Về hạnh phúc và đạo đức

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quan điểm của platon về đời sống tinh thần của con người qua một số tác phẩm (Trang 71 - 76)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.4. Về hạnh phúc và đạo đức

Hạnh phúc là gì? Đó là một vấn đề lớn thật không dễ có một câu trả lời để làm thỏa mãn số đông về nó. Hành trình đi tìm hạnh phúc trong cuộc đời con ngƣời cũng thật gian nan vất vả. Có ngƣời cho rằng hạnh phúc là có nhiều tiền bạc, ngƣời khác lại cho rằng hạnh phúc là chức cao bổng lộc, có ngƣời quan niệm đơn giản về hạnh phúc là có cơm ăn áo mặc… Ngày nay, vấn đề hạnh phúc còn gây tranh cãi nhiều nhất, phức tạp nhất và chƣa có sự thống nhất. Ngƣời Hy Lạp cổ đại là một trong những ngƣời đầu tiên, đã có những lý

giải thú vị về hạnh phúc. Platon cũng đã dành rất nhiều thời gian để nói về hạnh phúc, điều này đƣợc thể hiện rất rõ trong rất nhiều tác phẩm của ông.

Điều đầu tiên khi bàn về hạnh phúc, Platon luôn mong muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp, nơi mọi người đều có được hạnh phúc. Nhƣ vậy, Platon đã mƣu cầu hạnh phúc cho mọi ngƣời, chứ không chỉ cho một cá nhân.

Platon thông qua Socrates khi bàn về hạnh phúc đã cho rằng: “Dù thế nào đi nữa, khi thiết lập thành quốc, ngô bối không nhằm làm cho một giai cấp hết sức sung sƣớng, mà nhằm làm cho toàn thể thành quốc đều sung sƣớng, càng nhiều càng tốt… và cố gắng xây dựng cái ngô bối nghĩ là cộng đồng sung sƣớng mang lại hạnh phúc không phải cho thiểu số chọn lọc mà cho tất cả mọi ngƣời… ngô bối có thể làm cho tất cả cộng đồng sung sƣớng bằng cách đem lại cho mọi ngƣời điều kiện thỏa đáng tƣơng tự” [7, tr. 281 - 282 - 283].

Điều này đƣợc thể hiện rất rõ trong ƣớc muốn xây dựng một “nhà nước lý tưởng” với ngƣời lãnh đạo là một “quân vương triết học” và “công bình” là nguyên tắc sống còn của nhà nƣớc sẽ mang lại hạnh phúc sung sƣớng cho mọi công dân thành quốc. Thông qua Socrates, Platon mong muốn rằng: “Xây dựng trên cơ sở đúng đắn, khi thành quốc phát triển, điều hành tốt đẹp, ngô bối để mọi giai cấp cùng vui hƣởng hạnh phúc thiên nhiên rộng lòng chia phần cung cấp” [7, tr. 284].

Quan niệm của Platon về hạnh phúc rất gần với quan niệm của C. Mác cũng đã cho rằng: “Ngƣời hạnh phúc nhất là ngƣời đem đến hạnh phúc cho nhiều ngƣời nhất… ” [19]. Nó cũng giống với quan niệm của Hồ Chí Minh - ngƣời con ƣu tú của dân tộc Việt Nam, đã từng nói: “Khổng Tử, Giêxu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có ƣu điểm chung đó sao? Họ đều mƣu cầu hạnh phúc cho loài ngƣời, mƣu cầu hạnh phúc cho xã hội. Nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, tôi tin rằng họ nhất định sống chung với nhau rất hoàn mỹ nhƣ những

ngƣời bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm một ngƣời học trò nhỏ của các vị ấy” [55, tr. 152].

