NHỮNG ĐÓNG GÓP CÓ GIÁ TRỊ DÀI LÂU CỦA QUAN ĐIỂM

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quan điểm của platon về đời sống tinh thần của con người qua một số tác phẩm (Trang 81 - 88)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1 NHỮNG ĐÓNG GÓP CÓ GIÁ TRỊ DÀI LÂU CỦA QUAN ĐIỂM

PLATON VỀ ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA CON NGƢỜI

Có thể nói rằng “Chính thể cộng hòa” và những tác phẩm Platon viết về ngày cuối trong đời Socraes là những tác phẩm có ảnh hƣởng lớn đến sự phát triển của tƣ duy triết học và học thuyết đời sống tinh thần của con ngƣời trong suốt hơn hai ngàn năm qua.

Thứ nhất, Platon đã nghiên cứu một cách toàn diện đời sống tinh thần của con người.

Qua việc nghiên cứu một số tác phẩm của Platon nhƣ đã nói ở trên, chúng ta thấy rằng Platon đã trình bày một cách toàn diện đời sống tinh thần của con ngƣời với cấu trúc ba phần: phần lý tính (lý trí), phần tinh thần (trọng danh dự) và phần bản năng (ham muốn vật chất). Mỗi yếu tố có vai trò nhất

định, nhƣng suy cho cùng thì lý tính giữ vai trò quyết định toàn bộ đời sống

tinh thần. Trong Phần IV “Chính thể Cộng hòa”, Platon đã chỉ rõ: “lý trí phải chỉ huy, vì sáng suốt và tiên liệu mọi thứ về tâm trí, tinh thần phải tuân theo, về phe ủng hộ lý trí [7, tr. 331].

Cũng theo Platon thì một đời sống tinh thần lành mạnh phải có sự hài hòa giữa ba phần, “khi ba yếu tố hòa hợp, thân thiện với nhau, khi lý trí và thuộc hạ đều đồng ý lý trí sẽ cai quản, thuộc hạ không chống lại, không có xung đột giữa đôi bên” [7, tr. 333].

Thứ hai, Platon đã chứng minh mối quan hệ giữa cấu trúc của đời sống

tinh thần với đạo đức và hạnh phúc của con người.

Theo Platon, cái ác hay cái thiện đều đã có sẵn mầm mống của chúng trong cấu trúc phức tạp của đời sống tinh thần. Một ngƣời tốt là một ngƣời

được giáo dục, huấn luyện” để hai yếu tố lý trí và tinh thần “am tƣờng chức

năng của mình”, “ứng dụng đƣợc quyền uy” đối với yếu tố bản năng, không để bản năng khao khát, thèm muốn vật chất phát triển quá mạnh, “tìm cách lấn chiếm, chèn ép, kiểm soát các yếu tố khác”. Ngƣợc lại, nếu con ngƣời không đƣợc giáo dục để cho yếu tố bản năng ham muốn vật chất chi phối điều khiển lý trí và tinh thần, biến hai yếu tố này trở thành nô lệ của bản năng, thì ngƣời đó sẽ biến thành kẻ ác là chắc chắn.

Nhƣ vậy Platon đã tránh khỏi rơi vào hai cực đoan - thuyết tính thiện và thuyết tính ác đã từng tranh luận gay gắt ở phƣơng Đông cũng nhƣ ở phƣơng Tây.

Chính Albert Einstein đã ca ngợi Platon “là một trong những ngƣời đầu tiên đã đấu tranh tích cực để áp dụng lý trí và sự khôn ngoan nhƣ là giải pháp cho vấn đề con ngƣời, thay vì khuất phục những bản năng và đam mê có tính

động vật” [61].

Theo Platon, ngƣời công chính là ngƣời trong đó có sự hài hòa giữa ba phần của tâm trí trong đó lý trí giữ vai trò chủ đạo; ngƣời hạnh phúc nhất không phải là ngƣời yêu quý tiền tài, danh vọng, mà là ngƣời yêu mến tri thức.

