Thực trạng định vị thƣơng hiệu thành phố Đà Nẵng đối với nhà

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển thương hiệu thành phố đà nẵng đối với nhà đầu tư tiếp cận dựa trên chie số năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh(PCI) (Trang 61 - 74)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.1. Thực trạng định vị thƣơng hiệu thành phố Đà Nẵng đối với nhà

NẴNG ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƢ DỰA TRÊN CHỈ SỐ PCI

2.2.1. Thực trạng định vị thƣơng hiệu thành phố Đà Nẵng đối với nhà đầu tƣ dựa trên chỉ số PCI nhà đầu tƣ dựa trên chỉ số PCI

a. Thực trạng chỉ số chi phí không chính thức với thương hiệu thành phố Đà Nẵng dựa trên PCI

Chỉ số này phân tích chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để chi trả các khoản phí không chính thức, tiền phạt và các khoản phí bất thƣờng khác trong điều kiện hoạt kinh doanh bình thƣờng. Có thể nói, chỉ tiêu “chi phí không chính thức” là một chỉ tiêu phản ánh trực tiếp nhất khả năng quản lý của chính quyền thành phố đối với các cán bộ công chức và đạo đức của cán bộ công chức. Định vị chỉ tiêu này đặt ra một thách thức đối với chính quyền thành phố Đà Nẵng trong việc nâng cao đạo đức công chức và tăng khả năng kiểm soát đối với cán bộ công chức. Điều này khó có thể giải quyết trong ngắn hạn do đòi hỏi phải có sự thay đổi trong tƣ duy, nhận thức của cán bộ công chức để xây dựng thƣơng hiệu chính quyền thành phố Đà Nẵng đối với nhà đầu tƣ đến với thành phố.

Kết quả xếp hạng của chỉ số này từ năm 2010 đến 2016 cho thấy sự cải thiện rõ rệt về thứ hạng, từ vị trí 45/63 năm 2010, điểm số chỉ số thành thành phố Đà Nẵng đã vƣơn lên vị trí 14/63 năm 2013 và tăng hạng ấn tƣợng trong năm 2016 với vị trí số 02/63.

ảng 2.4. Điểm số Chi phí không chính thức Đà Nẵng c c năm 2010-2016

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Điểm số Chỉ số Chi phí

không chính thức 6.00 6.51 6.77 7.50 6.35 6.11 6.51 Xếp hạng Chỉ số/63 tỉnh 45 40 25 14 04 11 2

ảng 2.5. Điểm số Chi phí không chính thức của c c tỉnh c c năm 2014-2016 Năm Tỉnh cao nhất Tỉnh trung vị Tỉnh thấp nhất TP. HCM Hà Nội Đà Nẵng Năm 2014 7.02 5.15 2.81 4.67 4.31 6.35 tỉnh/xếp hạng Kiên

Giang Phú Thọ Điện Biên 42/63 52/63 04/63 Năm 2015 7.12 4.97 3.53 4.37 4.26 6.11 tỉnh/xếp hạng Sóc Trăng Ninh Thuận Hà Giang 54/63 56/63 11/63 Năm 2016 6.51 5.34 3.34 4.74 4.67 6.51 tỉnh/xếp hạng Đà Nẵng Tiền Giang Cao Bằng 51/63 53/63 2/63

Hình 2.6. iểu đồ radar so s nh chỉ số không chính thức giữa Đà Nẵng và c c tỉnh trong 03 năm 2014-2016

Qua số liệu, ta thấy chỉ số chi phí không chính thức Đà Nẵng có điểm số khác biệt so với 02 thành phố lớn nhƣ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016 và giữ đƣợc khoảng cách điểm tƣơng đối khá so với tỉnh trung vị. Điều này cho điểm số này của Đà Nẵng đƣợc xem là một sự nổi trội và có thể tạo đƣợc sự khác biệt. Tuy nhiên đối với chỉ số chi phí không chính thức, mặc dù điểm số chung đã đƣợc cải thiện nhƣng một số đánh giá của DN về các chỉ tiêu trong chi phí này cho những kết quả chƣa thật sự khả quan.

