ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƢƠNG HIỆU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển thương hiệu thành phố đà nẵng đối với nhà đầu tư tiếp cận dựa trên chie số năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh(PCI) (Trang 84 - 128)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƢƠNG HIỆU

HIỆU THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƢ DỰ TRÊN PCI

2.3.1. Những mặt đạt đƣợc

Qua phân tích thƣơng hiệu thành phố Đà Nẵng đối với nhà đầu tƣ dựa trên chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI, một số kết quả đạt đƣợc nhƣ sau: - Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của thành phố trong những năm qua khá cao, xu hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố Đà Nẵng tƣơng đối phù hợp với xu hƣớng chung.

- Chính quyền thành phố có nhận thức đúng đắn và có sự đầu tƣ đúng mức cho việc cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI làm nền tảng cho việc xây dựng và phát triển thƣơng hiệu đối với nhà đầu tƣ.

- Đà Nẵng luôn nằm trong nhóm các địa phƣơng dẫn đầu về các chỉ số: Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số sẵn sàng ứng dụng CNTT (ICT), Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), Chỉ số quản trị hành chính công cấp tỉnh (PAPI) …

2.3.2. Những hạn chế

- Với quỹ đất hạn chế, Đà Nẵng khó có thể tạo điều kiện tối đa cho nhà đầu cƣ về tiếp cận đất đai, đặc biệt với các dự án quy mô lớn.

- Việc thực hiện các cơ chế chính sách, biện pháp tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc cho DN còn chƣa kịp thời, cảm nhận tích cực của DN đối với chính quyền còn chƣa cao; công tác xúc tiến thƣơng mại còn mờ nhạt.

- Chất lƣợng đào tạo lao động và giới thiệu việc làm chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu ngày càng cao của DN, phần lớn lao động phải đào tạo lại sau khi tuyền dụng, thiếu lao động có tay nghề cao.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trên cơ sở lý luận đã nêu ở Chƣơng I và tổng quan tiềm năng phát triển thƣơng hiệu thành phố Đà Nẵng đối với nhà đầu tƣ, đề tài đã tiến hành phân tích đánh giá thực trạng phát triển thƣơng hiệu thành phố Đà Nẵng đối với nhà đầu tƣ dựa vào chỉ số PCI qua các năm 2014-1016 của Đà Nẵng và có so sánh với một số địa phƣơng lớn nhƣ Hà Nội, TP.HCM trên một số khía cạnh: (1) Thực trạng định vị thƣơng hiệu thành phố Đà Nẵng đối với nhà đầu tƣ dựa vào 04 chỉ số: chi phí không chính thức, tính năng động của chính quyền, chỉ số đào tạo lao động, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp.

Nghiên cứu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), thực hiện phân tích, đánh giá các nội dung bằng một số phƣơng pháp nhƣ phƣơng pháp thống kê mô tả, phƣơng pháp phân tích thực chứng, phƣơng pháp so sánh, tác giả đã đƣa ra những đánh giá chung về những thành công, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong phát triển thƣơng hiệu thành phố Đà Nẵng đối với nhà đầu tƣ dựa trên PCI. Đó là cơ sở để tác giả đƣa ra những giải pháp để phát triển thƣơng hiệu thành phố Đà Nẵng đối với nhà đầu tƣ trong thời gian tới.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƢƠNG HIỆU THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƢ DỰA TRÊN CHỈ SỐ PCI

3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.1.1. Xác định thuộc tính nổi bật nhận dạng thƣơng hiệu thành phố Đà Nẵng đối với nhà đầu tƣ

Để đáp ứng tốt nhu cầu cho các nhà đầu tƣ và tạo sự khác biệt với các địa phƣơng cạnh tranh chính (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc, Bình Dƣơng), Đà Nẵng nên định vị dựa trên những tiềm lực phát triển và nỗ lực đổi mới của thành phố thông qua những thuộc tính nổi bật nhận dạng thƣơng hiệu thành phố Đà Nẵng đối với nhà đầu tƣ.

Một điều cần phải khẳng định rằng một thuộc tính có điểm đánh giá cao chƣa hẳn là thuộc tính nổi bật của địa phƣơng đó, đặc điểm nổi bật chỉ đƣợc “khách hàng‟‟ nhận thức đƣợc khi nó có “sự khác biệt‟‟ so với các địa phƣơng khác thông qua công tác truyền thông và hành đồng nhất quán nhằm thực thi chính sách phục vụ thuộc tính đó. Để quảng bá hình ảnh địa phƣơng đến với nhà đầu tƣ dựa trên PCI, các nhà maketing địa phƣơng cần định vị PCI trong tâm trí nhà đầu tƣ. Bằng phƣơng pháp đo định vị MDS (Multidimensional Scaling) trên cơ sở các thuộc tính gồm 10 chỉ số thành phần PCI và biến Thƣơng hiệu (TH) cho phép hình thành biểu đồ nhận thức bằng phần mềm SPSS 20.0, từ đó xác định các thuộc tính cơ bản cho định vị và phát triển thƣơng hiệu.