Ông lập luận rằng: hạnh phúc của mỗi ngƣời phụ thuộc vào cấu trúc

của đời sống tinh thần và yếu tố nào giữ vai trò chủ đạo trong ba yếu tố. Theo

ông, “có ba loại vui sƣớng, mỗi loại tƣơng ứng vói mỗi loại mẫu ngƣời”. Ba

loại mẫu ngƣời mà Platon nói ở đây là “mẫu ngƣời yêu hiểu biết, mẫu ngƣời yêu thắng lợi, mẫu ngƣời yêu tiền của”[7, tr. 630]. Ba loại mẫu ngƣời này có ba loại vui sƣớng khác nhau, tuy nhiên Platon đã có lý cho rằng người yêu mến tri thức là người có hạnh phúc cao nhất, có lợi thế nhất khi có cả ba loại vui sƣớng (trong đó vui sƣớng có tri thức là cao nhất); còn những ngƣời chỉ biết yêu mến tiền của thì không có khả năng hƣởng thụ, “nếm mùi hoặc từng trải vui sƣớng trí thức, hƣơng vị dịu dàng hiểu biết đặc tính tự nhiên của sự vật mang lại” [7, tr. 632]. Điều này có nghĩa là ngƣời yêu mến tiền của thì chỉ có đƣợc một loại vui sƣớng duy nhất trong việc thỏa mãn những nhu cầu vật chất mà thôi; trong khi đó ngƣời yêu mến tri thức thì có đầy đủ cả vui sƣớng vật chất và tinh thần, trong đó vui sƣớng tinh thần có vai trò quan trọng nhất.

Platon tuy không phủ nhận hạnh phúc do những thú vui vật chất đem lại, nhƣng nếu một ngƣời chạy theo những ham muốn vật chất và tìm cách đạt đƣợc bằng bất cứ giá nào thì sẽ trở thành kẻ xấu xa. Bạo chúa chính là một điển hình của loại ngƣời nhƣ vậy. Tuy nhiên, bạo chúa là kẻ bất hạnh nhất. Một quân vƣơng triết học thì hạnh phúc gấp 729 lần một bạo chúa [7, tr. 647].

Albert Einstein không chỉ ca ngợi Platon, mà ông cũng có những quan niệm tƣơng tự nhƣ Platon về hạnh phúc cao nhất. Theo Einstein, “tri thức và lẽ phải vẫn đƣợc một số đông ngƣời đánh giá cao hơn tài sản và quyền lực”, mặc dù “nƣớc Mỹ vốn đƣợc coi là một đất nƣớc đặc biệt chạy theo vật chất”, nhƣng thật ra, “thái độ sống lý tƣởng này hiện hữu ở một phần rất đông dân chúng Mỹ” [1, tr. 17]. Cũng theo ông, “của cải, sự thành đạt bề ngoài và sự xa xỉ” là “những mục đích tầm thƣờng” và “đáng khinh” [1, tr. 17]. “Nếu cá nhân con ngƣời mà đầu hàng và làm theo tiếng gọi của những bản năng sơ

đẳng, lẫn tránh sự đau khổ và tìm kiếm sự thỏa mãn cho riêng mình thì hậu quả rốt cục sẽ là một tình trạng không an toàn, lo sợ và khốn khổ. Ngoài ra, nếu họ dùng trí thông minh của một kẻ cá nhân chủ nghĩa, nghĩa là một lập trƣờng ích kỷ, xây dựng cuộc sống của mình dựa trên ảo tƣởng về sự tồn tại hạnh phúc cá nhân tách rời xã hội thì sự vật cũng khó tốt đẹp hơn” [60].

Thứ ba, Platon chứng minh mối quan hệ giữa cấu trúc tinh thần của cá nhân với sự phân công lao động xã hội.

Sự phân tích của Platon về mối quan hệ giữa cấu trúc ba phần của tinh thần, tâm trí của mỗi ngƣời đối với sự hình thành nhân cách và sự phân công lao động xã hội, trong đó có công việc quản lý nhà nƣớc có hạt nhân hợp lý của nó, tuy bị che lấp bởi cái vỏ duy tâm thần bí. Theo Platon, tính cách và năng lực của một cá nhân không phải đƣợc quyết định hoàn toàn bởi giáo dục, mà có một phần quan trọng phụ thuộc vào cấu trúc bẩm sinh của đời sống tinh thần, sau đó mới là vai trò của giáo dục. Điều này có ý nghĩa quan trọng, bởi vì trƣớc khi lựa chọn để đào tạo, bố trí công việc cho một ngƣời thì cần phải chú ý xem xét bản tính tinh thần của con ngƣời đó.