Hình 2.7. iểu đồ kết quả đ nh gi một số chỉ tiêu của Chi phí không chính thức Đà Nẵng 03 năm gần nhất (2014-2016)

Theo số liệu (xem bảng PL1&PL2), kết quả điều tra DN tại Đà Nẵng về một số chỉ tiêu liên quan đến điểm số chỉ số này cho những kết quả chƣa thật sự khả quan:

% DN cho rằng các DN cùng ngành trả chi phí không chính thức tăng 54,88% năm 2010 lên 71,21% trong năm 2016.

% DN phải chi hơn 10% doanh thu cho các loại chi phí không chính thức tăng từ 4,43% năm 2010 lên 11,9% năm 2016.

% DN đồng ý hiện tƣợng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục cho DN là phổ biến tăng từ 42,95 % năm 2012 lên 65,8% trong năm 2016.

Đánh giá chung, giai đoạn 2013-2016 trung bình có khoảng 60,5% doanh nghiệp tại địa phƣơng cho biết tƣờng xuyên chi trả các khoản không chính thức, cao hơn 17,1 điểm phần trăm so với giai đoạn 2010-2013; trong khi đó trung bình 6,9% doanh nghiệp tham gia điều tra từ năm 2010-2012 cho biết họ phải chi hơn 10% doanh thu cho các loại chi phí không chính thức, cao hơn hẳn mức trung bình 5,2% ở giai đoạn 2010-2013 trƣớc đó.

Điều này cho thấy, tuy vẫn duy trì vị trí đứng đầu trong bảng xếp hạng PCI nhƣng năng lực điều hành của chính quyền thành phố Đà Nẵng qua cảm nhận của khối DN tƣ nhân có xu hƣớng giảm sút và còn nhiều bất cập. Những tồn tại nổi bật trong năng lực điều hành của thành phố gây cản trở rất lớn đến hoạt động kinh doanh của DN bao gồm: phải có mối quan hệ để có đƣợc các tài liệu kế hoạch tỉnh; vẫn còn tình trạng cán bộ chính quyền lợi dụng quy định riêng của địa phƣơng để trục lợi; DN phải trả hoa hồng để có đƣợc hợp đồng từ các cơ quan nhà nƣớc; doanh nghiệp chi trả chi phí không chính thức khi đăng ký kinh doanh…

b. Thực trạng chỉ số tính năng động của chính quyền địa phương với thương hiệu của địa phương đối với nhà đầu tư

Chỉ số này đo lƣờng cảm nhận của doanh nghiệp về sự sáng tạo và xử lý linh hoạt trong khuôn khổ pháp luật của địa phƣơng và khả năng đi đến các sáng kiến, biện pháp tiên phong nhằm giải quyết những khó khăn mà các doanh nghiệp tƣ nhân gặp phải. Đối với chỉ số này, thành phố Đà Nẵng luôn nằm trong nhóm 12 địa phƣơng có chính quyền thành phố năng động nhất.

ảng 2.6. Điểm số tính năng động của chính quyền địa phương của Đà Nẵng c c năm 2010-2016

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Điểm số tính năng động của chính quyền địa

phƣơng

7.42 7.20 6.77 7.72 5.91 6.17 7.06

Xếp hạng Chỉ số/63 tỉnh 4 4 25 2 3 2 1 Giai đoạn 2010-2016, kết quả xếp hạng chỉ số tính năng động của chính quyền địa phƣơng trong PCI Đà Nẵng có sự biến động đáng kể, đặc biệt trong năm 2012, chỉ số này của Đà Nẵng đã chứng kiến sự tụt giảm nghiêm trọng khi ở vị trí xếp hạng 25/63, giảm 19 bậc so với năm 2010 và năm 2011. Tuy nhiên, ngay sau đó PCI Đà Nẵng đã có sự cải thiện đối với chỉ số này, kết quả trong các năm 2013-2016, chỉ số tính năng động của chính quyền thành phố trong PCI Đà Nẵng luôn ở top 03/63 tỉnh, đặc biệt năm 2016, chỉ số tính năng động của chính quyền địa phƣơng của Đà Nẵng xếp thứ 01/63 tỉnh, đánh dấu sự ấn tƣợng trong kết quả điều hành của chính quyền thành phố Đà Nẵng.

