Mạng kết nối không dây công cộng với 430 điểm phát sóng các khu vực trung tâm thành phố, các điểm du lịch, khu vực công cộng, Trung tâm hành chính thành phố và UBND các quận, huyện, xã, phƣờng; Các dịch vụ bƣu chính đƣợc cung cấp bởi các công ty vận tải giao nhận trong nƣớc và nƣớc ngoài nhƣ VN Express, DHL, TNT… đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. Trong 7 năm liên tục (2009-2015), Đà Nẵng là địa phƣơng dẫn đầu cả nƣớc về mô hình chính quyền điện tử và Chỉ số sẵn sàng ứng dụng và phát triển CNTT (ICT index).

d. Dịch vụ vận tải, kho bãi

Ngành vận tải, kho bãi tại thành phố Đà Nẵng đang ngày càng phát triển, hiện đại hóa, với tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân hằng năm khoảng 16%, cao hơn tăng trƣởng GDP bình quân chung của thành phố. Tỷ trọng của ngành này trong cơ cấu GDP toàn thành phố hiện nay chiếm trên 6,5%, trong đó, dịch vụ vận tải đƣờng bộ luôn giữ vai trò chủ lực với doanh thu chiếm bình quân 70% tổng doanh thu của ngành.

Số lƣợng doanh nghiệp hoạt động trong ngành dịch vụ vận tải, kho bãi tại Đà Nẵng không ngừng tăng lên, tính đến cuối năm 2013 là 762 doanh nghiệp, trong đó đa số là doanh nghiệp thuộc khu vực tƣ nhân, với doanh thu chiếm khoảng 80% tổng doanh thu toàn ngành. Hiện tại trên địa bàn Đà Nẵng có 11 kho bãi tại các cảng biển, cảng hàng không, đƣờng sắt, và tại các khu công nghiệp với tổng diện tích kho chứa hàng khoảng 57.284 m2.

Bên cạnh đó, Đà Nẵng cũng đang xây dựng Đề án Quy hoạch Trung tâm Logistics với diện tích 140 ha và tổng mức đầu tƣ dự kiến là 370 triệu USD nhằm tận dụng vị trí chiến lƣợc kết nối hành lang vận tải Bắc Nam và Đông Tây, kết nối các nƣớc trong lục địa với biển Đông, kết nối các khu kinh tế

trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung với mục tiêu phát triển dịch vụ logistics đến năm 2020 phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội thành phố.

e. Hệ thống tín dụng

Dịch vụ tài chính - ngân hàng phát triển đa dạng về loại hình hoạt động. Trên địa bàn thành phố hiện có 57 chi nhánh, tổ chức tín dụng bao gồm 54 ngân hàng thƣơng mại, 01 ngân hàng chính sách xã hội, 01 công ty tài chính, 01 công ty cho thuê tài chính, và 236 phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm đã tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp và ngƣời dân tiếp cận các dịch vụ ngân hàng. Các dịch vụ ngoại hối, tƣ vấn tài chính, môi giới đầu tƣ, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán, mở L/C, đại lý chứng khoán... và các dịch vụ ngân hàng điện tử nhƣ: home banking, phone banking, internet banking phát triển mạnh.

Giai đoạn 2011-2015, tổng vốn huy động của các tổ chức tín dụng ƣớc đạt 279,6 nghìn tỷ đồng, tăng bình quân 14,2%/năm; Tổng dƣ nợ cho vay các thành phần kinh tế ƣớc đạt 287,8 nghìn tỷ đồng, tăng 10,1%/năm. Dƣ nợ sản xuất kinh doanh luôn chiếm một tỷ trọng lớn (trên 74%) trong tổng dƣ nợ tín dụng trên địa bàn. Cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hƣớng tập trung vào lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, nhất là các ngành, lĩnh vực ƣu tiên theo chủ trƣơng của Chính phủ.

g. Nguồn nhân lực

Dân số trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2015 là 1.028.838 ngƣời, trong đó tỷ lệ nữ chiếm 50,82%, tỷ lệ dân thành thị chiếm 87,28%, tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ là 98,1%. Tỷ lệ tăng tự nhiên của dân số Đà Nẵng năm 2014 là 9,5%, chủ yếu tăng do lực lƣợng lao động lớn từ các địa phƣơng khác nhập cƣ vào thành phố.

Theo Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, quy mô dân số của thành phố dự báo đến năm 2020 đạt khoảng 1,6

triệu ngƣời, đến năm 2030 duy trì ở mức 2,5 triệu ngƣời (bao gồm dân số tạm trú và dân số quy đổi lƣợng khách du lịch ƣớc tính năm 2030).

Nhìn chung thành phố Đà Nẵng có lực lƣợng lao động trẻ và dồi dào, đƣợc đào tạo cơ bản, có trình độ chuyên môn kỹ thuật và tay nghề, có thể đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực của các doanh nghiệp tại thành phố cũng nhƣ cả ở khu vực miền Trung. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển thị trƣờng lao động và phát triển kinh tế thành phố nói chung.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển thương hiệu thành phố đà nẵng đối với nhà đầu tư tiếp cận dựa trên chie số năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh(PCI) (Trang 48 - 53)