Trên cơ sở số liệu 10 chỉ số thành phần của PCI Đà Nẵng và các tỉnh Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc, Bình Dƣơng, theo phƣơng pháp định vị MDS (Multidimensional Scaling) cho kết quả biểu đồ nhận thức nhƣ hình vẽ.

Hình 3.1. iểu đồ nhận thức c c thuộc tính và thương hiệu của Đà Năng và c c tỉnh giai đoạn 2013-2016

Qua biểu đồ nhận thức thƣơng hiệu tỉnh (thành phố) về 10 chỉ số thành phần của năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, các tỉnh (thành phố) sẽ dễ dàng nhận ra vị trí thƣơng hiệu của tỉnh (thành phố) mình trong nhận thức của nhà kinh doanh. Các thƣơng hiệu càng gần với nhóm thuộc tính (chỉ số thành phần) nào thì thƣơng hiệu đó dễ dàng đƣợc “khách hàng (cụ thể là các nhà đầu tƣ) nhận diện, phân biệt tính vƣợt trội về thuộc tính đó so với các thƣơng hiệu khác. Thông qua biểu đồ nhận thức, Đà Nẵng có một vị trí khá ƣu thế so với các tỉnhVĩnh Phúc, Bình Dƣơng, TP.HCM, Hà Nội, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế v.v… về thuộc tính (1) Chi phí gia nhập thị trƣờng; (2) Chi phí thời gian. Trong khi đó, TP.HCM, Hà Nội tuy xếp hạng PCI không cao nhƣng tạo đƣợc sự khác biệt hóa về một số chỉ số nhƣ (1) Tính năng động của chính quyền, (2) Thiết chế pháp lý, (3) Chi phí không chính thức và Cạnh tranh bình đẳng.

G N

Ngƣợc lại Quảng Nam, với những thay đổi nhất định trong chỉ số PCI chung, Quảng Nam đƣợc định vị sự hấp dẫn về yếu tố “Tính minh bạch tiếp cận thông tin”. Các tỉnh khách nhƣ Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Vĩnh Phúc có khá ít chỉ số tạo sự khác biệt nhất định so với các tỉnh.

Qua phân tích, rõ ràng các biến số Tính năng động và chỉ số Đào tạo lao động của Đà Nẵng có điểm cao nhƣng vẫn khó tạo ra một sự khác biệt rõ nét. Trên thực tế, điểm của các chỉ số thành phần càng cao thể hiện sự nỗ lực của chính quyền cấp tỉnh trong việc cung cấp dịch vụ càng cao cho nhà đầu tƣ. Tuy nhiên, muốn tạo ra sự “khác biệt hóa‟‟, cần phải tạo ra sự chênh lệch nhất định về điểm số so với các tỉnh còn lại.

Vì vậy, để có thể phát triển đƣợc, các tỉnh (thành phố) cần cải thiện các chỉ số thành và đồng thời, ngoài những lợi thế đã chiếm lĩnh đƣợc trong tâm trí DN về PCI Đà Nẵng, để phát triển thƣơng hiệu thành phố Đà Nẵng đối với nhà đầu tƣ dựa trên PCI, chúng ta cần định vị sang một số lợi thế khác về chỉ số thành phần trong PCI của thành phố Đà Nẵng nhƣ tính năng động, đào tạo lao động hay dịch vụ hỗ trợ DN để tạo thêm sự khác biệt của PCI Đà Nẵng với các tỉnh trong thời gian tới. Muốn làm đƣợc điều này, thành phố Đà Nẵng cần có giải pháp, chính sách để định vị các chỉ số này để tạo nên “sự khác biệt‟‟, khẳng định thƣơng hiệu thành phố Đà Nẵng đối với nhà đầu tƣ.

3.1.2. Đánh giá SWOT về thƣơng hiệu thành phố Đà Nẵng đối với nhà đầu tƣ

a. Những điểm mạnh

S1: Đà Nẵng có vị trí trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm miền trung, là cửa ngõ phái Đông đi raThái Bình Dƣơng của hành làn kinh tế Đông Tây với các trục đƣờng Bắc Nam xuyên Việt, Đông - Tây xuyên Á, nối với Nam Lào, Đông Bắc Camphuchia và Đông Bắc Thái Lan, rất thuận lợi để giao

thƣơng với cả hai miền Bắc Nam và với các nƣớc trong khu vực, đặc biệt là các nƣớc trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây.

