MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA QUAN ĐIỂM PLATON VỀ ĐỜI SỐNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quan điểm của platon về đời sống tinh thần của con người qua một số tác phẩm (Trang 88 - 105)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2. MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA QUAN ĐIỂM PLATON VỀ ĐỜI SỐNG

TINH THẦN CỦA CON NGƢỜI QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM

Bên cạnh những tƣ tƣởng có giá trị thì quan điểm của Platon về đời sống tinh thần của con ngƣời qua một số tác phẩm còn có những hạn chế nhƣ sau:

Thứ nhất, Platon đã rơi vào quan điểm duy tâm khách quan khi xem xét bản chất của đời sống tinh thần của con người ở một linh hồn bất tử có trước cơ thể.

Trong tác phẩm “Phaidon” và một số tác phẩm khác, Platon đã sử dụng

các lập luận từ nguồn gốc sự sống, lập luận biện chứng từ mối quan hệ giữa các mặt đối lập, lập luận từ sự hồi tƣởng của linh hồn để chứng minh linh hồn có trƣớc cơ thể và đi đến kết luận về sự bất tử của linh hồn. Tuy nhiên, lập luận biện chứng của ông có điểm không đúng. Hai mặt đối lập ngoài những điểm khác biệt còn có nhiều điểm chung, đồng nhất với nhau, do vậy không thể từ mặt đối lập này để suy ra mặt đối lập kia bằng cách đối lập chúng một cách cứng nhắc. Ví dụ, từ sự thật là cơ thể không bất tử không thể suy ra linh hồn, mặt đối lập với cơ thể là bất tử đƣợc, vì không bất tử là điểm chung của

cơ thể và linh hồn, khi cơ thể chết đi thì linh hồn cũng không còn, nhƣ điều khẳng định của quan điểm duy vật biện chứng.

Platon đã xây dựng lên học thuyết về linh hồn bất tử nhƣ một lâu đài vững chắc bên trong chứa đựng nhiều tƣ tƣởng duy tâm, thần bí và mang tính chất tôn giáo. Chính điều này đã ảnh hƣởng đến các nhà triết học sau này đặc biệt là tƣ tƣởng thiên chúa giáo và các nhà triết học tôn giáo thời trung cổ và tƣ tƣởng của một số nhà triết học cận hiện đại. Học thuyết về linh hồn bất tử đƣợc thể hiện trong triết học của Platon đã thể hiện qua tác phẩm của Philo Judaeus, nhà triết học Do Thái, cƣ ngụ tại thành Alexandria vào thế kỷ thứ 1 sau Tây Lịch. Vào thế kỷ thứ III sau CN, nhà triết học Plotinus đã khai triển nền triết học Plato - Mới (Neo - Platonism) tại thành phố Roma. Các nhà thần học Clement of Alexandria, Origen, Boethius và Thánh Augustine là những ngƣời chịu ảnh hƣởng của nền triết học Platon đồng thời các ý tƣởng của Platon đã đóng vai trò chính yếu trong việc phát triển nền thần học Thiên Chúa giáo (Christian theology) cũng nhƣ các tƣ tƣởng Hồi giáo (Islamic thoughts) của thời Trung Cổ.

Qua thế kỷ III, Aristotle đã là nhà triết học cổ Hy Lạp gây nên nhiều ảnh hƣởng mạnh nhất trong thế giới tƣ tƣởng Thiên Chúa giáo nhƣng bƣớc sang thời kỳ Phục Hƣng (the Renaissance), Hàn lâm viện Florantine do gia đình Medici thiết lập, lại chú trọng vào nền triết học của Platon. Đƣợc thành lập vào thế kỷ XV gần thành phố Florence, các nhân viên của Hàn lâm viện này dƣới sự điều khiển của Marsilio Ficino, đã nghiên cứu các tác phẩm của Platon viết bằng tiếng Hy Lạp.

