Thực trạng về tạo động lực thúc đẩy

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại trường cao đẳng nghề đà nẵng (Trang 62 - 65)

6. Tổng quan tài liệu

2.2.5. Thực trạng về tạo động lực thúc đẩy

a. Thực trạng về tạo điều kiện môi trường làm việc

Trong thời gian qua, mặc dù đã tạo điều kiện cho giáo viên đi học để nâng cao trình độ, tuy nhiên lại chưa thực sự quan tâm đến nguyện vọng của giáo viên. Mặc dù đi học nhưng vẫn khó có thể sắp xếp thời gian để đi học, giờ giảng vẫn còn nhiều, cho nên một số giáo viên chưa chuyên tâm trong việc nâng cao trình độ cũng như học hỏi kinh nghiệm thực tế.

Qua điều tra, số giáo viên chưa thực sự hài lòng về công việc của mình chiếm 28%. Nguyên nhân do điều kiện làm việc, mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên, mức lương chưa tương xứng…Từ đó, dẫn đến hiệu suất công việc chưa cao, khó có thể thăng tiến trong công việc. Từ sự không hài lòng, giáo viên có khả năng chuyển đổi công việc nếu có điều kiện tốt hơn.

Mặt khác, vẫn còn hiện tượng sống lâu thành lão làng, chủ yếu dựa vào thâm niên công tác để đề bạt. Một số giáo viên qua đào tạo làm việc tốt nhưng vẫn không có cơ hội phát triển. Việc luân chuyển các vị trí quản lý chưa cao. Chưa có mô hình để nhằm khuyến khích thúc đẩy giáo viên trở thành quản lý.

(Nguồn: Xử lý từ số liệu điều tra) Hình 2.6. Mức độ hài lòng của giáo viên tại trường

Từ sự không hài lòng của đội ngũ giáo viên về công việc người lao động sẽ có khả năng chuyển đổi công việc mới nếu có điều kiện tốt, đây cũng là một vấn đề mà trường cần xem xét. Chính vì vậy, trong thời gian đến nhà trường cần quan tâm tạo điều kiện hoặc hỗ trợ nhiều hơn nữa đến việc phát triển và định hướng nghề nghiệp cho giáo viên.

(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra) Hình 2.7. Mức độ tạo điều kiện cho giáo viên tham gia khóa đào tạo

Qua số liệu ta thấy, giáo viên đánh giá về mức độ tạo điều kiện tham gia khóa đào tạo là tốt chỉ có 10%, khá 26%.

Mức tạo điều kiện cho giáo viên tham gia khóa đào tạo

10, 10% 26, 26% 39, 39% 25, 25% Tốt Khá TBình Kém

Hiện nay, nhà trường chưa có tiêu chí rõ ràng và nhất quán trong việc đề bạt giáo viên lên làm quản lý. Cách đề bạt cán bộ còn phụ thuộc rất nhiều quan hệ cá nhân lãnh đạo nhà trường. Các quy định cụ thể về quyền và trách nhiệm của người quản lý các bộ phận, các đơn vị chưa gắn kết với kết quả và hiệu quả hoạt động. Vì vậy, việc quy hoạch, lựa chọn lãnh đạo, quản lý các bộ phận nhiều khi mang tính chủ quan, hình thức, thiếu căn cứ.

Nhà trường chưa có mô hình phát triển nhằm khuyến khích, thúc đẩy giáo viên phấn đấu để vươn lên trở thành tổ trưởng bộ môn, phó khoa, trưởng,...đến các vị trí cao hơn.

b. Về công tác tiền lương

Trường thấy được yếu tố này là quan trọng đối với giáo viên, nên những năm gần đây công tác chế độ đãi ngộ được chú ý cải tiến, nâng cao, và vận dụng hợp lý chế độ tiền lương đối với giáo viên. Do yếu tố đặc thù là viên chức nên mức lương theo quy định hiện hành.

Động lực thúc đẩy giáo viên là vấn đề mà nhà trường luôn quan tâm, xem đó như là yếu tố ngắn hạn nhưng thúc đẩy giáo viên làm việc hiệu quả, hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy, Điều này thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.17. Thống kê tổng thu nhập/tháng của giáo viên qua các năm học

ĐVT: 1.000đ Năm học 2012-2013 2013-2014 2014-2015 So sánh năm 2015/2012 (%) Giáo viên 3.500 4.200 4.700 134,4

(Nguồn: phòng Tài chính-kế toán)

Ta thấy, tình hình chung về thu nhập của đội ngũ giáo viên có tăng so với các năm trước, đây chính là điều kiện cơ bản để người lao động ổn định thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Tuy nhiên, so với các trường trên địa bàn thì mức lương của giáo viên còn thấp. Tiền lương bình quân tháng các giáo viên,... từ 3,5 – 4,0 triệu đồng/ giáo viên. Đồng thời xếp loại thi đua hàng quý theo A, B, C (A: 1, B: 0,8, C: 0,6). Cho nên, trung bình mỗi tháng thu nhập mỗi giáo viên khoảng 4,0 triệu đến 4,5 triệu đồng.

c. Về chế độ khen thưởng, đãi ngộ

Hàng năm trường có đánh giá xếp loại cho từng đơn vị và cá nhân từ đó có chế độ khen thưởng như: Đơn vị lao động suất sắc, chiến sĩ thi đua nhưng chưa cao, chưa tạo được động lực cho nhân viên phấn đấu.

Các chính sách và chế độ đãi ngộ của trường đối với trường có quan tâm nhưng chưa thực sự khuyến khích giáo viên có động lực làm việc. Trường cần có chế độ ưu đãi thích hợp hơn để thu hút và giữ chân giáo viên sau khi đào tạo.

Bên cạnh đó, trong những năm gần đây do khó khăn về kinh tế thị trường cũng ảnh hưởng đến nguồn tuyển sinh, và trường cũng đầu tư nâng cấp một số phòng học. Vì thế, trường đã cắt giảm một số khoản phụ cấp cgo giáo viên, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần làm việc của giáo viên trong trường.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại trường cao đẳng nghề đà nẵng (Trang 62 - 65)