Thực trạng công tác quản lý, bảo vệ thƣơng hiệu thành phố Đà

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển thương hiệu thành phố đà nẵng đối với nhà đầu tư tiếp cận dựa trên chie số năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh(PCI) (Trang 78 - 84)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.3. Thực trạng công tác quản lý, bảo vệ thƣơng hiệu thành phố Đà

nẵng đối với nhà đầu tƣ dựa trên chỉ số PCI

a. Cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI

Từ những kết quả đạt đƣợc trong xếp hạng chỉ số PCI, thời gian qua Đà Nẵng không ngừng cải thiện môi trƣờng cải thiện đầu tƣ, kinh doanh và đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hút đầu tƣ cho địa phƣơng.

Từ năm 2005 đến 2016, Đà Nẵng luôn có kết quả tốt và thuộc nhóm các địa phƣơng dẫn đầu cả nƣớc về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI): xếp thứ nhất các năm 2008, 2009, 2010 và 04 năm liên tục 2013-2016. Mặc dù liên tiếp 7 năm đứng đầu Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI, song với tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp và hết sức cầu thị, Đà Nẵng đang dự định nhiều giải pháp tiếp tục cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, hỗ trợ doanh nghiệp thiết thực và mạnh mẽ hơn. Trong Bảng kê thang điểm về 10 chỉ số thành phần PCI năm 2016, Đà Nẵng đạt 70 điểm - cao nhất nƣớc. Trong đó, các chỉ số nhƣ: Tính năng động, tiên phong của lãnh đạo tỉnh; Đào tạo lao động và thiết chế pháp lý; Tính bình đẳng, tính minh bạch và tiếp cận thông tin - đứng thứ nhất. Chi phí không chính thức: đứng vị trí thứ 2 cả nƣớc. Tuy nhiên, vẫn còn một số chỉ số mới đƣợc đánh giá ở mức độ khá nhƣ: Chỉ số thiết chế pháp lý đứng thứ 10 cả nƣớc; Tiếp cận đất đai xếp vị thứ 11; Hỗ trợ doanh nghiệp vị thứ 11; Tính cạnh tranh xếp thứ 18.

Quan điểm của Lãnh đạo thành phố là luôn đồng hành và tạo mọi cơ chế, chính sách, môi trƣờng thông thoáng để doanh nghiệp phát triển. Theo xếp hạng Thành phố Châu Á – Thái Bình Dƣơng của tƣơng lai 2013/14 (Asia- Pacific Cities of the Future 2013/14) của tạp chí FDI Magazine, Đà Nẵng xếp thứ 2 tại hạng mục các địa phƣơng có chi phí đầu tƣ cạnh tranh nhất, sau Phnom Penh của Campuchia. Tuy nhiên trong bảng xếp hạng năm 2015/2016,

Đà Nẵng chỉ xếp vị trí thứ 7, sau Battambang (Campuchia), Chonburi (Thái Lan), Phnom Penh (Campuchia), Samarkand (Uzbekistan), Rayong (Thái Lan). Nhƣ vậy mặc dù chi phí đầu tƣ cạnh tranh là một lợi thế của Đà Nẵng so với các địa phƣơng khác trong việc thu hút vốn đầu tƣ, Đà Nẵng đang bị các địa phƣơng khác trong nƣớc và khu vực cạnh tranh quyết liệt.

Theo báo cáo của CBRE Việt Nam, chi phí thuê nhà xƣởng tại Đà Nẵng khoảng 2-3 USD/m2/tháng, thấp hơn so với Hà Nội (KCN Thăng Long 2 giá cho thuê 4-7 USD/m2/tháng) và thành phố Hồ Chí Minh (KCN Tân Bình giá cho thuê 3-4 USD/m2/tháng). Ngoài ra giá thuê văn phòng tại Đà Nẵng cũng thấp hơn so với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

ảng 2.12. Gi thuê văn phòng tại một số địa phương

(ĐVT:USD/m2/tháng)

Đà Nẵng Hà Nội TP Hồ Chí Minh

Loại A 17 29 32

Loại B 11 18 19-22

(Nguồn: CBRE Việt Nam)

Tuy nhiên, một số chi phí khác tại Đà Nẵng vẫn chƣa thật sự cạnh tranh. Ví dụ nhƣ chi phí để vận chuyển hàng hóa qua Cảng Đà Nẵng vẫn còn cao. Giá vận chuyển container từ Cảng ĐN đi Osaka dao động từ 300 – 600 USD cho các loại container từ 20 đến 40 feet, thời gian từ 8 – 12 ngày tùy phƣơng thức đi thẳng hay transit; trong khi nếu vận chuyển qua Cảng Sài Gòn thì chi phí chỉ từ 312 – 433 USD, thời gian từ 8 – 10 ngày (Số liệu cập nhật đến tháng 1/2016 từ Cảng Đà Nẵng và Cảng Sài Gòn).

b. Cải c ch thủ tục hành chính

Thời gian qua, những nỗ lực không ngừng cải thiện chất lƣợng, hiệu quả của công tác cải cách hành chính tại Đà Nẵng đã bƣớc đầu mang lại cho thành phố này nhiều kết quả tích cực, khả quan, có sức lan toả sâu rộng, tác động

mạnh mẽ và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, góp phần đƣa Đà Nẵng vƣơn lên đạt đƣợc thứ hạng cao trên các bảng xếp hạng của các chỉ số cấp tỉnh.

