Cơ chế, chính sách sử dụng, bố trí sắp xếp nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại trường cao đẳng nghề đà nẵng (Trang 32 - 33)

6. Tổng quan tài liệu

1.4.1. Cơ chế, chính sách sử dụng, bố trí sắp xếp nguồn nhân lực

Chính sách sử dụng, bố trí, sắp xếp nguồn nhân lực... một cách hợp lý, tạo động lực cho nguồn nhân lực phát huy được tính năng động, sáng tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, quản lý...đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp phát triển giáo dục - đào tạo của tổ chức, đơn vị.

Vì vậy, cơ chế, chính sách sử dụng, bố trí sắp xếp nguồn nhân lực trong lĩnh vục đào tạo nghề là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực này ở các tổ chức, đơn vị.

Để phát huy hiệu quả nguồn nhân lực trong các tổ chức dạy nghề, tổng cục dạy nghề cần ban hành những chính sách cần thiết nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực như:

+ Chính sách tiền lương phù hợp, tương xứng với sức lao động, năng lực cá nhân....đảm bảo đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên sống được bằng lương của mình để yên tâm công tác, phục vụ lâu dài cho sự nghiệp đào tạo của nhà trường. + Chính sách phụ cấp ưu đãi đối hợp lý đối với các chức danh, học hàm, giảng viên chính v.v…

+ Chính sách sử dụng nhân tài, nhân lực có trình độ cao (thạc sỹ, tiến sỹ, PGS, GS) là những yếu tố góp phần phát triển nguồn nhân lực của nhà

trường, tổ chức dạy nghề. Do vậy, cần thiết phải có chế độ chính sách phù hợp để “giữ chân” nguồn nhân lực nhằm khai thác hiệu quả năng lực (kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng) cho tổ chức, đơn vị.

+ Chính sách phong tặng danh hiệu cao quý như: Nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân; phong tặng học hàm: Phó Giáo sư, Giáo sư... phải được duy trì thường xuyên, công khai nhằm tôn vinh sự đóng góp của nhà giáo.

Tóm lại, cơ chế, chính sách sử dụng nguồn nhân lực dào tạo nghề phải linh hoạt, hợp lý, đủ mạnh và phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, tạo được động lực khuyến khích giảng viên, cán bộ quản lý nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghề nghiệp, phát triển nghề nghiệp góp phần phát triển nguồn nhân lực của tổ chức.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại trường cao đẳng nghề đà nẵng (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)