S2: Thành phố Đà Nẵng là địa phƣơng tiêu biểu về thực hiện cải cách thủ tục hành chính về đăng ký kinh doanh, tiếp cận đất đai

S3: Sự ổn định về chính trị, xã hội và phát triển kinh tế\ S4: Khả năng hỗ trợ nhà đầu tƣ của Chính quyền Thành phố

b. Những điểm yếu

W1: Sự đồng lòng, thống nhất quyết tâm xây dựng thƣơng hiệu thành phố đối với nhà đầu tƣ trong bộ máy lãnh đạo chƣa cao. Công tác điều hành của lãnh đạo thành phố vẫn còn nhiều bất cấp, chƣa có chiến lƣợc rõ ràng, nhất quán.

W2: Chất lƣợng nguồn nhân lực chƣa cao và chƣa đƣợc đào tạo bài bản. Dòng chảy lao động có tay nghề và kỹ năng của Đà Nẵng đi các tỉnh phía Nam (Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dƣơng ...) và phía Bắc (Hà Nội, Vĩnh Phúc...) khiến Đà Nẵng lâm vào tình trạng thiếu lao động địa phƣơng.

W3: Chi phí cho đầu tƣ và cho kinh doanh cao. So với các địa phƣơng khác chi phí kinh doanh của Đà Nẵng tƣơng đối cao, đặc biệt là cƣớc phí vận tải.

W4: Hoạt động maketing địa phƣơng trong quá trình hoàn thiện môi trƣờng đầu tƣ nhằm thu hút nhà đầu tƣ nƣớc ngoài chƣa đƣợc chú trọng.

c. Những cơ hội

O1: Việt Nam đang trong quá Hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng với nhiều Hiệp định thƣơng mại (WTO, APEC....)

O2: Việt Nam đang nổi lên nhƣ một hiện tƣợng trong hoạt động thu hút đầu tƣ của thế giới mà theo các nhà phân tích “làn sóng đầu tƣ thứ hai” đang đến với Việt Nam.

O3: Luật Đầu tƣ 2014 và Luật Doanh nghiệp 2014 mới ban hành có nhiều thay đổi quan trọng theo hƣớng thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, chặt chẽ hơn về công tác quản lý.

O4: Đà Nẵng đóng vai trò là động lực của Vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung

d. Những th ch thức

T1: Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, thành phố Đà Nẵng nằm trong vùng chịu ảnh hƣởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nên thƣờng xuyên xảy ra bão, lũ …..ảnh hƣởng đến đời sống của nhƣ hoạt động kinh tế xã hội của địa phƣơng.

T2: Cạnh tranh trong thu hút đầu tƣ, đặc biệt là thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài đối với các địa phƣơng nhƣ Bình Dƣơng, Thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc…và các nƣớc trong hành lang kinh tế Đông Tây.

T3: Tiếp tục thực hiện tốt hơn công tác đền bù, giải phóng mặt bằng cho nhà đầu tƣ, nghiên cứu đổi mới, hoàn thiện môi trƣờng đầu tại thành phố Đà Nẵng

T4: Cải thiện, nâng cao chất lƣợng maketing địa phƣơng, xây dựng thƣơng hiệu của chính quyền Đà Nẵng trong thu hút mạnh đầu tƣ.

3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƢƠNG HIỆU THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƢ

3.2.1. Định vị thƣơng hiệu thành phố Đà Nẵng đối với nhà đầu tƣ dựa trên chỉ số PCI

Với ý nghĩa trên và đối tƣợng „‟khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp, nhà đầu tƣ vào Thành phố Đà Nẵng‟‟, rõ ràng rằng, Đà Nẵng có những khác biệt nhất định so với các Tỉnh, Thành khác đối với thuộc tính (1) Chi phí gia nhập thị trƣờng và (2) Chi phí thời gian. Để có đƣợc thông điệp đồng nhất và xuyên suốt, Chủ tịch UBND Thành phố cần phải xây dựng

Thông điệp ngắn gọn, rõ ràng, chuyển tải sự định vị của Thành phố dựa trên ba thuộc tính trên và gửi đến doanh nghiệp. Đồng thời, cần chỉ đạo các Sở ban ngành liên quan có những giải pháp nhất định nhằm cam kết thực hiện lâu dài và đồng nhất nội dung các chính sách theo thông điệp trên.

Bên cạnh việc định vị những thuộc tính tạo sự khác biệt nói trên, thành phố Đà Nẵng cũng cần quan tâm cải thiện các thuộc tính khác, Cụ thể nhƣ:

(1) Phát huy tính năng động và tiên phong của lãnh đạo Thành phố

Chính quyền thành phố Đà Nẵng và các cơ quan công quyền cần phải đồng hành với doanh nghiệp trong các hoạt động của doanh nghiệp cụ thể:

- Tạo điều kiện cho hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp và nâng cao vai trò của hiệp hội doanh nghiệp trong việc đề đạt các ý kiến, kiến nghị của doanh nghiệp, nhà đầu tƣ đến chính quyền thành phố và các cơ quan công quyền có liên quan để kịp thời xử lý, tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc cho doanh nghiệp trong hoạt động đầu tƣ của doanh nghiệp.