ảng 2.7. Điểm số Tính năng động của chính quyền của c c tỉnh c c năm 2014-2016

Năm Tỉnh cao nhất trung vị Tỉnh Tỉnh thấp nhất TP. HCM Hà Nội Nẵng Đà

Năm 2014 6.62 4.51 3.08 3.92 3.08 5.91 tỉnh/xếp hạng Đồng Tháp Hƣng Yên Hà Nội 50/63 63/63 03/63 Năm 2015 7.04 4.58 3.32 4.19 3.86 6.17 tỉnh/xếp hạng Đồng Tháp Phú Yên Lạng Sơn 51/63 59/63 02/63 Năm 2016 7.06 4.94 3.41 4.17 3.84 7.06 tỉnh/xếp hạng Đà Nẵng Bến Tre Cao Bằng 54/63 62/63 1/63

Hình 2.8. iểu đồ radar so s nh chỉ số tính năng động của chính quyền giữa Đà Nẵng và c c tỉnh trong 03 năm 2014-2016

Dựa vào Biểu đồ radar, điểm số chỉ số Tính năng động của chính quyền có sự vƣợt trội rõ rệt so với TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội và vƣợt lên dẫn đầu về chỉ số này trong năm 2016 sau 02 năm đứng sau Đồng Tháp, khi Đồng Tháp liên tục giữ vị trí thứ 1 trong bảng xếp hạng chỉ số này.

Theo số liệu (xem bảng PL3&PL4), giai đoạn 2013-2016, Đà Nẵng có có 02 chỉ tiêu đƣợc cộng đồng DN đánh giá cao đó là: UBND tỉnh linh hoạt trong khuôn khổ pháp luật nhằm tạo môi trƣờng kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp tƣ nhân (trung vị có 71,31% DN đông ý), UBND tỉnh rất năng động và sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề mới phát sinh (trung vị có 56,55% DN đông ý). Trong khi đó giai đoạn 2010-2012, chỉ tiêu Cán bộ tỉnh nắm vững các chính sách, quy định hiện hành trong khung khổ pháp luật để giải quyết khó khăn, vƣớng mắc cho DN đƣợc đánh giá với kết quả trung bình đạt 83,1% DN đồng ý. Ngƣợc lại, cảm nhận của DN về thái độ của chính quyền tỉnh đối với khu vực tƣ nhân lại không tốt khi chỉ có 47,27% DN đánh giá thái độ của chính quyền tỉnh đối với khu vực kinh tế tƣ nhân là tích cực

33,12%, thấp hơn giá trị trung vị của tỉnh là 49,38%. Điều này đặt ra cho chính quyền thành phố nhiệm vụ điều chỉnh các chính sách, thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của khối kinh tế tƣ nhân nói riêng và cộng đồng DN nói chung.

Hình 2.9. iểu đồ kết quả đ nh gi một số chỉ tiêu của Tính năng động của chính quyền địa phương Đà Nẵng 03 năm gần nhất (2014-2016)

Qua phân tích ta thấy, tuy vẫn duy trì vị trí đứng đầu trong bảng xếp hạng PCI trong 04 năm liền 2013-2016 nhƣng kết quả các đánh giá của DN vẫn chƣa thực sự khả quan; điều này cho thấy năng lực điều hành của chính quyền thành phố Đà Nẵng qua cảm nhận của khối doanh nghiệp có xu hƣớng giảm sút và còn nhiều bất cập ảnh hƣởng đến thƣơng hiệu thành phố Đà Nẵng đối với nhà đầu tƣ trong việc định vị hình ảnh PCI địa phƣơng nhằm thu hút nhà đầu tƣ.

c. Thực trạng chỉ số đào tạo lao động với thương hiệu của địa phương đối với nhà đầu tư

Đà Nẵng liên tục đứng vị trí thứ nhất cả nƣớc về chỉ số đào tạo lao động trong các năm 2014, 2015, 2016 và các năm trƣớc đó. Đây là chỉ số thành phần có trọng số cao nhất và cũng góp phần quan trọng nhất vào vị trí quán quân của Đà Nẵng.