Cấu trúc ba phần này nói lên đƣợc mối quan hệ tác động chi phối lẫn nhau giữa ba mặt của đời sống tinh thần của ngƣời: bản năng, tình cảm và lý trí. Dƣới ánh sáng của tâm lý học hiện đại, ta biết rằng lòng ham muốn vật chất xuất phát từ bản năng sinh vật ở con ngƣời, lòng ham muốn hiểu biết

(yêu mến sự thông thái) xuất phát từ lý trí là đặc trƣng của con ngƣời. Còn

lòng yêu mến danh dự, lòng dũng cảm là tình cảm, tâm lý xuất phát từ bản năng, nhưng đã được lý trí định hướng và thƣờng đứng về phía lý trí trong cuộc đấu tranh giữa lý trí và bản năng. Ví dụ, khi chọn một ngƣời để bố trí làm thầy giáo, giảng viên thì trƣớc hết phải căn cứ vào thái độ của ngƣời đó có thực sự yêu mến khoa học không, hay chỉ coi nghề nghiệp là phƣơng tiện sinh sống. Bố trí một ngƣời làm lãnh đạo trong các cơ quan nhà nƣớc thì

trƣớc hết lựa chọn ngƣời có thái độ chí công vô tư, sau đó mới đến năng lực. Giáo dục tuy có vai trò quan trọng nhƣng không quyết định việc thay đổi bản tính tinh thần của con ngƣời vốn có tính chất bẩm sinh.

Platon không cho rằng bản tính con người là thiện hay ác. Ngay cả lòng ham muốn vật chất theo ông chƣa phải là cái ác. Nếu nó không đƣợc kiềm chế thì mới phát triển thành cái ác. Chính những tên độc tài nham hiểm, tàn ác là do lòng ham muốn vật chất không đƣợc kiềm chế bởi lý trí, thậm chí lý trí của chúng đã biến thành nô lệ của bản năng. Còn nếu đƣợc điều tiết bởi phẩm chất “Điều độ” thì lòng ham muốn vật chất sẽ không mâu thuẫn với “công bằng chính trực”. Tuy nhiên, nếu một ngƣời ít có lòng ham muốn hiểu biết và quý trọng danh dự thì không nên giao cho họ nhiệm vụ lãnh đạo đất nƣớc. Ngƣời đƣợc giao trách nhiệm lãnh đạo đất nƣớc là ngƣời trí thức có lòng yêu mến sự thông thái, đem hết sức mình phục vụ đất nƣớc; còn những lợi ích khác đều là thứ yếu đối với họ.

Thứ tư, Platon phân biệt giữa vai trò của nhận thức cảm tính và nhận

thức lý tính và những nguyên nhân trói buộc con người trong việc nhận thức chân lý.

Theo Platon, nhận thức cảm tính chỉ cho ta những quan niệm (opinion);

chỉ có nhận thức lý tính mới cho ta những tri thức (knowledge). Trong tác phẩm “Chính thể cộng hòa”, phần VII qua câu chuyện ẩn dụ về hang động, Platon cho rằng nhận thức cảm tính chỉ cho ta những “cái bóng” (shadow)

không chân thật về sự vật, nhƣng đƣợc số đông quần chúng tin là thật [7, tr.

483 - 484].

Platon mô tả con đƣờng nhận thức chân lý bằng một “con đƣờng đƣợc phân đoạn”. Quá trình nhận thức đƣợc chia thành hai phần: AC là giai đoạn nhận thức liên quan đến những đối tƣợng cảm tính và CD là giai đoạn nhận thức liên quan đến những đối tƣợng của lý tính. Mỗi phần lại đƣợc chia thành

hai đoạn nhỏ. Đoạn thấp nhất gồm những hình ảnh (images) đƣợc Platon gọi là “những cái bóng” (shadows). Đoạn thứ hai gồm những những sự vật vật lý, nhƣ súc vật, thảo mộc.

. Phần cao hơn của con đƣờng nhận thức là sự nhận thức bằng lý tính nhờ sức mạnh của phép biện chứng cũng đƣợc chia thành hai đoạn. Đoạn thấp hơn gồm những tri thức toán học với những giả thuyết (hypothesis) và đoạn cao nhất gồm tri thức về những bản nguyên (principles), những ý niệm (ideas), đi từ ý niệm này đến ý niệm khác đến ý niệm cao nhất là ý niệm về cái Thiện.

Platon đã chỉ ra những nguyên nhân trói buộc không cho con ngƣời nhận thức đƣợc chân lý. Để nhận thức đƣợc chân lý, con ngƣời cần phải tự

mình“cởi trói” khỏi những ràng buộc của chính bản thân mình và những ràng

buộc của xã hội. Trong phần VII của tác phẩm “Chính thể cộng hòa”, Platon

đã đƣa ra nhiều hình ảnh ẩn dụ so sánh mang tính triết lý sâu xa. Câu chuyện

ẩn dụ “hang động” có ý nghĩa rất lớn đối với giáo dục con ngƣời.