- Có các hình thức khen thƣởng, động viên doanh nghiệp, nhà đầu tƣ nhằm vinh danh các đơn vị có đóng góp tích cực cho các hoạt động xã hội và cho sự phát triển của thành phố. Đặc biệt là vào Ngày doanh nhân Việt Nam.

- Tạo điều kiện doanh nghiệp tham gia vào quá trình xây dựng chính sách, tham vấn ý kiến các doanh nghiệp đối với những chính sách, hoạt động liên quan đến sự phát triển của doanh nghiệp.

- Tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa hiện đại, tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin trong cung ứng dịch vụ hành chính công.

- Xây dựng chƣơng trình, kế hoạch xúc tiến đầu tƣ nhằm tạo ra kim chỉ nam cho hoạt động xúc tiến đầu tƣ và định hƣớng trọng tâm, trọng điểm đối với công tác xúc tiến đầu tƣ.

(2) Nâng cao năng lực, chất lƣợng Đào tạo lao động

- Tổ chức các chợ việc làm nhằm kết nối cung cầu lao động cho ngƣời lao động và doanh nghiệp, nhờ đó sẽ thu hút thêm nhiều lao động địa phƣơng khác đến với thành phố, đồng thời giúp nhà đầu, doanh nghiệp giảm chi phí tìm kiếm lao động do phải đi các tỉnh để tuyển dụng lao động.

- Thực hiện “bắt tay‟‟ giữa hai nhà “nhà trƣờng‟‟ và “nhà doanh nghiệp‟‟, từng bƣớc định hƣớng đào tạo theo nhu cầu gắn với nhu cầu xã hội, các doanh nghiệp, nhà đầu tƣ để đảm bảo chất lƣợng lao động, hạn chế chi phí đào tạo lại lao động mới tuyển dụng của hầu hết các doanh nghiệp hiện nay.

- Hình thành các trƣờng đào tạo nghề, Trung tâm đào tạo nghề gắn với điều kiện hạ tầng kinh tế địa phƣơng, đảm bảo nguồn cung lao động chất lƣợng cao cho các doanh nghiệp, nhà đầu tƣ khi đầu tƣ tại thành phố Đà Nẵng.

- Mở các lớp tƣ vấn, hƣớng nghiệp để định hƣớng cho ngƣời lao động phổ thông, sinh viên mới ra trƣờng lựa chọn nghề phù hợp, giáo dục về ý thức, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp và pháp luật lao động nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng lao động nƣớc ngoài.

(3) Cải thiện dịch vụ hỗ trợ DN

-Tổ chức các triển lãm, hội chợ về công nghệ liên quan đến các ngành chủ đạo nhƣ may mặc, da giày, cơ khí lắp ráp, thủy hải sản, các hội chợ tiêu dùng và xuất khẩu.

-Tổ chức các hội thảo khoa học liên quan đến các ngành nghề và công nghệ quan tâm.

-Thiết lập một diễn đàn trong cộng đồng DN thành phố để liên kết trong các giao dịch hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ.

Bên cạnh các hoạt động xúc tiến thƣơng mại, thành phố cần chú trọng đến việc hỗ trợ cho các DNNVV nhƣ:

-Tổ chức các khóa đào tạo, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm về quản lý cho các nhà quản lý của DNNVV.

-Đào tạo kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế, pháp luật thƣơng mại cho DNNVV.

Hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ cao vào sản xuất, ký kết các hợp đồng tƣ vấn đổi mới công nghệ, đăng ký mới nhãn hiệu hàng hóa trong nƣớc và nƣớc ngoài.

-Thí điểm phát triển cụm công nghiệp nhằm tạo môi trƣờng cho các DNNVV có thể đạt đƣợc hiệu quả và NLCT cao, khắc phục những hạn chế cá thể bằng cách tƣơng tác chặt chẽ, hợp tác và chuyên môn hóa.

3.2.2. Maketing thƣơng hiệu Đà Nẵng đối với nhà đầu tƣ dựa trên chỉ số PCI

(1) Maketing cơ sở hạ tầng

- Mạnh dạn hợp tác với các nhà tƣ vấn maketing địa phƣơng từng bƣớc tạo dựng hình ảnh của địa phƣơng gắn liền với các yếu tố hấp dẫn nhà đầu tƣ về vị trí địa lý, hạ tầng giao thông cảng biển, hàng không, khu cụm công

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển thương hiệu thành phố đà nẵng đối với nhà đầu tư tiếp cận dựa trên chie số năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh(PCI) (Trang 84 - 128)