6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.3. Chất lƣợng điều hành của chính quyền địa phƣơng
a.Tăng trưởng kinh tế
Đà Nẵng có mức tăng trƣởng kinh tế liên tục và khá ổn định gắn liền với các mặt tiến bộ về đời sống xã hội, cơ sở hạ tầng phát triển, đô thị đƣợc chỉnh trang. Tốc độ tăng GDP bình quân của thành phố trong giai đoạn 2006-2010 đạt 11%, năm 2013 đạt 8,1%, và năm 2015 đạt 9,8%.
Hình 2.1. Tốc độ tăng trưởng GDP thành phố Đà Nẵng (giai đoạn 1997-2015)
Hình 2.2. GDP bình quân đầu người thành phố Đà Nẵng (giai đoạn 1997-2015)
Hình 2.3. Cơ cấu kinh tế thành phố Đà Nẵng theo ngành kinh tế (giai đoạn 2005-2015)
(Nguồn: Báo cáo của UBND TP Đà Nẵng)
khả quan trong phát triển kinh tế - xã hội, từng bƣớc nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho ngƣời dân, khẳng định đƣợc vai trò động lực phát triển của miền Trung.
b. Thu hút đầu tư trong và ngoài nước
Tính đến 31/12/2015, trên địa bàn thành phố có 3.491 doanh nghiệp, chi nhánh và văn phòng đại diện đăng ký thành lập với tổng vốn điều lệ đăng ký 11.752 tỷ đồng. Phần lớn các doanh nghiệp Đà Nẵng hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ - thƣơng mại, chiếm hơn 80% trong tổng số doanh nghiệp. Số các doanh nghiệp còn lại hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và lĩnh vực nông - lâm - thủy sản. Cơ cấu doanh nghiệp thành phố phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố (Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp).
Thu hút đầu tƣ trong và ngoài nƣớc cũng đƣợc đẩy mạnh, góp phần tích cực vào tăng trƣởng kinh tế thành phố, làm thay đổi diện mạo chung của thành phố. Tính đến cuối 12/2016, thành phố đã thu hút 449 dự án FDI với tổng vốn đầu tƣ 3,768 tỷ USD và 876 doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện đăng ký đầu tƣ với tổng số vốn 8.434 tỷ đồng. Tuy nhiên, kết quả thu hút đầu tƣ của Đà Nẵng còn khá thấp so với vị thế là một trung tâm kinh tế-chính trị của miền Trung và Tây Nguyên, một trong năm thành phố trực thuộc Trung ƣơng.
Nhìn chung, môi trƣờng đầu tƣ của thành phố không ngừng đƣợc cải thiện. Khó khăn, vƣớng mắc của các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh luôn đƣợc thành phố quan tâm giải quyết, tháo gỡ. Đà Nẵng luôn thuộc nhóm các địa phƣơng dẫn đầu về các xếp hạng, đánh giá. Cụ thể: Đà Nẵng với 4 năm liên tiếp (năm 2013-2016) dẫn đầu xếp hạng cả nƣớc về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; 7 năm liên tiếp (2009-2015) dẫn đầu về Chỉ số sẵn sàng ứng dụng CNTT (ICT); 02 năm liên tiếp (2012, 2013) dẫn đầu về
Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) và xếp thứ 2 về Chỉ số quản trị hành chính công cấp tỉnh (PAPI). Nhiều mô hình mới, cách làm mới của thành phố Đà Nẵng đƣợc Trung ƣơng và các tỉnh, thành phố trong cả nƣớc đánh giá cao.
Theo phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn 2050, định hƣớng phát triển Đà Nẵng trở thành đô thị hiện đại, thành phố môi trƣờng, với cơ cấu kinh tế dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp sẽ có ảnh hƣởng quyết định đến chủ trƣơng thu hút vốn đầu tƣ phát triển thành phố nói chung và đầu tƣ phát triển ngành công nghiệp nói riêng trong các giai đoạn tới.
Nhìn chung, các năm qua, Đà Nẵng luôn đƣợc đánh giá là một trong những địa phƣơng đi đầu trong nỗ lực tạo lập môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi và hấp dẫn.
c. Kết quả PCI của Đà Nẵng
Kể từ khi đƣợc công bố rộng rãi trên cả nƣớc vào năm 2006, Đà Nẵng luôn là một trong những địa phƣơng có điểm số PCI nằm trong nhóm “rất tốt”, liên tục đứng nhì trong các năm 2006, 2007 (sau Bình Dƣơng) và bứt phá lên vị trí thứ nhất trong 03 năm liên tục 2008, 2009, 2010. Năm 2016, Đà Nẵng tiếp tục khẳng định vị thế của mình khi lần thứ tƣ liên tiếp dẫn đầu PCI và lần thứ 7 trong suốt 12 năm thực hiện điều tra và công bố PCI.