Tại nƣớc Anh, học thuyết của Platon đã sống lại vào thế kỷ 17 do Ralph Cudworth và các ngƣời cộng tác, những học giả này đƣợc gọi là “The Cambridge Platonists” (nhóm theo Platon thuộc trƣờng Đại Học Cambridge). Họ cố công dùng các lời giảng dạy của Platon và cách diễn đạt

của nhóm Platon mới để làm hòa hợp lý trí (reason) với tôn giáo. Qua thế kỷ XX, các nhà tƣ tƣởng nhƣ Alfred North Whitehead cũng nghiên cứu và phổ biến các công trình của Platon.

Các tác phẩm đối thoại của Platon đã đƣợc dịch sang nhiều ngôn ngữ khác nhau và đƣợc phổ biến bằng nhiều ấn bản. Một trong các bản dịch đƣợc nhiều học giả biết tới nhất là của ông Benjamin Jowett, thuộc trƣờng Đại Học Oxford, nƣớc Anh.

Học thuyết về linh hồn bất tử của Platon đã đối nghịch và chống lại tri thức khoa học của con ngƣời về cái chết. Học thuyết về linh hồn bất tử cũng giống với các tƣ tƣởng của phƣơng Đông đặc biệt là trong triết học Ấn Độ cổ đại. Chúng ta có thể bắt gặp tƣ tƣởng về đấng tối cao “Brahman”, “nghiệp”, “kiếp”, và “luân hồi”. Hay xa hơn nữa là quan niệm về “ma” của một số quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.

Thứ hai, Platon đã phạm sai lầm cứng nhắc khi phân chia các giai cấp

xã hội dựa vào cấu trúc của đời sống tinh thần của cá nhân.

Ông đã không chú ý đến những điều kiện xã hội khác và nhất là chế độ

tƣ hữu. Trong tác phẩm “Chính thể cộng hòa” về việc phân chia tầng lớp xã

hội, Platon chỉ dựa trên phẩm chất tinh thần và năng lực bẩm sinh, ông dựa trên cơ sở lý luận về linh hồn bất tử có trƣớc cơ thể nên đã phạm sai lầm cứng nhắc, không thấy tính biến động thường xuyên của phân tầng xã hội. Đồng thời Platon không thấy mối quan hệ kinh tế giữa các tầng lớp.

Ngƣời ta thƣờng chê trách rằng Platon chƣa ý thức đƣợc sự đổi thay thăng trầm của tất cả các chế độ kinh tế, văn hóa cũng nhƣ chính trị. Ông phân loại ngƣời thành những tầng lớp không khác gì nhà côn trùng học phân loại các côn trùng. Ông còn tạo ra các huyền thoại để bắt buộc dân chúng tin tƣởng vào sự phân loại ấy. Quốc gia của Platon là một quốc gia thủ cựu, thuật

chính trị của Platon thiếu sự tế nhị mềm dẻo, nó đề cao trật tự mà không đề cao sự tự do, nó thích cái đẹp mà không biết nuôi dƣỡng các nghệ sĩ.

Chúng ta có thể kết luận rằng tầng lớp lãnh đạo của Platon là một tầng lớp có quyền mà không có trách nhiệm chăng? Không phải nhƣ vậy, họ có quyền chính trị và quyền điều khiển đất nƣớc nhƣng họ không có quyền lực kinh tế. Tầng lớp làm kinh tế có thể từ chối cấp dƣỡng nếu họ bất bình với với tầng lớp lãnh đạo, cũng nhƣ ngày nay quốc hội kiểm soát hành pháp bằng cách biểu quyết ngân sách. Một số ngƣời khác thắc mắc làm sao tầng lớp lãnh đạo có thể giữ vững đƣợc quyền hành nếu không kiểm soát đƣợc những lực lƣợng kinh tế? Họ dựa vào lý thuyết của Hamilton và C. Mác cho rằng quyền lực chính trị chỉ là phản ánh của kinh tế, quyền lực chính trị sẽ không còn gì một khi quyền lực kinh tế đã vào tay một nhóm ngƣời khác nhƣ đã xảy ra tại châu Âu trong thế kỷ XVIII.