Thứ hai theo Platon, Hạnh phúc dưới hình thức thuần khiết và lý tưởng của nó là một trạng thái hoàn toàn yên bình, vui vẻ và mãn nguyện nhờ có được một linh hồn hài hòa cân đối. Theo Platon, trong một con ngƣời công chính, linh hồn là sự kết hợp hài hòa giữa ba phần trong đó lý trí vai trò chủ đạo, với sự trợ giúp của tinh thần chỉ đạo toàn bộ hoạt động của con ngƣời. Đức hạnh điều độ có vai trò điều tiết sự hài hòa của ba phần trong linh hồn. Một linh hồn có sự hài hòa giữa ba phần mới là một linh hồn công chính. Và ngƣời công chính cũng là ngƣời hạnh phúc. Phần IV trong tác phẩm “Chính thể cộng hòa”, Platon đã nói rằng: “… Hai yếu tố phải canh chừng không để khao khát vơ vét thèm muốn gọi là thể xác, vì nếu không sẽ trở nên quá lớn, quá mạnh không lo làm việc của mình lại tìm cách lấn chiếm, chèn ép, kiểm soát yếu tố khác, khao khát không có quyền làm vậy, nhƣ thế sẽ đảo lộn đời sống con ngƣời… Và ngô bối có bảo cá nhân tiết độ không khi ba yếu tố hòa hợp, thân thiện với nhau, khi lý trí và thuộc hạ đều đồng ý lý trí sẽ cai quản, thuộc hạ không chống lại, không có xung đột giữa đôi bên? Thƣa, đó đúng là điều ngô bối hiểu tự chế hoặc tiết độ cả trong thành quốc lẫn cá nhân. Và ngô bối đã giải thích nhiều lần theo phẩm chất đó cá nhân sẽ công bình chính trực” [7, tr. 332 - 333].

Đạo đức học của Platon đƣợc xây dựng trên cơ sở học thuyết về linh hồn. Theo Platon, linh hồn gồm có ba bộ phận: lý tính, ý chí và dục vọng. Ông đã hình tƣợng hoá ba bộ phận này của linh hồn bằng cỗ xe song mã, trong đó lý tính thì lái xe, con ngựa có ý chí thì nhận thức đƣợc ý niệm. Con ngựa thèm khát dục vọng thì sa vào tối tăm, dốt nát, không nhận thức đƣợc chân lý (ý nịêm). Vận dụng học thuyết này vào đạo đức, Platon cho rằng lý tính của linh hồn là cơ sở của sự thông thái. Ý chí là cơ sở của lòng dũng cảm,

chế ngự dục vọng, làm cơ sở cho sự điều độ. Ba yếu tố này kết hợp với nhau một cách hài hoà dƣới sự chỉ đạo của lý tính sẽ tạo ra yếu tố thứ tƣ là chính nghĩa.

Thứ ba, Platon cho rằng đạo đức là nguyên nhân tất yếu của hạnh phúc. Người hạnh phúc theo Platon là người đứng đắn. Ngƣời hạnh phúc nhất là ngƣời không có bất kỳ xấu xa nào trong tâm hồn. Chính vì thế, ngƣời thiếu đạo đức sẽ có động cơ sống đạo đức để có hạnh phúc.

Trong “Apologia” (Biện giải) trƣớc quan tòa quyền uy, Platon đã giải bày tâm sự và luôn đề cao lối sống trọng đạo đức và sự trong sạch trong tâm hồn: “trƣớc hết và hơn hết, để ý chăm lo không phải thân xác, không phải tiền của, mà tình trạng cao đẹp của tâm hồn…. Giàu có không mang lại đạo đức, trái lại đạo đức đem lại giàu có và mọi điều tốt đẹp, cho cả cá nhân lẫn thành quốc” [8, tr. 139]. Platon còn nhắc đến đạo đức của công dân, trách nhiệm của ngƣời công dân đối với thành quốc. Trong “Crito” mặc cho ngƣời bạn già khuyên nhủ, năn nỉ hết lời, nhƣng cuối cùng Socrates chọn cái chết để thể hiện mình là một công dân tuân thủ theo pháp luật của thành quốc. Trong “Crito”, Platon còn bàn tới lối sống, thái độ sống và những giá trị của cuộc sống đối với một con ngƣời có đức hạnh. Platon thông qua Socrates cho rằng: “… điều quan trọng hơn hết ở đời không phải sống, mà là sống tốt đẹp… Sống tốt đẹp nghĩa tƣơng tự sống lƣơng thiện hoặc sống chính trực phải không? Phải … không bao giờ làm điều sai trái, đáp lại sai trái bằng sai trái luôn luôn là sai trái …, đức độ và chính trực là tài sản vô giá của con ngƣời, cũng nhƣ tập quán và luật pháp chứ gì ?” [8, tr. 186 - 189 - 198].