ảng 2.8. Điểm số Đào tạo lao động của Đà Nẵng c c năm 2010-2016

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Điểm số Đào tạo lao động 7.43 5.69 5.57 6.53 7.53 7.62 7.98

Xếp hạng Chỉ số/63 tỉnh 1 3 6 2 1 1 1

ảng 2.9. Điểm số Chỉ số đào tạo lao động của c c tỉnh c c năm 2014-2016 Năm Tỉnh cao nhất Tỉnh trung vị Tỉnh thấp nhất TP. HCM Hà Nội Đà Nẵng Năm 2014 7.53 5.67 4.10 7.19 7.26 7.53 tỉnh/xếp hạng Đà Nẵng Quảng Nam Cà Mau 5/63 4/63 1/63 Năm 2015 7.62 5.76 4.14 6.89 7.36 7.62 tỉnh/xếp hạng Đà Nẵng Quảng Nam Trà Vinh 6/63 2/63 1/63 Năm 2016 7.98 5.93 4.46 7.12 7.88 7.98 tỉnh/xếp hạng Đà Nẵng Nam Định Cà Mau 7/63 2/63 1/63

Hình 2.10. iểu đồ radar so s nh chỉ số Đào tạo lao động giữa Đà Nẵng và c c tỉnh trong 03 năm 2014-2016

Dựa vào biểu đồ, đối với chỉ số này mặc dù Đà Nẵng có vị trí thứ hạng luôn cao hơn so với TP Hồ Chí Minh, Hà Nội song sự chênh lệch về điểm số chƣa có sự khác biệt.

Theo số liệu (xem bảng PL5&PL6), sau sụt giảm vào năm 2011, mức độ hài lòng với chất lƣợng đào tạo lao động đã dần tăng trở lại. Năm 2016, 92,04% DN hài lòng với chất lƣợng giáo dục phổ thông của địa phƣơng trong khi con số này tại tỉnh trung vị là 47%. Giai đoạn 2010-2012 có trung bình 48,29% DN đánh giá tốt hoặc rất tốt về dịch vụ do các cơ quan Nhà nƣớc tại địa phƣơng cung cấp: dạy nghề thì con số này của giai đoạn 2013- 2016 là 35,03%, giảm 13,26 điểm phần trăm so với giai đoạn 2010-2012; bên cạnh đó dịch vụ do các cơ quan Nhà nƣớc tại địa phƣơng cung cấp: giáo dục phổ thông giai đoạn 2010-2012 trung bình có 66,58% DN đánh giá tốt hoặc

rất tốt song giai đoạn 2013-2016 con số này giảm còn 51,23%. Điều này cho thấy dịch vụ đào tạo lao động vẫn còn nhiều bất cập.

Hình 2.11. iểu đồ kết quả đ nh gi một số chỉ tiêu đ nh gi Đào tạo lao động của Đà Nẵng 03 năm gần nhất (2014-2016)

Nhìn chung kết quả điều tra DN tại Đà Nẵng về một số chỉ tiêu liên quan đến điểm số chỉ số này cho thấy mặc dù luôn ở vào vị trí quán quân về chỉ số đào tạo lao động song theo đánh giá của DN về một số chỉ tiêu, đào tạo lao động của Đà Nẵng vẫn còn nhiều vấn đề cần phải khắc phục.

