6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.1. Về khái niệm và cấu trúc của đời sống tinh thần
Khi nói về đời sống tinh thần của con ngƣời, Platon sử dụng thuật ngữ tiếng Hy Lạp ψυχή (phiên âm theo mẫu tự Latin là: psukhḗ đọc: xi - khê, chuyển ngữ sang tiếng Anh: Psyche, đọc: xai - ki). Psyche đƣợc hiểu với nhiều nghĩa rất phong phú, có khi đƣợc dịch là linh hồn hay tâm hồn (soul),
tinh thần hay tâm linh (spirit). Vì Theo Platon “psyche” có cấu trúc ba phần, bao hàm cả tâm lý, tinh thần, lý trí nên có lẽ vì thế trong khi dịch tác phẩm “Cộng hòa”, Đỗ Khánh Hoan dùng thuật ngữ “tâm trí”. Tuy nhiên, khi nói về sự bất tử, có trƣớc cơ thể và tồn tại sau cái chết của cơ thể trong một số tác phẩm, nhƣ “Phaidon” thì psyche có thể đƣợc hiểu nhƣ là “linh hồn”. Trong luận văn của mình, chúng tôi dùng thuật ngữ “đời sống tinh thần” để diễn đạt một cách khái quát hơn tất cả quan điểm của Platon về vấn đề này, vì “linh hồn” theo Platon chỉ là một bộ phận cấu thành đời sống tinh thần của con ngƣời mà thôi. Quan điểm Platon về đời sống tinh thần của con ngƣời mà luận văn nghiên cứu còn bao hàm cả vấn đề nhận thức, giáo dục, nghệ thuật, đạo đức, hạnh phúc, v.v…
Trong tác phẩm “Chính thể cộng hòa”, đời sống tinh thần (tâm trí) của con ngƣời đƣợc Platon trình bày với cấu trúc ba phần:
Phần lý trí, tiếng Hy Lạp: λογιστικόν (logistikon) (xuất phát từ logos),
tức là lý tính của con ngƣời, nó có đặc trƣng là yêu mến chân lý và luôn luôn
hƣớng tới việc học tập, nghiên cứu.
Phần tinh thần, tiếng Hy Lạp thymoeides (xuất phát từ thymos) là bộ
phận trọng danh dự, yêu mến tiếng tăm, danh vọng, hay phẫn nộ khi bị xúc
phạm.
Phần ham muốn vật chất, tiếng Hy Lạp: epithymetikon (xuất phát
từ epithymia). Nó ham muốn của cải, tiền tài, tìm kiếm khoái lạc trong ăn uống, tình dục.
Trong “Chính thể cộng hòa”, Platon phân tích, nêu đặc trƣng từng yếu
tố và chỉ ra mối quan hệ giữa ba phần trong tâm trí. Mƣợn lời Socrates, ông
tuyên bố: “Ngô bối chia tâm trí con ngƣời ra làm ba phần tƣơng ứng với ba giai cấp trong thành quốc” [7, tr. 628]. (các từ “ngô bối”, “bản nhân”… đƣợc Đỗ Khánh Hoan dùng có nghĩa là “ta” hay “tôi”)
Nói về phần ham muốn vật chất, Platon (thông qua phát biểu của
Socrates) miêu tả cụ thể nhƣ sau: “Ngô bối gọi là thèm muốn, thèm ăn, thèm
uống, thèm sinh lý, vân vân, ngô bối cũng gọi là thèm của, vì của cải là phƣơng tiện thỏa mãn thèm muốn loại này.” “Do vậy ngô bối có lý khi gọi động lực phần này là yêu tiền và hám của” [7, tr. 629].
Nói về phần tinh thần dũng cảm, Platon cũng mƣợn lời Socrates đặt ra câu hỏi và tự trả lời: “Nếu ngƣời đó nghĩ bản thân bị đối xử bất công thì sao? Trong trƣờng hợp nhƣ thế tinh thần sôi sục, khăng khăng chống trả đến cùng, liên minh chiến đấu với điều ngƣời đó nghĩ là công bình, dù phải kiên trì chịu đựng, thẳng vƣợt đói khát, giá lạnh và thử thách tƣơng tự. Phẫn nộ sẽ đứng thẳng hiên ngang, cƣơng quyết, không ngừng cố gắng, không ngừng phấn đấu, mà phấn đấu đến hơi thở cuối cùng hoặc thắng lợi, tới lúc lý trí bên trong vẫy gọi, nhƣ mục phu réo gọi chó chăn cừu, bảo bình tĩnh mới thôi” [7, tr. 328].
Ngoài hai phần trên, Platon đặc biệt chú ý và đề cao phần lý trí của con ngƣời. Thông qua Socrates, ông nói: “Hơn thế, hiển nhiên ai nấy đều thấy phần mà nhờ đó ngô bối học hỏi hoàn toàn và luôn luôn nhằm tìm hiểu sự thật nằm ở chỗ nào, trong ba phần thì phần này ít quan tâm tới tiền của và danh vọng hơn cả”. “Bởi thế ngô bối có thể gọi động lực tƣơng ứng chỗ này là trí thức, yêu học hỏi và triết lý, ham hiểu biết” [7, tr. 629 - 630].
