CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA PLATON

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quan điểm của platon về đời sống tinh thần của con người qua một số tác phẩm (Trang 29)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3. CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA PLATON

1.3.1. Về thân thế và cuộc đời của Platon

Platon (tiếng Hy Lạp: Πλάτων đọc là Platôn, tiếng Anh: Plato; tiếng Pháp: Platon đọc là Platông) sinh khoảng năm 424 (có tài liệu: 428 TCN trong một gia đình quý tộc ở Athens, qua đời khoảng năm 348 (hoặc 347) TCN, là một nhà triết học Hy Lạp xuất sắc, một môn đệ của Socrates (Xôcrat), ngƣời thầy của Aristoteles (Arixtôt) và là ngƣời sáng lập Học viện hay còn gọi là Viện Hàn lâm (Academia) ở Athens năm 387 TCN, đƣợc phƣơng Tây coi là trƣờng đại học đầu tiên.

Nếu nhƣ ở phƣơng Đông và các quốc gia ảnh hƣởng của Nho giáo, ngƣời ta tôn sùng và coi Khổng Tử nhƣ là “vạn thế sư biểu” (ngƣời thầy tiêu biểu của muôn đời), thì ở phƣơng Tây, ngƣời ta đã đánh giá rất cao về Platon khi cho rằng: “Nếu ai đạt đƣợc danh hiệu là ngƣời thầy của nhân loại thì ngƣời đó là Platon” [4, tr.107].

Cho đến nay, các tài liệu nói về thân thế và cuộc đời của một nhà triết học nổi tiếng nhƣ Platon còn quá ít. Tƣởng chừng nhƣ sự nổi tiếng về tài năng và đức độ thì mọi chi tiết về cuộc đời và sự nghiệp phải sáng tỏ nhƣ “ngọn đèn”, thế nhƣng truyền thống thƣờng không chắc chắn và còn nhiều vấn đề gây tranh luận về năm sinh và nơi sinh của Platon. Đƣợc sinh ra vài năm sau khi bùng nổ cuộc chiến Peloponnesia đƣợc sử sách ghi khác nhau: 430, 428 hoặc 427 trƣớc Công nguyên (TCN); nơi sinh là Athens hoặc đảo Êgiê, năm mất 348 hoặc 347 TCN. Vì năm sinh và nơi sinh không chính xác nên tuổi thọ của ông khoảng là 80 hoặc 83 tuổi mới qua đời. Vậy nếu lấy năm 430 là năm

sinh của ông, thì ông ra đời 121 năm sau Khổng Tử (551 - 479 TCN) là nhà tƣ tƣởng phƣơng Đông nổi tiếng. Nếu lấy năm 428 làm năm sinh, thì ông chào đời 135 năm sau Buddha (563 - 483 TCN) là ngƣời sáng lập ra Phật giáo nổi tiếng. Nếu lấy năm 427 làm năm sinh, thì ông chào đời 424 năm trƣớc Jesus Christ, ngƣời sáng lập ra Thiên chúa giáo, và khoảng 4 năm sau cuộc chiến Peloponnesia (431 - 404 TCN).

Theo sử sách ghi lại thì nét đặc biệt về triết gia này là mắt sáng, vai rộng, cao lớn, khỏe mạnh, đầu óc phi thƣờng, lối sống thanh tao, văn gia bút pháp uyển chuyển, đa dạng, từ lúc trẻ mang biệt danh Platon (ngƣời có vai rộng). Tên thực của ông là Aristocles, giống tên ông nội, nếu vậy theo phong tục xứ sở là con trƣởng và cháu đích tôn. Nhƣng sự thật có phải hoàn toàn nhƣ thế hay không ngƣời sau cũng thực tình không rõ! Là con ông Ariston, cháu ông Aristocles, Platon có hai anh trai, một em gái. Ngƣời sau không biết gì về gia đình bên nội, trừ một số thân nhân bên ngoại. Mẹ của Platon có tên là Perictione thuộc dòng dõi quí tộc, trong đó nổi tiếng là Solon (638 - 558 TCN) pháp quan Athens. Em họ bà Perictione là Critias, thủ lãnh nhóm “Ba mƣơi bạo chúa”; em trai bà là Charmides cũng hăng say tham gia chính trị với nhóm “Ba mƣơi bạo chúa”, song thất bại thảm hại. Anh trai của Platon là Adeimantus và Glaucon, hai ngƣời đƣợc lấy làm nhân vật trong nhiều đối thoại của Platon. Cháu Platon có Charmides và Speusippus (con của ngƣời em gái Platon) là những ngƣời kế vị Platon điều hành Học viện. Sau khi ngƣời cha qua đời, lúc Platon còn rất nhỏ, mẹ tái giá với ông Pyrilampes và sinh ngƣời con trai tên Antiphone, em cùng mẹ khác cha với Platon. Tuy Platon có liên hệ mật thiết với tầng lớp quí tộc Athens nhƣng mối liên hệ không khiến đầu óc ông trở nên hẹp hòi, thiển cận, trái lại ông vẫn giữ thái độ cơ bản của ngƣời trí thức: ngay thẳng, khách quan trong lối sống cũng nhƣ trong sáng tác.

