7. Tổng quan tài liệu
3.2.2. Những giải pháp triển khai trong dài hạn
a. Nâng cao chất lượng quy hoạch các dự án
Căn cứ theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ thị xã lần thứ XI để xác lập các quy hoạch phát triển, các kế hoạch dài hạn. Công tác quy hoạch là khâu quan trọng nhất, những nhà quản lý, lãnh đạo phải có tầm nhìn chiến lƣợc, lâu dài phù hợp với định hƣớng phát triển KT - XH; đồng thời quy hoạch phải đồng bộ với đầu tƣ, từ đó hạn chế tối đa thất thoát, lãng phí trong đầu tƣ xây dựng. Cụ thể là:
- Hệ thống quy hoạch phải đi trƣớc một bƣớc và phải nghiên cứu để xây dựng, thẩm định, phê duyệt chặt chẽ trên cơ sở phát huy tiềm năng của các ngành, vùng. Từ đó, xây dựng các đề án phát triển vùng kinh tế, khu công nghiệp, dân cƣ... Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng, chuẩn bị mặt bằng xây dựng trƣớc hết ở các vùng trọng điểm. Từ đó, sẽ căn cứ xác định các dự án cần đầu tƣ và lộ trình thực hiện chúng. Mỗi quy hoạch phải tính tới sự đồng
bộ giữa các bƣớc: đầu tƣ mới, vận hành, bảo dƣỡng, duy tu sau đầu tƣ... - Quy hoạch phải đảm bảo phát triển nhanh và bền vững các vùng, ngành trọng điểm để khai thác tốt tiềm năng; tạo bƣớc đột phá trong kinh tế. Đồng thời các khu vực khó khăn sẽ từng bƣớc hỗ trợ bằng vốn của NSNN. Quy hoạch phát triển ngành cần chú trọng đến hƣớng xuất khẩu; nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập. Tập trung hỗ trợ xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sự phát triển của các doanh nghiệp và của các nhà đầu tƣ.
- Khẩn trƣơng hoàn thành các quy hoạch của thị xã. Mỗi quy hoạch phê duyệt phải đảm bảo đƣợc tính ổn định; có tầm nhìn lâu dài; có đầy đủ luận cứ phù hợp với thực tế và phải công khai hóa để nhân dân biết và thực hiện, làm yên tâm các nhà đầu tƣ.
- Cần chấn chỉnh lại công tác quy hoạch tổng thể theo định hƣớng chung của thị xã. Gắn kết công tác quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH với quy hoạch các ngành, các vùng. Tránh tình trạng mỗi ngành, mỗi vùng đƣa nhiều mục tiêu, mà không quan tâm đến tính cân đối; tác động của các quy luật, yếu tố liên quan, dẫn đến các quy hoạch thiếu tính đồng bộ và khoa học.
- Khi quy hoạch phải lƣờng trƣớc mọi vấn đề bất khả kháng có thể xảy ra, để từ đó có mọi biện pháp nhằm hạn chế và khắc phục các tổn thất (nếu có); từ đó hạn chế tối đa và điều chỉnh kịp thời các dự án nằm trong vùng quy hoạch bị treo.
- Phải có các biện pháp chế tài cụ thể, quy kết trách nhiệm cho các tổ chức, cá nhân vi phạm trong công tác quy hoạch; bổ sung đầy đủ cán bộ có năng lực và trình độ. Trang bị điều kiện làm việc nhằm nâng cao chất lƣợng công tác dự báo và cập nhật các thông tin để điều chỉnh kịp thời, chính xác công tác quy hoạch. Các ngành, các cấp có trách nhiệm hƣớng dẫn các nhà đầu tƣ phát triển theo quy hoạch. Tránh tình trạng điều chỉnh quy hoạch tuỳ
tiện gây tác động tiêu cực đến chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội chung trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa nói riêng và của tỉnh Đắk Nông nói chung.
b. Hoàn thiện hệ thống pháp lý, đổi mới cơ chế chính sách quản lý đầu tư XDCB
Xây dựng các quy định cụ thể, chi tiết đủ mạnh, đủ sức răn đe, bổ sung sửa đổi các quy định pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo cho phù hợp với thực tế, đó là cơ chế công khai minh bạch, cơ chế cạnh tranh.
Cần quy định rõ trách nhiệm của các cấp quản lý đầu tƣ và xây dựng khi để xảy ra tình trạng lãng phí, thất thoát vốn đầu tƣ XDCB của nhà nƣớc do vi phạm các quy định quản lý đầu tƣ xây dựng.
Tăng cƣờng quyền hạn và trách nhiệm của chủ đầu tƣ theo hƣớng chủ đầu tƣ phải chịu trách nhiệm toàn bộ về dự án.
Cơ chế về đền bù, giải phóng mặt bằng cần đƣợc sửa đổi, bổ sung theo hƣớng đảm bảo đƣợc quyền lợi chung của 3 bên: Nhà nƣớc, chủ đầu tƣ và ngƣời dân. Đền bù thỏa đáng cho ngƣời phải di dời, đồng thời cũng phải có biện pháp cứng rắn yêu cầu chấp hành nghiêm chỉnh chủ trƣơng và quyết định của cấp có thẩm quyền về giải phóng mặt bằng.
Phát triển, khuyến khích hình thức đầu tƣ tín dụng thay cho hình thức cấp phát vốn đối với các dự án đầu tƣ xây dựng hạ tầng KT - XH có khả năng thu hồi vốn.