6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.1. Tác phẩm “Chính thể cộng hòa”
“Politeia” (Chính thể cộng hòa) là một trong những tác phẩm vĩ đại nhất mọi thời đại sánh ngang “Kinh thánh” của Thiên chúa giáo, Kinh “Koran” của ngƣời Hồi giáo, “Kinh thư” của Nho giáo, “Tam tạng kinh” của Phật giáo, “Nghìn lẻ một đêm” của ngƣời Ả - rập. Xét dƣới lăng kính khoa học thì tác phẩm “Politeia” đã vƣợt mặt những tác phẩm kể trên về tƣ duy chính trị học và triết học sâu sắc ảnh hƣởng dài lâu trong lịch sử tƣ tƣởng phƣơng Tây. “Politeia” đƣợc viết khoảng năm 360 (có tài liệu 380) TCN là tác phẩm lớn nhất của Platon. Nó là kết tinh những tƣ tƣởng thâm thúy nhất, tinh hoa nhất của Platon về triết học và chính trị học. Vì thế khi nhắc đến “Politeia” là ngƣời ta nhớ đến Platon và ngƣợc lại.
“Politeia” tên tác phẩm bắt nguồn từ chữ “polis” trong tiếng Hy Lạp. Thuật ngữ “Polis” đƣợc dịch ra tiếng Anh là “cty - state”, tiếng Pháp “cité - état”, vì thế tiếng Việt dịch là “thành bang” hay “thành quốc”. Polis là đơn vị tổ chức đời sống chính trị, xã hội có thành phố ở trung tâm và chung quanh là vùng nông thôn. Nó không hẳn là một quốc gia theo nghĩa ngày nay. Polis cũng không giống với hình thức nhà nƣớc “chư hầu” ở Trung Quốc cổ đại, vì mỗi polis là một đơn vị chính trị, tổ chức xã hội độc lập. Ngƣời Hy Lạp cổ đại tuy có chung một nền văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo, nhƣng về chính trị họ sống trong những tổ chức nhà nƣớc riêng, có quân đội riêng, phong tục tập quán khác nhau. Những polis này có thể liên kết với nhau thành những liên minh
nhƣng vẫn giữ tính độc lập của mình [10, tr. 26 - 27]. “Politeia” vì thế có nghĩa đen là “chính thể của thành bang”. Theo Đỗ Khánh Hoan, Politeia là đời sống cộng đồng và sinh hoạt chính trị của cộng đồng dân chúng chung sống, tự quản, đối ngoại tham gia chiến tranh, đối nội bảo vệ hòa bình; polis là nhóm xã hội tự nhiên chứa trong nó tất cả những gì cần thiết để phát triển, đồng thời hành xử khả năng, quyền hạn của con ngƣời [7, tr. 57].
Về phƣơng diện dịch thuật, “Politeia” đƣợc dịch ra nhiều thứ tiếng phƣơng Tây là The Republic (tiếng Anh), La République (tiếng Pháp), tiếng
La república ( tiếng Tây Ban Nha), Die Republik (tiếng Đức) trong các thứ tiếng khác từ này cũng có dạng tƣơng tự. Ở Việt Nam, tên tác phẩm đƣợc dịch là “Cộng hòa” (Đỗ Khánh Hoan), “Nhà nƣớc cộng hòa” hay “Nền cộng hòa”, (ở một số dịch giả khác); nhƣng theo chúng tôi “Politeia” nên dịch là “chính thể cộng hòa” là hợp lý nhất, vì bản thân từ “politeia” đã có nghĩa là “chính thể của thành quốc”. Trong luận văn này, chúng tôi thống nhất dịch “Politeia” - tên của tác phẩm trong tiếng Hy Lạp là “Chính thể cộng hòa”.
Kết cấu của tác phẩm
Theo dịch giả Đỗ Khánh Hoan tác phẩm đƣợc chia thành 10 phần (một số bản dịch tiếng Anh gọi là Quyển - Book), mỗi phần có dung lƣợng tƣơng đƣơng với một chƣơng trong các sách hiện nay. Nội dung chính của tác phẩm “Chính thể cộng hòa” dựa theo nội dung của từng phần nhƣ sau: Phần I và Phần II nêu ra và thảo luận khái niệm “công chính”. Phần III bàn vấn đề giáo dục và điều kiện ăn ở của tầng lớp cai trị. Phần IV thảo luận vấn đề bốn đức hạnh của xã hội, mối liên hệ giữa cấu trúc ba phần của linh hồn và cấu trúc ba đẳng cấp của xã hội. Các phần V, VI, VII bàn vấn đề đơn vị thể chế của thành bang, sự cai trị của nhà triết học, vấn đề giáo dục nhà triết học để lựa chọn ngƣời tốt nhất trong số họ đƣa lên làm vua. Phần VIII vạch ra bốn hình thức nhà nƣớc thành bang bị suy thoái. Phần IX trả lời câu hỏi đặt ra ở tập II: Công
chính thì tốt hơn bất công. Phần X bàn về nghệ thuật, về sự bất tử của linh hồn, phần thƣởng cho sự công chính, sự phán xét ngƣời chết.
Trong tác phẩm “Chính thể cộng hòa”, Platon đã đề cập đến quan điểm đời sống tinh thần của con ngƣời tƣơng đối toàn diện nhƣ: khái niệm và cấu trúc ba phần của tâm hồn (linh hồn), vấn đề tâm hồn với công bình, giáo dục, đạo đức và hạnh phúc, vấn đề mối quan hệ giữa cấu trúc ba phần của tâm hồn với phân công các giai tầng trong xã hội và công việc quản lý đất nƣớc.
Những nhân vật tham gia đối thoại trong tác phẩm
Socrates là ngƣời chủ cuộc đối thoại và là ngƣời kể lại cuộc đối thoại của mình. Glaucon và Adeimantus - hai ngƣời anh của Platon chỉ tham dự đối thoại sau Phần I. Polemarchus là dân bến cảng Piraeus; cuộc đàm đạo diễn ra ở nhà anh này. Cephalus, sinh trƣởng ở Syracuse, thành phố hải cảng đông nam đảo Sicily, bố đẻ Polemarchus, thƣơng nhân, đối với Athens là kiều cƣ, lúc đó dƣờng nhƣ sống với con trai, tham dự phần đầu cuộc đàm luận sau đó bảo Polemarchus thay thế. Thrasymachus, ngƣời vùng Chalcedon, diễn giả, thành viên triết phái Sophist (phái Ngụy biện), trƣờng phái triết học xuất hiện hạ bán thế kỷ V TCN, chuyên rao giảng đạo đức và hùng biện, nhân vật chính trong đối thoại phần I. Số ngƣời hiện diện không phát biểu ý kiến: Lysias và
Euthydemus - cả hai là anh Polemarchus. Niceratus, con Nicias, chính khách, tƣớng tài thành quốc Athens. Charmantides và Cleitophon, ngƣời sau không biết tiểu sử. Trong nhóm chỉ có Cleitophon góp ý ngắn ngủi. Nhiều ngƣời nữa tham dự, song không phát biểu.