Trong thời gian qua, Thành phố đã triển khai nhiều chính sách về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Bên cạnh các chính sách đào tạo lao động cho doanh nghiệp, thành phố cũng đẩy mạnh đào tạo lực lƣợng cán bộ, công chức cho khu vực công: Đề án Phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao, tuyển chọn, cử và quản lý ngƣời đi đào tạo bậc đại học (trong nƣớc và nƣớc ngoài), thạc sĩ, tiến sĩ ở nƣớc ngoài, gọi chung là đề án 922; thu hút sinh viên, ngƣời đang học thạc sĩ, tiến sĩ ở nƣớc ngoài về làm việc cho Thành phố và Đề án 89 (đào tạo dự nguồn cho các chức danh cán bộ chủ chốt tại các phƣờng,

xã) là những chính sách mang tính đặc thù trong chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực của Thành phố.

d. Thực trạng dịch vụ hỗ tr doanh nghiệp của địa phương với thương hiệu của thành phố Đà Nẵng đối với nhà đầu tư

Dịch vụ hỗ trợ DN của Đà Nẵng trong thời gian qua mặc dù chƣa đƣợc đánh giá là vƣợt trội so với các tỉnh khác song điểm số chỉ số này đã có sự cải thiện đáng kể từ vị trí thứ 23/63 năm 2013 lên vị trí thứ 5/63 năm 2016. Tuy nhiên quan sát số liệu giai đoạn 2013-2016 ta thấy mặc dù có sự tăng thứ hạng về điểm số song chỉ số này lại có sự giảm điểm trong năm 2016 so với 02 năm 2014 và 2015 trƣớc đó.

ảng 2.10. Điểm số dịch vụ hỗ tr DN của Đà Nẵng c c năm 2010-2016

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Điểm số dịch vụ hỗ trợ

DN 6.60 3.72 4.78 5.36 6.16 6.06 5.99

Xếp hạng Chỉ số/63 tỉnh 9 28 7 26 8 10 11

Giai đoạn 2010-2016 chứng kiến sự sụt giảm mạnh về thứ hạng và điểm số của chỉ số này trong năm 2011, tụt 19 bậc và giảm 2,88 điểm so với năm 2010; sau đó năm 2012 điểm số của chỉ số này đã có sự cải thiện vị trí đáng ghi nhận lên vị trí 07/63, tăng 11 bậc so với năm liền trƣớc và đến năm 2016, chỉ số này có sự tụt giảm thứ hạng về ở vị trí 11/63.

ảng 2.11. Điểm số Dịch vụ hỗ tr doanh nghiệp của c c tỉnh c c năm 2014-2016 Năm Tỉnh cao nhất Tỉnh trung vị Tỉnh thấp nhất TP. HCM Hà Nội Đà Nẵng Năm 2014 7.14 5.65 3.90 7.14 6.57 6.16 tỉnh/xếp hạng TP.HCM TT Huế Bắc Cạn 1/63 4/63 8/63 Năm 2015 7.00 5.55 4.40 7.00 6.47 6.06 tỉnh/xếp hạng TP.HCM Hải Phòng Bắc Cạn 1/63 5/63 10/63 Năm 2016 6.82 5.53 4.18 6.82 6.79 5.99 tỉnh/xếp hạng TP. HCM Tiền Giang Ninh Bình 1/63 2/63 11/63

Hình 2.12. iểu đồ radar so s nh chỉ số Dịch vụ hỗ tr DN của Đà Nẵng và c c tỉnh trong 03 năm 2014-2016

Khác với các điểm số thành phần đã phân tích ở trên, chỉ số dịch vụ hỗ trợ DN có thế mạnh nghiêng về TP.HCM khi trong 03 năm liền 2014-2016 TP Hồ Chí Minh đƣợc xếp vị thứ 1/63 về chỉ số thành phần này. Hà Nội cũng đƣợc đánh giá rất cao về dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong các năm 2014- 2016 khi luôn ở vị trí top 05/63 về xếp hạng điểm số trong khi đó Đà Nẵng chỉ ở top 10 với điểm số thấp và rất gần với tỉnh trung vị. Nhìn chung, về tổng thể, so với địa phƣơng đứng đầu là TP. Hồ Chí Minh, chỉ số này của Đà Nẵng vẫn còn cách một khoảng khá xa. Điều này cho thấy so với các thành phố lớn,

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển thương hiệu thành phố đà nẵng đối với nhà đầu tư tiếp cận dựa trên chie số năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh(PCI) (Trang 61 - 74)