Đó là một lý lẽ rất căn bản, tuy nhiên chúng ta thấy rằng quyền lực của giáo hội Thiên chúa giáo La Mã đã có một thời rất oanh liệt không phải nhờ thế lực kinh tế mà nhờ vào sự tín ngƣỡng của dân chúng. Quyền lực của giáo hội ngày xƣa một phần là do ở trạng thái nông nghiệp: Những nhà nông thƣờng dễ mê tín vì nghề nghiệp của họ tùy thuộc rất nhiều vào thiên nhiên. Khi các điều kiện kinh tế thay đổi, khi nền kinh tế kỹ nghệ bắt đầu thay thế cho nền kinh tế nông nghiệp, thì quyền lực của giáo hội bắt đầu giảm sút. Quyền lực chính trị phải luôn luôn đƣợc điều chỉnh để ăn khớp với tình trạng kinh tế. Tầng lớp cầm quyền của Platon không chóng thì chầy sẽ bị phụ thuộc vào tầng lớp sản xuất đã nuôi dƣỡng nó. Dù tầng lớp cầm quyền nằm trong tay tất cả quân lực cũng không thoát khỏi sự lệ thuộc ấy. Quan niệm chính yếu của Platon có lẽ là muốn chứng minh rằng dù cho các lực lƣợng kinh tế quyết định chính sách quốc gia, những kẻ thi hành chính sách này phải là

những nhà chuyên môn, không thể để những nhà thƣơng gia, kỹ nghệ gia cầm quyền chính trị vì họ chƣa đƣợc huấn luyện trong lĩnh vực này.

Mặt khác, ông đã phạm một sai lầm trầm trọng khi ông đã quá xem thƣờng những tầng lớp dƣới trong việc phân chia tầng lớp. Ông đã quá lí tƣởng vấn đề trật tự mà quên đi rằng con ngƣời rất cần và rất quan trọng vấn đề tự do vì họ không phải là những “con robot” để có thể mặc định nhƣ thế nào cũng đƣợc. Thật ra, những tầng lớp dƣới không phải là không biết làm chính trị, chỉ tại bởi lằn ranh tầng lớp đã bó buộc và ngăn cản bƣớc tiến của họ. Nếu có điều kiện họ cũng làm chính trị rất giỏi và rất xuất sắc. Chúng ta cũng đã từng nghe ông Abraham Lincoln, một tổng thống Mỹ, vốn xuất thân là một anh đánh giầy đấy thôi. Platon chủ trƣơng rằng những kẻ cầm quyền phải là những kẻ ƣu tú nhất, ông còn thêm rằng những kẻ cầm quyền phải đƣợc huấn luyện chu đáo. Đó là hai ý kiến đã đƣợc đem ra bàn cãi và đã đƣợc áp dụng nhiều lần trong lịch sử; sau cùng cần phải nói thêm rằng quốc gia lý tƣởng của Platon không nhất thiết phải là một quốc gia trên thực tế, nó chỉ ấn định đƣờng hƣớng cho các quốc gia khác noi theo. Tuy nhiên đã có lần Platon muốn thực hiện một quốc gia lý tƣởng: Đó là vào khoảng năm 384 TCN, Platon đƣợc một quốc vƣơng mời làm cố vấn để thực hiện những cải cách sâu rộng. Platon nhận lời nhƣng lẽ cố nhiên việc của ông không thành tựu vì quốc vƣơng kia không muốn giảm bớt quyền hạn của mình. Tục truyền rằng Platon bị kết tội khi quân và bị đem bán làm nô lệ.

Thứ ba, Platon tuyệt đối hóa nhận thức lý tính, coi thường nhận thức cảm tính, như vậy ông đã rơi vào chủ nghĩa duy lý.