Trong tác phẩm “Phaidon”, Platon thông qua Socrates cho rằng linh hồn ngƣời có đạo đức sẽ đƣợc hạnh phúc ở kiếp sau: “tƣơng lai tốt đẹp chờ đợi sau khi con ngƣời vĩnh biệt thế gian…. tƣơng lai tốt đẹp gấp bội dành cho ngƣời hiền lành, tử tế hơn kẻ độc ác, xấu xa… ”… Và nhà triết học chân

chính sẽ có đƣợc hạnh phúc ở kiếp sau: “một ngƣời thực sự hy sinh cuộc đời cho triết học sẽ vui vẻ đón nhận cái chết, tin tƣởng tìm thấy nguồn vui lớn lao ở thế giới tiếp theo khi cuộc đời ngƣời đó chấm dứt” [8, tr. 223 - 224].

Thứ tƣ, Platon không chỉ gắn hạnh phúc với đạo đức, mà còn gắn hạnh phúc với tri thức. Đối với Platon, đức hạnh là tri thức và sống có đức hạnh là bản chất của cuộc sống.

Điều này đƣợc thể hiện rất rõ trong tác phẩm “Chính thể cộng hòa”, phần IX, Platon đã nói rằng: “Bởi thế, trong ba loại vui sƣớng, vui sƣớng thú vị hơn hết là vui sƣớng thuộc phần bên trong tâm trí, phần đem cho ngô bối hiểu biết; khi phần đó kiểm soát, thúc đẩy, đời con ngƣời trở nên vui sƣớng gấp bội” [7, tr. 633 - 634].

Cũng trong phần IX này, Platon khi so sánh ba hạng ngƣời: ngƣời yêu hiểu biết, ngƣời yêu thắng lợi và ngƣời yêu tiền của, ai sống sung sƣớng hạnh phúc hơn. Platon đã sử dụng một loạt các đối thoại với lập luận sâu sắc để chứng minh rằng chỉ có người yêu hiểu biết là người hạnh phúc nhất, là hạnh phúc thực sự và dài lâu: “Ngƣời yêu hiểu biết tất nhiên cần nếm mùi và từng trải cả hai loại vui sƣớng ngay từ thiếu thời… Vậy ngƣời yêu hiểu biết có lợi điểm hơn ngƣời yêu tiền của về kinh nghiệm cả hai thứ vui sƣớng… Vậy... trong ba ngƣời, ngƣời yêu hiểu biết ở vị thế tốt đẹp hơn hết để nhận định. Quá ƣ tốt đẹp” [7, tr. 632 - 633].

Nhƣ đã nói ở trên, Platon không chỉ là một triết gia đa tài mà con là một ngƣời luôn đƣa ra những chuẩn mực về đức hạnh và tài năng của một triết gia trong xã hội phải là ngƣời lãnh đạo “Quân vương triết học”. Vì thế khi bàn về hạnh phúc và đạo đức, Platon đã đƣa ra quan điểm của mình đối với một triết gia đức hạnh và tri thức là ngƣời sẽ có đƣợc hạnh phúc nhất trong tất cả mọi công dân, giai tầng của thàng bang Athens và triết gia là ngƣời xứng đáng có đƣợc hạnh phúc viên mãn: “Cho nên nhà độc tài sẽ sống

cuộc đời ít vui thú hơn hết, đấng quân vƣơng triết gia sẽ sống cuộc đời nhiều vui thú hơn cả… nếu tính lũy thừa, quý hữu sẽ thấy ƣớc số khác biệt giữa hai ngƣời về vui sƣớng chân thực là quân vương triết gia vui sướng hơn bạo chúa độc tài 729 lần, bạo chúa độc tài chịu đựng số lƣợng tƣơng đƣơng về đau khổ hơn quân vƣơng triết gia” [7, tr. 644 - 647].

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quan điểm của platon về đời sống tinh thần của con người qua một số tác phẩm (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)