6. Tổng quan tài liệu
1.4.3. Các nhân tố thuộc về người lao động
- Học tập nâng cao trình độ chuyên môn: Đây là yếu tố thuộc về cá nhân bao gồm người lao động, xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của học tập nâng cao trình độ nhằm theo kịp với sự phát triển của khoa học, công nghệ để hoàn thành được nhiệm vụ chuyên môn trong hiện tại và tương lai, điều này, nếu nhận thức đúng đắn thì tạo điều kiện thuận lợi nâng cao kiến thức và kỹ năng góp phần làm cho nguồn nhân lực của tổ chức, đơn vị ngày càng phát triển.
- Năng lực quản lý, điều hành của cán bộ quản lý, trong đó quan trọng là cán bộ làm công tác phát triển nguồn nhân lực trước hết, phải có kiến thức về nguồn nhân lực vững vàng, có bản lĩnh, được trang bị kỹ năng hoạch định, xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực; có tầm nhìn về con người từ khâu tuyển dụng, đào tạo, sử dụng...để góp phần phát triển nguồn nhân lực của tổ chức, đơn vị.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã trình bày khái quát những vấn đề lý luận về nguồn nhân lực, đặc điểm nguồn nhân lực trong tổ chức giáo dục. Chương 1 cũng đã tập trung phân tích, làm rõ khái niệm, mục đích, vai trò của phát triển nguồn nhân lực, phân tích nội dung phát triển nguồn nhân lực, đưa ra các hình thức phát triển nguồn nhân lực, đồng thời cũng làm rõ tính tất yếu của việc phát triển nhân lực trong giáo dục. Những vấn đề trên là những cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng để nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên cho trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng trong chương 2 và chương 3.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐÀ NẴNG