Đà Nẵng là địa phƣơng dẫn đầu sáu năm liền về chỉ số mức độ sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin (ICT-Index) từ 2009 đến 2014; hai năm liền xếp thứ nhì về chỉ số quản trị hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2012 và 2013; dẫn đầu hai năm liền về chỉ số cải cách hành chính (PAR-Index) năm 2012 và 2013; đứng đầu về chỉ số công lý và tiêu chí thủ tục hành chính công năm 2014… Nhiều mô hình mới, cách làm mới của thành phố Đà Nẵng đã đƣợc Trung ƣơng và các tỉnh, thành phố trong cả nƣớc đánh giá cao.

Trong những năm qua, công tác cải cách hành chính tại Thành phố Đà Nẵng luôn có sự đồng hành của các cơ quan truyền thông nhƣ Đài Phát thanhvà Truyền hình Đà Nẵng, Đài Truyền hình Việt Nam tại Đà Nẵng, Báo Đà Nẵng, Báo Công an Đà Nẵng, Cổng Thông tin điện tử thành phố và một số báo, đài Trung ƣơng đặt tại thành phố nhƣ Tuổi trẻ, Thanh niên, Dân trí.… Những chƣơng trình, chuyên mục nhƣ “Cùng chúng tôi đối thoại”, “Cải cách

hành chính”, “Lăng kính công vụ”, “5 xây, 3 chống”… đã và đang góp phần

thiết thực, hiệu quả vào hiệu ứng lan tỏa của công tác cải cách hành chính đến đông đảo ngƣời dân và doanh nghiệp.

Công tác cải cách hành chính cần có sự đầu tƣ thoả đáng về các nguồn lực. Trong đó, con ngƣời là nhân tố quyết định, đặc biệt là ngƣời đứng đầu, đội ngũ công chức, viên chức trực tiếp phụ trách, tham mƣu, chỉ đạo, điều hành và thừa hành về công tác cải cách hành chính ở các ngành, các cấp và tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố. Sự thành công của các chính sách và giải pháp thƣờng có một phần đóng góp không nhỏ của chính đội ngũ này. Họ là những hạt nhân, đóng vai trò xúc tác, tạo đòn bẩy cho việc đẩy mạnh cải cách hành chính một cách đồng bộ, tiến bộ, toàn diện và rộng khắp. Do đó, Đà Nẵng đã luôn luôn quan tâm đến việc đào tạo, bồi dƣỡng cho đội ngũ

này cả về kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn về cải cách hành chính. Các lớp đào tạo, bồi dƣỡng thƣờng xuyên đƣợc tổ chức hàng năm, hƣớng đến mục tiêu không ngừng đổi mới về hình thức và phƣơng pháp, chú trọng vào các nội dung mà đội ngũ công chức, viên chức phụ trách, tham mƣu về cải cách hành chính tại các đơn vị còn nhiều bất cập, hạn chế.

Tóm lại, thành công trong bất cứ lĩnh vực hoạt động nào cũng đòi hỏi có sự kết hợp của nhiều yếu tố. Cải cách hành chính là một quá trình đầy gian nan, thử thách, phải vƣợt qua nhiều khó khăn, phức tạp, cần sự quyết tâm, kiên trì của cả hệ thống chính trị; cần có sự kiểm tra, đánh giá thƣờng xuyên; xác định trọng tâm, trọng điểm qua từng thời đoạn; sử dụng các công cụ hữu hiệu để tạo đòn bẩy thúc đẩy, thu hút sự tham gia của các cơ quan truyền thông; quan tâm đào tạo nguồn nhân lực ngày càng chuyên nghiệp nhằm đáp ứng mục tiêu, nội dung, yêu cầu của cải cách hành chính và công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay của nƣớc ta.

c. Chính s ch thu hút đầu tư

* Chính s ch ưu đãi đầu tư tại Khu Công nghệ cao Đà Nẵng

Thu hút đầu tƣ vào lĩnh vực công nghệ cao đang là một trong những lĩnh vực khuyến khích thu hút đầu tƣ vào thành phố. Theo quy định tại Phụ lục II Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tƣ thì Khu Công nghệ cao Đà Nẵng đƣợc hƣởng mức ƣu đãi cao nhất hiện nay. Tuy nhiên, để đƣợc hƣởng những chính sách ƣu đãi dành riêng cho khu công nghệ cao mà cụ thể là Khu Công nghệ cao Đà Nẵng, nhà đầu tƣ phải đáp ứng các điều kiện về doanh nghiệp công nghệ cao hoặc sản xuất sản phẩm công nghệ cao, suất đầu tƣ, tỉ lệ đầu tƣ vào hoạt động nghiên cứu và phát triển…Trong khi đó, tại các tỉnh, thành phố lân cận có Khu kinh tế nhƣ Khu kinh tế Chu Lai (Quảng Nam), Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi), nhà đầu tƣ không phải đáp ứng các điều kiện đối

với ngành nghề và lĩnh vực đầu tƣ mà vẫn đƣợc hƣởng các chính sách ƣu đãi đầu tƣ ngang với Khu công nghệ cao, thậm chí một số ƣu đãi đặc thù cao hơn so với Khu công nghệ cao.