Nhận thức cảm tính có vai trò quan trọng và đƣợc coi là cơ sở, nguồn gốc của nhận thức. Thế nhƣng Platon, coi nhận thức cảm tính chỉ cho ta

những “cái bóng” không chân thật của sự vật. Những “ý niệm” đƣợc Platon

chỉ là “phản ánh” của thế giới vật chất, nhƣ C. Mác nói là “vật chất để đem chuyển vào trong đầu óc con ngƣời và đƣợc cải biến đi trong đó”. Những “ý niệm” đƣợc Platon coi là “hoàn thiện”, nhƣ ý niệm “đẹp” là đẹp nhất, “công bằng” là công bằng nhất, “thiện” là thiện nhất, thật ra tính chất hoàn thiện của ý niệm ở đây đƣợc hiểu theo quan niệm chủ quan của con ngƣời trong thời kỳ lịch sử đó mà thôi.

Theo cách nhìn nhận nhƣ vậy, “nhà nước lý tưởng” của Platon dựa trên

việc phân định cấu trúc ba phần của đời sống tinh thần con ngƣời mang tính

chủ quan, vì nó xuất phát từ “ý niệm nhà nƣớc” của Platon và trong thực tế

chƣa có một cơ chế nào hữu hiệu để xác định cấu trúc tinh thần của cá nhân

để từ đó giáo dục, phân chia lao động hoặc chọn ra một “quân vương triết

học”. Platon không thấy tính giai cấp của nhà nước. Trong lịch sử nhân loại cho đến nay chƣa hề có “nhà triết học làm vua”. Ngƣời cầm quyền không phải là ngƣời có trí tuệ và đạo đức cao nhất, mà bao giờ cũng là ngƣời đại biểu cho một thế lực mạnh nhất trong cuộc đấu tranh giành quyền lực, “được làm vua, thua làm giặc”. Theo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về nguồn gốc, bản chất và khái niệm nhà nƣớc đã chỉ rõ: nguồn gốc sâu xa của sự xuất hiện nhà nƣớc là do kinh tế phát triển (chế độ tƣ hữu), nguồn gốc trực tiếp là do mâu thuẫn giai cấp và cuộc đấu tranh giai cấp không thể điều hòa đƣợc. Nhà nƣớc bao giờ xét đến cùng cũng là của một giai cấp, giai cấp thống trị về kinh tế và nhờ có sức mạnh đó mà thống trị về chính trị. Nhà nƣớc là một thiết chế của kiến trúc thƣợng tầng, là bộ phận cơ bản nhất của hệ thống chính trị, bao gồm bộ máy quan liêu, quân đội, nhà tù, cảnh sát do giai cấp thống trị tổ chức ra để thực hiện quyền lực chính trị và lợi ích kinh tế của giai cấp mình.

Tuy nhiên, điều này không loại trừ khả năng thực hiện tƣ tƣởng đó trong xã hội tƣơng lai khi sự phân chia giai cấp đối kháng không còn nữa.

Nếu chấp nhận điều này thì một câu hỏi đƣợc đặt ra: Lực lƣợng nào là ngƣời nắm quyền tuyển chọn, bố trí ngƣời có có tài đức cao nhất làm ngƣời lãnh đạo đất nƣớc? Tất nhiên đó là nhân dân, cho nên điều kiện tiên quyết là cần phải một cơ chế dân chủ có đầy đủ hiệu lực, nhƣng Platon thì lại phản đối chế độ dân chủ.

