Về sự bất tử của linh hồn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quan điểm của platon về đời sống tinh thần của con người qua một số tác phẩm (Trang 52 - 56)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.2. Về sự bất tử của linh hồn

Sống và chết là hai mặt trong cuộc đời mỗi con ngƣời từ lúc sinh ra cho đến lúc chết đi phải đối mặt với nó. Trƣớc vấn đề nhạy cảm này, từ xƣa cho đến nay, luôn có rất nhiều lý giải về nó. Phật giáo cho rằng sau khi chết đi con ngƣời sẽ tới cõi “Niết bàn”, Thiên chúa giáo cho rằng sau khi con ngƣời chết đi sẽ tới “Thiên đường”, còn quan niệm của một vài dân tộc khác đều cho rằng con ngƣời chết đi chƣa phải là hết, họ tiếp tục hành trình một cuộc sống mới ở một nơi tốt đẹp hơn… trái với những quan niệm trên khoa học hiện nay lý giải chết là hết, không có kiếp sau, không có sự bất tử của linh hồn.

Khi nói về cái chết và sự bất tử của linh hồn chƣa có ai vƣợt qua đƣợc Platon. Platon đã dùng tƣ duy biện chứng để thần thánh hóa cái chết và sự bất tử của linh hồn. Ông đã xây dựng lên học thuyết về sự bất tử của linh hồn nhƣ một pháo đài khổng lồ khó phá bỏ. Trong đời sống tâm linh của con ngƣời, về phƣơng diện này, khoa học không thể lý giải hay xóa bỏ niềm tin tâm linh, tôn giáo. Trên thực tế, nhiều quốc gia trên thế giới đã thừa nhận sự thất bại của khoa học khi đối diện với vấn đề tâm linh của con ngƣời. Có thể nói nhƣ thế này là không quá: “Chừng nào con người còn tồn tại thì đời sống tâm linh còn tồn tại và được chú trọng thì vấn đề về sự bất tử của linh hồn mà Platon đã xây dựng còn ảnh hưởng dài lâu trong văn hóa tâm linh của nhân loại!”.

Trƣớc khi đi vào học thuyết về sự bất tử của linh hồn, Platon đã lý luận về bản chất của cái chết. Thông qua Socrates, CebesSimmias, mƣợn lời của ba nhân vật này, Platon nói lên quan điểm của mình về cái chết. Quan niệm của Platon về cái chết là quan niệm duy tâm có tính chất tôn giáo:

- Cái đƣợc gọi là:“chết” “phải chăng chết chỉ là linh hồn rời bỏ thể xác? Có thật chết chẳng qua chỉ là, nói một cách cụ thể, tình trạng thể xác tự nó tách rời linh hồn và tình trạng linh hồn tự nó tách biệt thể xác?” [8, tr.225].

- Cái chết là sự: “Bứt và tách linh hồn khỏi thể xác ngƣời ta gọi là chết đúng không? Thƣa, chắc vậy. [8, tr.232].

Thông qua Socrates, Platon khẳng định: nhà triết học không sợ cái chết, vì “một ngƣời thực sự hy sinh cuộc đời cho triết học sẽ vui vẻ đón nhận cái chết, tin tƣởng tìm thấy nguồn vui lớn lao ở thế giới tiếp theo khi cuộc đời ngƣời đó chấm dứt [8, tr. 224] và “tƣơng lai tốt đẹp chờ đợi sau khi con ngƣời vĩnh biệt thế gian, nhƣ ngô bối từng nghe nói biết bao năm ròng tƣơng lai tốt đẹp gấp bội dành cho ngƣời hiền lành, tử tế hơn kẻ độc ác, xấu” [8, tr. 223].

Tuy nhiên, Platon (qua lời Socrates) phản đối việc tự tử. Theo Socrates, con ngƣời là vật sở hữu của thần thánh, thần thánh là đấng chăn dắt con

ngƣời, do đó con ngƣời không thể tự mình quyết định số mệnh của mình. Socrates nói: “Con ngƣời không có quyền chấm dứt cuộc đời mà phải chờ tới khi thần linh ban chỉ dấu cần thiết, nhƣ vừa truyền gửi bản nhân trực diện lúc này” [8, tr.221].

Lý luận về bản chất của cái chết đến lý luận về sự bất tử của linh hồn đƣợc Platon đề cập đến rất nhiều trong các tác phẩm, nhƣng chủ yếu nhất là tác phẩm “Phaidon”. Trong tác phẩm này, Platon vận dụng phép biện chứng

để chứng minh sự bất tử của con ngƣời. Chủ đề cơ bản của “Phaidon” là chứng minh linh hồn có trƣớc cơ thể và tiếp tục tồn tại sau cái chết của cơ thể. Thông qua cuộc đối thoại giữa Socrates, Sebes và Simmias, Platon đƣa ra những lập luận sau đây:

- Lập luận từ nguồn gốc sự sống. Thông qua Socrates, Platon khẳng định rằng vì cái sống bắt nguồn từ cái không sống, vậy phải có một linh hồn đã tồn tại ở một thế giới khác, đến từ thế giới khác mới làm cho sự sống ra đời đƣợc từ cái không sống. Vì sự sống theo ông hiểu là cái vô sinh cộng với một linh hồn, nên khi linh hồn tách khỏi có thể thì cơ thể sống sẽ biến thành một xác chết; khi linh hồn nhập vào một cơ thể mới thì cái vô sinh sẽ biến thành một cơ thể sống.