ảng 2.1. T ng h p kết quả chỉ số PCI của Đà Nẵng c c năm 2007-2016 Năm Điểm tổng hợp (/100) Kết quả xếp hạng (/63) Nhóm điều hành 2016 70,00 1 rất tốt/Excellent 2015 68,34 1 rất tốt/Excellent 2014 66,87 1 rất tốt/Excellent 2013 66,45 1 rất tốt/Excellent 2012 61,71 12 tốt/High 2011 66,98 5 tốt/High 2010 69,77 1 rất tốt/Excellent 2009 75,96 1 rất tốt/Excellent 2008 72,18 1 rất tốt/Excellent 2007 72,96 2 rất tốt/Excellent ảng 2.2. So s nh PCI Đà Nẵng và c c tỉnh c c năm 2013-2016 Tỉnh Đà Nẵng Bình Dƣơng TPHCM Ha Noi Vĩnh Phúc Năm 2016 70.00 63.49 61.72 60.74 61.52 Xếp hạng PCI 1 4 8 14 9 Năm 2015 68.34 58.89 61.36 59 62.56 Xếp hạng PCI 1 25 6 24 4 Năm 2014 66.89 58.82 62.73 58.89 61.81 Xếp hạng PCI 1 27 4 26 6 Năm 2013 66.45 58.15 61.19 57.67 58.86 Xếp hạng PCI 1 30 10 33 26
Hình 2.4. iểu đồ PCI Đà Nẵng và c c tỉnh c c năm 2013-2016
Qua so sánh với PCI của một số tỉnh thành phố lớn nhƣ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dƣơng, Vĩnh Phúc ta thấy PCI Đà Nẵng có kết quả dẫn đầu tuyệt đối trong giai đoạn 2013-2016. Điều này cho thấy, chỉ số PCI đƣợc xem là công cụ nổi bật trong thu hút nhà đầu tƣ đến với Đà Nẵng.
Tuy nhiên, quan sát điểm số PCI sẽ cho thấy một sự không ổn định, trong đó hai năm giảm điểm mạnh là 2010 và 2012. Năm 2010, Đà Nẵng đã giảm đi 6,19 điểm trong so với năm 2009, từ 75,96 điểm xuống còn 69,77; năm 2013, Đà Nẵng giảm 5,27 điểm so với năm 2011, từ 66,91 xuống 61,71. Điều này cho thấy vị thứ trên bảng xếp hạng của các địa phƣơng là nhờ sự vƣợt trội trong những chỉ số thành phần.
ảng 2.3. ết quả 10 chỉ số thành phần PCI 2013-2016 Chỉ số thành phần 2013 2014 2015 2016 Điểm số Thứ hạng Điểm số Thứ hạng Điểm số Thứ hạng Điểm số Thứ hạng Gia nhập thị trƣờng 8,40 5 9,03 3 9,19 2 9,22 3 Tiếp cận đất đai 7,98 3 6,42 9 6,35 16 6,29 11 Tính minh bạch 6,49 7 6,59 7 7,33 1 7,22 1 Chi phí thời gian 7,86 3 7,47 8 7,50 10 7,74 4 Chi phí không chính thức 7,50 14 6,35 4 6,11 11 6,51 2 Cạnh tranh bình đẳng 5,82 27 4,81 43 4,77 37 5,45 18 Tính năng động của chính quyền tỉnh 7,72 2 5,91 6 6,17 2 7,06 1 Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp 5,36 26 6,16 8 6,06 10 5,99 11 Đào tạo lao động 6,53 2 7,53 1 7,62 1 7,98 1 Thiết chế pháp lý 6,60 8 6,30 15 6,46 11 6,47 10
PCI 66,45 1 66,87 1 68,34 1 70 1
Hình 2.5. iểu đồ radar về chỉ số thành phần PCI Đà Nẵng trong 02 năm gần nhất
Thông qua biểu 2.5, chúng ta thấy rằng, Đà Nẵng là thành phố có các chỉ số thành phần cao, đồng thời, chúng ta dễ dàng nhận sự nổi trội hơn về (1) chi phí không chính thức; (2) tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉƣh ; (3) tính minh bạch trong chính sách điều hành; (4) đào tạo lao động và hạn chế đối với điểm số chỉ số về tiếp cận đất đai và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp. Theo số liệu, trong 02 năm 2015-2016, một số điểm số thành phần có sự cải thiện rất đáng ghi nhận nhƣ điểm số thành phố về chỉ số “chi phí không chính thức” tăng từ 6,11 điểm (ở vị trí 11) năm 2015 lên 6,51 (ở vị trí 2) năm 2016, vƣợt 9 bậc so với năm 2015; chỉ số “tính năng động của chính quyền” tăng từ 6,17 điểm (ở vị trí 2) lên 7,06 điểm năm 2016 định vị vị trí thứ 1 trong 63 tỉnh thành; về “đào tạo lao động” tăng từ 7,62 điểm (vị trí thứ 1) năm 2015 lên 7,98 điểm (vị trí thứ 1) năm 2016; ngoài ra điểm số thành phần có điểm số tuyệt đối cao nhất trong 10 chỉ số thành phần là “chi phí gia nhập thị trƣờng” đạt 9,19 điểm (vị trí 2) lên 9,22 điểm (vị trí 3), điều này cho thấy dù điểm số thành phần cao nhƣng sự vƣợt trội của từng điểm số phụ thuộc vào sự chệnh lệch điểm số của các chỉ số thành phần với các địa phƣơng khác mới có thể đánh giá đƣợc thế mạnh PCI của địa phƣơng.
Nhìn chung, kết quả nghiên cứu PCI đã chỉ ra Đà Nẵng là một trong những địa phƣơng có năng lực điều hành của chính quyền tỉnh tốt nhất trong phạm vi quốc gia. Trên cơ sở phân tích những chỉ tiêu phản ánh trực tiếp năng lực điều hành của chính quyền thành phố, tác giả mong muốn sẽ tìm ra đƣợc đâu là những điểm khác biệt trong việc tạo lập chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI của Đà Nẵng để quảng bá tiếp thị thƣơng hiệu chính quyền địa phƣơng thành phố đối với nhà đầu tƣ.