Thứ tư là quan điểm giáo dục của Platon còn nhiều thiếu sót. Một là, ông chƣa chú trọng giáo dục các ngành khoa học thực nghiệm, nhƣ vật lý học, sinh vật học. Trong tác phẩm “Chính thể cộng hòa”, Platon có bàn nhiều đến vấn đề giáo dục âm nhạc, nghệ thuật, thể dục, toán học và triết học mà chƣa đề cập đến các ngành khoa học tự nhiên và thực nghiệm nhƣ là vật lý học, sinh học, thiên văn học… Điều này sau này mới đƣợc ngƣời học trò xuất sắc nhất là Aristotle bổ sung. Hai là, Platon đã không đánh giá hết vai trò quan trọng của gia đình và giáo dục gia đình nên ông chủ trƣơng tách trẻ con ra khỏi cha mẹ để giáo dục tập thể. Thật ra, giáo dục gia đình phải đƣợc coi là quan trọng nhất đối với trẻ em khi mới sinh ra. Ngày nay, khoa học tâm lý sƣ phạm đã chứng minh vai trò của các nhân tố ảnh hƣởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách của con ngƣời bao gồm: yếu tố di truyền; môi trƣờng xã hội; giáo dục và tự giáo dục; hoạt động và giao tiếp. Đặc biệt là ở giai đoạn trẻ thơ thì môi trƣờng giáo dục gia đình là quan trọng nhất và có ảnh hƣởng lớn nhất đến sự hình thành và phát triển tâm sinh lý của trẻ sau này.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Khi nói đến Platon ngƣời ta có thể ví ông nhƣ một cuốn “bách khoa toàn thư” bởi tri thức uyên bác trên nhiều lĩnh vực. Một nhà triết học sinh ra trong thời kỳ cổ đại, lại có ảnh hƣởng dài lâu trong văn hóa nhân loại bởi những tƣ tƣởng nhân sinh về cuộc sống của con ngƣời đặc biệt là chăm lo toàn diện đời sống tinh thần của con ngƣời. Ngƣời Hy Lạp cổ đại gọi ông là Platon có nghĩa là “vai rộng”, “vạm vỡ” nhƣ một ngƣời khổng lồ. Quả thực Platon là ngƣời khổng lồ trên lĩnh vực tƣ tƣởng. Ngƣời đời sau yêu mến và ngƣỡng mộ một tài năng toàn diện hiếm có nhƣ Platon. Ở phƣơng Tây, ngƣời ta gọi ông là ngƣời thầy đầu tiên của nhân loại trong lĩnh vực giáo dục. Ngƣời ta cũng gọi ông là nhà chính trị học đầu tiên của văn hóa phƣơng Tây. Platon là ngƣời đầu tiên trên thế giới mong muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp, một quốc gia lý tƣởng công bằng ngay trên trần thế cho con ngƣời. Ở phƣơng diện triết học, ngày nay học thuyết về ý niệm vẫn đƣợc coi là mẫu mực là tri thức gối đầu giƣờng của những ngƣời yêu thích khoa học này.

Platon tài năng và đức hạnh là vậy vẫn không thể vƣợt qua đƣợc những giới hạn của lịch sử và thời đại. Ngƣời ta ngợi ca Platon bao nhiêu thì ngƣợc lại ngƣời ta cũng gán ghép và cố tình buộc tội ông về những ảnh hƣởng của học thuyết về sự bất tử của linh hồn mà ông là cha đẻ của nó. Platon là vị thánh đã khai sinh ra Thiên chúa giáo. Cũng chính ông đã đem đến cho giáo lý Kitô một sự lập luận sắc bén và những tƣ duy biện chứng của Platon đã trở thành niềm tin không gì lay chuyển đƣợc của các con chiên, điều đó lý giải vì sao khi khoa học - công nghệ phát triển, xu hƣớng đi theo các tôn giáo không những giảm đi mà con tăng lên về số lƣợng.

Chế độ dân chủ Athens tiến bộ là vậy nhƣng Platon lại không tán thành, ông ủng hộ chế độ quân chủ chủ nô. Có lẽ chính những biến cố về chính trị và

những mƣu đồ chính trị đã làm Platon không thể có đƣợc cái nhìn toàn diện về chế độ dân chủ Athens.

Nói tóm lại, cho dù ngƣời đời sau có luận bàn nhƣ thế nào đi chăng nữa

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quan điểm của platon về đời sống tinh thần của con người qua một số tác phẩm (Trang 88 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)