Chuyện ẩn dụ về hang động (hay còn gọi là Huyền thoại về cái hang) là một đối thoại hƣ cấu giữa Socrates và một môn đệ trẻ tên là Glaucon. Câu chuyện này có liên quan đến “Chuyện ẩn dụ về Mặt trời” và “Con đường được phân đoạn” đƣợc nêu ra ngay trƣớc đó ở cuối tập VI. Câu chuyện này có thể đƣợc giải thích bằng nhiều cách, một trong những cách đó là sự so sánh giữa câu chuyện với cách suy nghĩ của những cá nhân trong một xã hội khép kín. Câu chuyện này thƣờng đƣợc sử dụng trong những lớp học triết học để nói lên tình trạng dốt nát của chúng ta cho đến khi chúng ta đƣợc giáo dục để rời khỏi những cái hang cá nhân của mình và nhận thức về thế giới chung quanh [7, tr. 92 - 93].

Thứ năm, Platon chỉ ra những phẩm chất tinh thần quyết định của bộ phận lãnh đạo xã hội, của một “quân vương triết học”. trong quan niệm về những phẩm chất căn bản của con ngƣời, nhất là của tầng lớp ngƣời cầm

quyền, Platon đã xếp“Thông thái” lên hàng đầu trong bốn yếu tố: Thông thái, Dũng cảm, Điều độ và Công chính. Trong khi đó ở phƣơng Đông trong suốt mấy nghìn năm lịch sử, “Trí” chỉ đƣợc xếp hàng thứ tƣ trong 4 yếu tố: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí (về sau thêm Tín). Đây là sự khác biệt giữa đƣờng lối “duy lý” của phƣơng Tây với đƣờng lối “duy đức” của phƣơng Đông. Chính đƣờng lối duy lý đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho nền giáo dục toàn diện và sự phát triển về khoa học và kỹ thuật ở phƣơng Tây.

Thông thái là phẩm chất hàng đầu của ngƣời cầm quyền; ngƣời lãnh đạo tối cao phải là một “quân vương triết học”, nhƣng “Thông thái” chƣa đủ để trở thành ngƣời cầm quyền. Nếu không có “công bằng chính trực” thì không thể thực hiện đoàn kết xã hội, xây dựng xã hội hài hòa đƣợc. Đây cũng là một tƣ tƣởng chính trị có giá trị.

Quan niệm của Platon về “quân vương triết học” với tính cách là sự kết hợp giữa năng lực chính trị với sự thông thái triết học vẫn còn có giá trị rất lớn trong việc lựa chọn ngƣời đứng đầu nhà nƣớc trong xã hội ta hiện nay.

Người lãnh đạo không có tư hữu nếu hiểu theo tinh thần mácxít là không dùng tư hữu, tư bản để bóc lột ngƣời khác là một trong những điều kiện để làm ngƣời lãnh đạo chí công vô tƣ, một trong những yêu cầu hàng đầu về đạo đức ngƣời lãnh đạo trong thời đại ngày nay.

Tƣ tƣởng của Platon về việc đào tạo chu đáo, thử thách gay go, sàng lọc cẩn thận những ngƣời thuộc tầng lớp cầm quyền vẫn còn có ý nghĩa rất lớn. Thực tế cho thấy, công tác lựa chọn, đào tạo nguồn cán bộ có đủ năng lực và phẩm chất đạo đức để đảm nhiệm công việc nhà nƣớc là vấn đề có ý nghĩa quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta. V.I. Lênin đã từng căn dặn: Chú ý tìm cho ra và thử thách một cách hết sức nhẫn nại, hết sức thận trọng những ngƣời thực sự có tài tổ chức, những ngƣời có bộ óc sáng suốt và có bản lĩnh tháo vác trong thực tiễn… Chỉ có những ngƣời nhƣ vậy

chúng ta mới đề bạt lên những chức vụ lãnh đạo của nhân dân, lên những chức vụ quản lý sau khi đã thử thách họ hàng chục lần bằng cách cho họ đảm nhận từ những nhiệm vụ đơn giản nhất đến những nhiệm vụ khó khăn nhất.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề giáo dục, bồi dƣỡng, rèn luyện tác phong, phƣơng pháp làm việc và đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Làm tốt việc lựa chọn, đào tạo nguồn cán bộ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục, bồi dƣỡng, quy hoạch, bố trí và sử dụng cán bộ có chất lƣợng, đúng ngƣời, đúng việc; tránh tình trạng thiếu hụt cán bộ, phải bố trí tạm thời, lấp chỗ trống. Đây là điều kiện tiên quyết để xây dựng cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quan điểm của platon về đời sống tinh thần của con người qua một số tác phẩm (Trang 81 - 88)