Nâng cao nhận thức của người lao động

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại trường cao đẳng nghề đà nẵng (Trang 26 - 27)

6. Tổng quan tài liệu

1.2.4. Nâng cao nhận thức của người lao động

Trình độ nhận thức của người lao động là trình độ phản ánh mức độ sự hiểu biết về chính trị, xã hội và tính tự giác trong hoạt động lao động tạo ra sản phẩm. [trang 15; 23]

Nhận thức của người lao động được coi là một trong các tiêu chí để đánh giá trình độ phát triển nguồn nhân lực, vì trình độ nhận thức của mỗi người khác nhau dẫn đến thái độ, hành vi làm việc của người này khác với người kia nên kết quả công việc khác nhau, điều này làm cho năng suất, hiệu quả công việc cũng khác nhau. Mặt khác, thái độ là quá trình kết hợp chặt chẽ giữa động cơ, cảm xúc, nhận thức và tư duy dưới sự tác động của các yếu tố môi

trường. Thái độ là cách thức chúng ta suy nghĩ, cảm giác và hành động hướng đến một số yếu tố môi trường. Thái độ có thể đi từ tích cực đến tiêu cực. Thái độ là sự phản ánh trung thực bản chất của lối sống cá nhân.

Liên quan đến thái độ, có thể hiểu, sự khác biệt giữa con người chỉ là rất nhỏ, nhưng khác biệt nhỏ này sẽ tạo ra một khác biệt lớn. Khác biệt nhỏ chính là thái độ còn khác biệt lớn có thể là tính tích cực, mà cũng có thể là tiêu cực và thông thường, sự khác biệt duy nhất giữa thành công và thất bại chính là thái độ. [trang 26-27; 28] Vì vậy, phải có giải pháp nâng cao nhận thức để có sự chuyển biến tích cực về thái độ của người lao động để họ hoàn thành tốt nhiệm vụ của tổ chức.

Để có thái độ, hành vi tích cực thì phải nâng cao năng lực nhận thức cho người lao động (còn được phản ảnh ở mức độ hiểu biết xã hội, chính trị,...), cần phải nâng cao chất lượng một cách toàn diện cả 3 mặt: Nâng cao kiến thức, phẩm chất đạo đức, năng lực công tác để sẵn sàng nhận nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Do vậy, nâng cao nhận thức được thể hiện ở hành vi, thái độ của người lao động được đánh giá qua sự hài lòng của các đối tượng có liên quan, đó là: người lao động, học sinh – sinh viên, và các cá nhân, đơn vị có quan hệ với nhà trường.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại trường cao đẳng nghề đà nẵng (Trang 26 - 27)