Đối với trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng:

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại trường cao đẳng nghề đà nẵng (Trang 93 - 104)

6. Tổng quan tài liệu

3.4.3. Đối với trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng:

- Cần nhanh chóng hoàn thành xây dựng định hướng chiến lược, qui hoạch phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề từ nay đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển nhà trường theo đề án phát triển Trường.

- Tạo mọi điều kiện về thời gian, kinh phí để động viên, khuyến khích giáo viên học tập, tự học tập nâng cao trình độ (đặc biệt là giáo viên mới ra trường, giáo viên có hoàn cảnh khó khăn)

- Quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ cụ thể của giáo viên đối với công tác học tập, nghiên cứu khoa học

- Khoa Sư phạm nghề của Trường phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thông qua các lớp bồi

dưỡng chuyên đề, bồi dưỡng chuyên sâu, bồi dưỡng phương pháp dạy học mới, bồi dưỡng kỹ năng nghề (bao gồm cả kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học) để nâng tầm kiến thức chuyên sâu chứ không phải chỉ chuyên vào đào tạo chứng chỉ sư phạm nghề. Bồi dưỡng (ngắn hạn, dài hạn) về quản lý giáo dục cho giáo viên và các đối tượng làm công tác quản lý giáo dục trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng nói riêng và cho các Tỉnh khu vực Miền trung và Tây nguyên nói chung. Mặt khác, có thể xem xét tổ chức các lớp học ngoài giờ (vào các buổi tối) nhằm tạo điều kiện để các đơn vị cử người tham gia học tập nhiều hơn và người học vừa bảo đảm được công việc chuyên môn của mình, vừa tham gia học tập đầy đủ theo quy định của Nhà trường.

- Ngoài học tập chuyên môn (chuyên sâu và nâng cao) nhà trường cũng phải quy định cho các đối tượng giáo viên phải tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng về lý luận chính trị, quản lý nhà nước. Ràng buộc về tiêu chí trình độ tin học, ngoại ngữ đối với giáo viên đặc biệt là giáo viên trẻ …

Nghiên cứu vận dụng thực hiện các giải pháp đã đề xuất trong đề tài nhằm nhanh chóng phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề tại trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng phù hợp với yêu cầu và điều kiện thực tế ở Trường, nhằm phát triển nhà trường bền vững. Để thực hiện được việc phát triển đội ngũ cần kết hợp thực hiện đồng bộ các giải pháp và đòi hỏi sự nỗ lực của mỗi giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề tại Trường./.

KẾT LUẬN

Phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề tại trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng là một trong những nhiệm vụ chủ yếu, có tầm quan trọng hàng đầu, có ý nghĩa quyết định trong chiến lược phát triển của nhà trường trong tương lai, nhằm đạt tới mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ thành phố, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

Trong chiến lược phát triển Trường từ nay đến 2020, với quy mô đào tạo bình quân hàng năm là 6.000 HS-SV. Để tạo thương hiệu của Trường trong đào tạo, đòi hỏi trong quản lý chỉ đạo của nhà trường phải quan tâm xây dựng đồng bộ các mặt hoạt động (cơ sở vật chất, thiết bị phương tiện dạy học; phát triển đội ngũ giáo viên cán bộ quản lý dạy nghề; Xây dựng kế hoạch đào tạo; môi trường làm việc, dạy học …), trong đó phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghềlà khâu có tính chất quyết định then chốt.

Vì vậy, phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề cần phải có những chính sách hợp lý về chế độ đãi ngộ vật chất, lẫn tinh thần, tạo môi trường làm việc thuận lợi đối với đội ngũ giáo viên, tập trung nguồn lực để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng và nhận thức của người giáo viên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1] TS. Trần Kim Dung (2003), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Thống kê. [2] Đặng Văn Doanh (2008), Biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường

Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thái Nguyên, Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục, Đại học Thái Nguyên

[3] Ths.Nguyễn Văn Điềm – PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân (2004), giáo trình quản trị nhân lực , NXB Lao động xã hội , Hà Nội.

[4] Đỗ Đức Định (1998), đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực ở các nước ASEAN và một số nước kinh tế công nghiệp mới ở Châu Á, Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội.

[5] Số liệu thống kê thực trạng đội ngũ trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng (2012)

[6] PGS- TS. Nguyễn Văn Tài (2003), Nguồn nhân lực Việt Nam: vấn đề đào tạo, thu hút và sử dụng, Kỷ yếu hội thảo về phát triển nguồn nhân lực, TPHCM.

[7] Nguyễn Thanh (2002) , Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội

[8] TS.Nguyễn Quốc Tuấn (2006), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Thống kê [9] TS.Võ Xuân Tiến (2010), “Một số vấn đề về đào tạo và phát triển nguồn

nhân lực”,tạp chí Khoa học công nghệ, Đại học Đà Nẵng

Tiếng Anh

[10] B.B.MAHAPATRO (2010), Human resource management, NXB New Age international limited, publishers.

[11] Business Edge (2010), Đào tạo nguồn nhân lực : làm sao để khỏi “ném tiền qua cửa sổ”, NXB Trẻ.

[12] GEORGE T. MILKOVICH, JOHN W. BOUDREAU (2002), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Thống kê.

[13] Martin Hilb (2003), Quản trị nhân sự tổng thể, NXB Thống kê.

[14] MICHAEL ARMSTRONG (2009), Armstrong`s handbook of human resource management practice, NXB Replika Press Pvt Ltd

[15] http://en.wikipedia.org/wiki/ Learning_ organization.

[16] http://en.wikipedia.org/wiki/Human_resource_development [17] http://alumnus.caltech.edu/~rouda/T1_HRD.html

PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ NHU CẦU CỦA GIÁO VIÊN

Kính chào Thầy (Cô)!