* Chính sách ƣu đãi đầu tƣ tại các Khu Công nghiệp trên địa bàn thành phố

Tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố, các nhà đầu tƣ khi đầu tƣ hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài các chính sách ƣu đãi chung đã đƣợc quy định tại các văn bản pháp luật về thuế thì nhà đầu tƣ, doanh nghiệp không đƣợc hƣởng thêm các chính sách ƣu đãi và hỗ trợ đầu tƣ nào khác.

Tuy nhiên, nhà đầu tƣ vào các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng sẽ không đƣợc hƣởng các ƣu đãi về tiền thuê đất đối với địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhƣ các khu công nghiệp, khu chế xuất khác theo Nghị định 118/2015/NĐ-CP do Đà Nẵng là đô thị loại 1 trực thuộc Trung ƣơng.

* Ƣu đãi cho ngành công nghệ thông tin (CNTT)

Trong thời gian qua, thành phố Đà Nẵng đã ban hành các chính sách ƣu đãi và hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT (Quyết định số 52/2014/QĐ-UBND ngày 25/12/2014 về ban hành Quy định chính sách ƣu đãi và hỗ trợ đầu tƣ vào khu công nghệ thông tin tập trung và Quyết định số 10/2015/QĐ-UBND ngày 15/4/2015 về ban hành Quy định một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu phần mềm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng) nhằm tạo ra hành lang pháp lý khuyến khích và thúc đẩy doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu. Tuy nhiên, các chính sách này vẫn chƣa đƣợc triển khai một cách có hiệu quả do Dự án Khu Công nghệ thông tin Đà Nẵng do Tập đoàn Rocky Lai làm chủ đầu tƣ chƣa đƣợc thành phố thống nhất việc chuyển nhƣợng, góp vốn nên công tác đầu tƣ, xây dựng dự án vẫn chƣa đƣợc triển khai một cách đồng bộ.

Bên cạnh đó, so với các địa phƣơng có tiềm năng phát triển CNTT ở các nƣớc láng giềng nhƣ Penang (Malaysia), Phuket và Chiang Mai (Thái Lan), Đà Nẵng không có nhiều lợi thế cạnh tranh. Trong tháng 9/2015, chính phủ Thái Lan vừa mới phê duyệt việc hình thành Siêu Cụm Công nghệ (Technology Super Cluster) tại Phuket và Chiang Mai với các chính sách ƣu đãi cho dự án CNTT cao hơn rất nhiều so với chính sách ƣu đãi hiện nay của Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng. Theo đánh giá của các doanh nghiệp, các chỉ số cạnh tranh của thành phố Đà Nẵng ở các mảng nhƣ trình độ tiếng Anh của lao động, chất lƣợng chƣơng trình giảng dạy, môi trƣờng kinh doanh, chất lƣợng sống đối với ngƣời lao động nƣớc ngoài… cũng đều thấp hơn.

* Chính s ch ưu đãi đầu tư đối với một số lĩnh vực xã hội hóa

Trong lĩnh vực dịch vụ nhƣ giáo dục và y tế, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69/2008/NĐ-CP và Nghị định số 59/2014/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hóa trong các lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa thể thao, môi trƣờng, giám định tƣ pháp, trong đó nêu rõ các chính sách khuyến khích xã hội hóa liên quan đến giao đất, cho thuê đất; cho thuê, xây dựng cơ sở hạ tầng do UBND cấp tỉnh xác định mức ƣu đãi trên cơ sở thực tế tại địa phƣơng.

Tuy nhiên cho đến nay, UBND thành phố Đà Nẵng vẫn chƣa ban hành văn bản quy định cụ thể các chính sách ƣu đãi đầu tƣ (đặc biệt về hỗ trợ giải phóng mặt bằng, miễn giảm tiền thuê đất) đối với các dự án đầu tƣ theo hình thức xã hội hóa trong các lĩnh vực này, dẫn đến lúng túng trong việc xúc tiến đầu tƣ các dự án đầu tƣ trong nƣớc và đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trong các lĩnh vực giáo dục và y tế có nhu cầu sử dụng đất lớn. Trong khi đó, các đô thị lớn có lợi thế cạnh tranh với Đà Nẵng trong việc phát triển các loại hình dịch vụ nêu trên đều đã ban hành các văn bản này.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển thương hiệu thành phố đà nẵng đối với nhà đầu tư tiếp cận dựa trên chie số năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh(PCI) (Trang 78 - 84)