“Bản nhân vẫn nhớ huyền thoại cổ xƣa kể linh hồn ở đó sau khi rời đây; linh hồn trở lại thế giới này và sinh ra từ ngƣời chết. Nếu quả thực sự thể là thế, ngƣời sống đến từ ngƣời chết, vậy chắc hẳn linh hồn hiện hữu ở thế giới bên kia? Linh hồn không thể trở lại nếu không tồn tại; điều này đủ chứng tỏ nhận định của bản nhân là đúng nếu quả thật ngƣời sống đến từ ngƣời chết, và không bao giờ tới từ nơi nào khác” [8, tr.239].

- Lập luận biện chứng từ mối quan hệ giữa các mặt đối lập. Platon lập luận để chứng minh cho sự bất tử của linh hồn bằng cách đối lập linh hồn với cơ thể: Cơ thể thì có những thuộc tính nhƣ tính vật thể, tính hữu hình, tính

không bất tử, vậy, linh hồn là mặt đối lập với cơ thể phải có thuộc tính đối lập với cơ thể. Trƣớc hết, nếu cơ thể là “hữu hình” thì linh hồn phải là “vô hình”:

“Vậy là linh hồn vô hình?

- Vâng. Linh hồn vô hình hơn thể xác, và thể xác hữu hình hơn linh hồn? [8, tr.262].

Theo Platon linh hồn ngoài tính vô hình nó còn có tính phi vật thể, tính bất tử. Khi tách khỏi có thể, khỏi những ràng buộc bởi những thói hƣ tật xấu của cơ thể vật chất thì linh hồn sẽ đƣợc hoàn toàn sáng suốt, sung sướng, hạnh phúc:

“Linh hồn ở trạng thái này đi tới cõi vô hình, cõi đó giống hệt linh hồn, cõi siêu nhiên, bất tử, sáng suốt, tới đó là sung sƣớng, bứt khỏi lang thang, rối loạn, mê muội, sợ sệt, thèm muốn man rợ, tóm lại mọi thói hƣ tật xấu ràng buộc cảnh sống của con ngƣời, tới đó nhƣ ngƣời ta nói về ngƣời thụ pháp nhập môn trong tôn phái thần bí, linh hồn thực sự sống thời gian còn lại cùng thần linh [8, tr. 266].

Mặt khác, Platon lập luận dựa trên sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập: Nếu cái sống chuyển hóa thành cái chết thì cái chết phải chuyển hóa thành cái sống (tái sinh). Từ đó rút ra kết luận, linh hồn của ngƣời chết tất phải tồn tại ở một nơi nào đó trƣớc khi đƣợc tái sinh. Trong các đoạn đối thoại sau đây, Platon dùng nhân vật Socrates đặt ra những câu hỏi để những ngƣời khác khẳng định tƣ tƣởng đó là đúng:

“Cái gì phát sinh từ sống? - Chết.

Cái gì phát sinh từ chết?

… ngƣời sống trở lại từ ngƣời chết không khác gì ngƣời chết trở lại từ ngƣời sống. Nếu sự thể là vậy, sự thể dƣờng nhƣ đủ chứng tỏ linh hồn ngƣời chết phải tồn tại ở đâu đó rồi từ đó tái sinh” [8, tr. 242 - 243].

- Lập luận từ sự hồi tƣởng của linh hồn để chứng minh linh hồn có trƣớc cơ thể. Theo Platon (dẫn lời Socrates), nhận thức là sự hồi tƣởng, tức sự nhớ lại những điều đã biết trong quá khứ. Con ngƣời sinh ra đã có sẵn nhiều tri thức (tri thức bẩm sinh), điều này chứng tỏ linh hồn của con ngƣời đã từng tồn tại trƣớc cơ thể, đã nhận thức đƣợc tất cả và còn tiếp tục tồn tại sau cái chết của cơ thể. Platon diễn đạt lập luận này bằng những lời của Socrates nhƣ sau:

“Cái ngô bối gọi là nhận thức chẳng qua chỉ là hồi tƣởng... Vì thế cũng theo quan niệm này chắc hẳn linh hồn là thực thể bất tử” [8, tr. 245].

“Ngô bối muốn nói con ngƣời chỉ hồi tƣởng những gì đã biết trƣớc kia; nói khác đi, nhận thức là hồi tƣởng” [8, tr. 254].

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quan điểm của platon về đời sống tinh thần của con người qua một số tác phẩm (Trang 52 - 56)