Xin Thầy (Cô) vui lòng dành chút thời gian để trả lời các câu hỏi dưới đây. Các thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

Thầy (Cô) vui lòng đánh dấu “X” vào ô phù hợp. Trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ và hợp tác từ Thầy (Cô)!

1/ Đánh giá về kỹ năng nghề nghiệp của Thầy (Cô):

Tiêu chí Thành thạo Chưa

thành thạo Yếu

Kỹ năng làm việc nhóm

Kỹ năng thiết kế bài giảng điện tử Kỹ năng soạn thảo giáo án tích hợp Kỹ năng thiết kế Slide

Kỹ năng văn phòng

Kỹ năng lập kế hoạch công tác

Kỹ năng sử dụng tiếng anh (đọc, hiểu, dịch)

2/ Mức độ hài lòng của Thầy (Cô) đối với chất lượng nguồn nhân lực tại trường: Rất hài lòng Hài lòng Bình thường Không hài lòng Rất không hài lòng

3/ Thầy (Cô) đánh giá về mức độ nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các khoá khoá học:

Tốt Khá

Trung bình Kém

4/ Thầy (Cô) có mong muốn được tham gia đào tạo các khoá học: Rất mong muốn

Mong muốn Bình thường

Không mong muốn

5/ Động cơ khiến Thầy (Cô) mong muốn tham gia các khoá đào tạo: Tăng thu nhập

Nâng cao trình độ chuyên môn Thăng tiến trong công việc Có nhiều mối quan hệ An toàn trong công việc

6/ Thầy (Cô) mong muốn đào tạo theo phương pháp: Đào tạo ngoài nơi làm việc

Đào tạo tại nơi làm việc

7/ Thầy (Cô) mong muốn đào tạo theo hình thức: Chương trình ngắn hạn

Chứng chỉ ngắn hạn Tập huấn, bồi dưỡng Hướng dẫn trực tiếp

8/ Đánh giá về nhận thức của Thầy (Cô) trong công tác giảng dạy:

Tiêu chí Tốt Bình thường

Kém

Mức độ tận tình với sinh viên Luôn coi sinh viên là khách hàng để phục vụ

Thực hiện tốt công tác giảng dạy Cần phát triển nguồn nhân lực trong trường

9/ Thông tin cá nhân của Thầy (Cô): - Giới tính: Nam Nữ

- Độ tuổi: Dưới 30 30-40

41-50 51-55 Trên 55 - Thâm niên công tác tại trường:...

KẾT QUẢ ĐIỀU TRA

Bảng 1: Đánh giá kỹ năng nghề nghiệp của giáo viên

Tiêu chí Thành thạo Chưa thành thạo Yếu Tần suất Phần trăm (%) Tần suất Phần trăm (%) Tần suất Phần trăm (%) Kỹ năng làm việc nhóm 67 67 28 28 5 5

Kỹ năng thiết kế bài giảng điện tử

54 54 37 37 9 9

Kỹ năng soạn thảo giáo án tích hợp

56 56 29 29 15 15

Kỹ năng thiết kế Slide 47 47 45 45 8 8

Kỹ năng văn phòng 93 93 7 7 0 0 Kỹ năng lập kế hoạch công tác 83 83 17 17 0 0 Kỹ năng sử dụng tiếng anh (đọc, hiểu, dịch) 25 25 26 26 49 49

Bảng 2: Mức độ hài lòng của giáo viên

Tiêu chí Tần suất Phần trăm (%)

Rất hài lòng 3 3

Hài lòng 36 36

Bình thường 33 33

Không hài lòng 21 21

Bảng 3: Mức độ tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các khoá đào tạo

Tiêu chí Tần suất Phần trăm (%)

Tốt 10 10

Khá 26 26

Trung bình 39 39

Kém 25 25

Bảng 4: Nhu cầu được tham gia đào tạo

Tiêu chí Tần suất Phần trăm (%)

Rất mong muốn 26 26

Mong muốn 49 49

Bình thường 20 20

Không mong muốn 5 5

Bảng 5: Động cơ khiến giáo viên mong muốn tham gia đào tạo

Tiêu chí Tần suất Phần trăm (%)

Thu nhập 24 24

Nâng cao trình độ chuyên môn 56 56

Thăng tiến trong công việc 16 26

Có nhiều mối quan hệ 2 2

An toàn trong công việc 2 2

Bảng 6: Phương pháp đào tạo

Tiêu chí Tần suất Phần trăm (%)

Đào tạo tại nơi làm việc 42 42

Bảng 7: Hình thức đào tạo

Tiêu chí Tần suất Phần trăm (%)

Chương trình ngắn hạn 10 10

Chứng chỉ ngắn hạn 32 32

Tập huấn, bồi dưỡng 16 16

Hướng dẫn trực tiếp 42 42

Bảng 8: Nhận thức của giáo viên

Tiêu chí Tốt Bình thường Kém Tần suất Phần trăm (%) Tần suất Phần trăm (%) Tần suất Phần trăm (%) Mức độ tận tình với sinh viên 56 56 38 38 4 4

Luôn coi sinh viên là khách hàng để phục vụ 47 47 35 35 18 18 Thực hiện tốt công tác giảng dạy 59 59 32 32 9 9 Cần phát triển nguồn nhân lực trong trường

Bảng 9: Thông tin cá nhân

Giới tính Tần suất Phần trăm (%)

Nam 42 42

Nữ 58 58

Độ tuổi Tần suất Phần trăm (%)

Dưới 30 14 14

30 – 40 39 39

41 – 50 43 43

51 – 55 3 3

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại trường cao đẳng nghề đà nẵng (Trang 93 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)