Tuy tâm trí mỗi ngƣời đều có cấu trúc ba phần nhƣ vậy, nhƣng tùy từng hoàn cảnh, từng loại ngƣời mà trong ba phần đó có một phần chiếm ƣu thế so
với hai phần còn lại. Platon mƣợn lời Socrates đặt ra câu hỏi và mƣợn lời Glaucon để trả lời khẳng định: “Vậy tùy hoàn cảnh một trong ba động lực chiếm ƣu thế, phần này hoặc phần kia đôi khi chế ngự tâm trí con ngƣời, đúng không?
- Thƣa, đúng vậy” [7, tr. 630].
Chính vì thế mà trong xã hội có những hạng ngƣời khác nhau về tính cách. Platon (mƣợn lời Socrates) rút ra kết luận: “Đó là lý do tại sao ngô bối chia mẫu ngƣời ra làm ba loại cơ bản tùy theo động lực: mẫu ngƣời yêu hiểu biết, mẫu ngƣời yêu thắng lợi, mẫu ngƣời yêu tiền của” [7, tr. 630].
Platon nêu lên mối quan hệ giữa ba phần trong tâm trí con ngƣời: Phần lý trí nắm vai trò chỉ huy, chế ngự phần ham muốn vật chất. Ví dụ, khi một ngƣời khát thì chỉ thèm uống, không có gì ngăn cản anh ta cả. Nhƣng trong thực tế có ngƣời đói mà không ăn, khát mà không uống. Socrates hỏi: “Có nên nói trong tâm trí ngƣời khát có yếu tố bảo uống, cùng lúc lại có yếu tố ngăn cản, chế ngự yếu tố kia không? [7, tr. 326], và theo Platon, chỉ có lý trí mới ngăn cản đƣợc phần ham muốn vật chất, dù có có thèm ăn cũng không ăn, có thèm uống cũng không uống.
Theo Platon, một tâm trí đúng đắn phải có sự hài hòa giữa ba phần. Một tâm hồn công bằng, chính trực là một tâm hồn trong đó lý trí nắm vai trò chỉ huy, tinh thần đứng về phía lý trí để đấu tranh kiềm chế phần ham muốn vật chất. Thông qua Socrates, ông chỉ ra: “Vậy ngô bối phải nhớ mỗi cá nhân trong số ngô bối cũng sẽ công bình chính trực, thực hiện chức năng đúng đắn, nếu mỗi phần trong cá nhân hoàn thành đúng đắn chức năng của mình”. “Bởi thế lý trí phải chỉ huy, vì sáng suốt và tiên liệu mọi thứ về tâm trí, tinh thần phải tuân theo, về phe ủng hộ lý trí” [7, tr. 331]. “Hai yếu tố phải canh chừng không để khao khát vơ vét thèm muốn gọi là thể xác, vì nếu không sẽ trở nên quá lớn, quá mạnh không lo làm việc của mình lại tìm cách lấn chiếm, chèn
ép, kiểm soát yếu tố khác, khao khát không có quyền làm vậy, nhƣ thế sẽ đảo lộn đời sống con ngƣời” [7, tr. 332].
Lý luận về linh hồn có cấu trúc ba phần cũng đã đƣợc Platon bàn đến và minh họa trong Chuyện ẩn dụ về cổ xe ngựa (the Allegory of the Chariot) trong tập đối thoại Phaedros (tiếng Anh: Phaedrus) có lẽ đƣợc viết trƣớc tác phẩm “Chính thể Cộng hòa”, trong đó ngƣời điều khiển xe (charioteer) đại diện cho lý trí, con ngựa trắng, đẹp bên phải đại điện cho tinh thần và con ngựa đen xấu xí bên trái đại diện cho dục vọng vật chất [65].
Theo Platon, toàn bộ tâm trí của thần thánh thì bất tử, nhƣng của con ngƣời thì có một phần bất tử, một phần không. Trong ba phần của tâm trí con ngƣời thì lý trí là linh hồn bất tử của con ngƣời có nguồn gốc thần thánh, còn hai phần kia (tức hai con ngựa) thì không bất tử. Trong “Phaedrus”, Platon (thông qua Socrates) nói: “Toàn bộ linh hồn là bất tử vì nó là nguồn gốc của mọi vận động trong nó và trong những cái khác”. Platon lập luận rằng linh hồn là “tự vận động” nên không bao giờ ngừng vận động và vì thế mà bất tử. Còn các phần khác vận động đƣợc là do sự thúc đẩy bên ngoài nên khi sự thúc đẩy không còn nữa thì nó sẽ ngừng vận động. “Linh hồn bất tử sẽ bay vút lên trời, còn phần không bất tử sẽ rơi xuống và cƣ ngụ trên trái đất” [65].