Kết luận chung của các nhà nghiên cứu lịch sử triết học từ trƣớc tới nay, những sự kiện kể trên tuy có thể coi là xác đáng cũng chỉ đủ cấu thành nét phác tả tổng quát sơ sài, không đủ để minh định một cách chắc chắn. Những đối thoại của ông, mặc dù cảnh trí đặt ở thời đại ông sống, ngƣời tham dự là nhân vật nổi tiếng, kể cả những ngƣời anh của ông, cũng không đóng góp gì vào việc làm rõ hơn bức tranh tiểu sử. Còn những lá thƣ mà nội dung có liên quan đến cuộc đời Platon thì phần nhiều bị một số nhà nghiên cứu trƣớc đây cho là giả mạo hoặc do đệ tử ông viết. Ngƣợc lại, George Grote một nhà nghiên cứu thế kỷ XIX trong “Platon và những ngƣời bạn đồng hành khác của Socrates” (Plato and the Other Companions of Socrates) (gồm 3 tập, tập I xuất bản 1867) đã không ngần ngại đƣa số thƣ đó vào sáng tác của Platon . Với biện luận vững chắc, Grote đã thuyết phục nhiều nhà nghiên cứu khác chấp nhận.

Sinh ra và lớn lên, tận mắt chứng kiến những biến cố của lịch sử nƣớc nhà, Platon đã không ít lần đau xót trƣớc cảnh chiến tranh và cái chết của ngƣời Thầy kính trọng: sau cuộc chiến Peloponnesia (431 - 404), thành quốc Athens bị Sparta thôn tính; tiếp theo là cuộc cai trị ngắn ngủi của nhóm “Ba mƣơi bạo chúa” đứng đầu là Critias (cậu Platon) và Theramenes. Chính quyền chuyên chế của nhóm này bị Thrasybulus lật đổ, chế độ dân chủ ngày trƣớc tái lập. Năm 399 TCN diễn ra vụ xử gây chấn động dƣ luận cả lục địa lẫn quần đảo, Hội đồng Athens kết án tử hình Socrates vì tội không tôn kính thần linh, làm đồi trụy giới trẻ.

Năm 346 TCN ngƣời Thebes thỉnh cầu vua xứ Macedonia là Philip II giúp họ đánh quân Phocis, tạo cơ hội cho Vƣơng quốc Macedonia lần đầu tiên can thiệp vào Hy Lạp cổ. Sau trận Mantinea, lịch sử Hy Lạp lại thay đổi, vua Philip (382 - 336 TCN) vùng Macedonia, mạn nam bán đảo Balkan dần

dần ngoi lên làm chủ trên chính trƣờng. Trong vòng hơn một năm trƣớc khi băng hà, do tiêu diệt phe Phocion, Philip nắm quyền bá chủ Hy Lạp.

Hậu quả của những biến cố chính trị và những cuộc chiến tranh liên miên nhằm thôn tính, chém giết lẫn nhau đã có tác động rất lớn đến tƣ tƣởng của Platon. Hơn nữa Platon là ngƣời có đầu óc thông minh, nhanh nhạy và khả năng quan sát rồi đƣa ra những nhận định vô cùng chính xác đƣợc thể hiện trong tác phẩm “Chính thể cộng hòa” và trong nhiều tác phẩm khác. Tuy thế, trong thâm tâm ông không cảm thấy thích hợp với cuộc đời chính trị. Tuy ông có nhiều lợi thế mà thanh niên cùng trang lứa không có, nhƣ con nhà giàu có, gia đình quí tộc, dòng họ quyền thế, thân thể cƣờng tráng, tiếp thu đầy đủ giáo dục thời đại, nhƣng ngƣời đời sau không hề nghe nói ông có ý định dấn thân bƣớc lên vũ đài chính trị ngoài lời lẽ bày tỏ trong lá thƣ thứ bảy.

Cũng chính trong thƣ này, Platon cho biết ông đƣợc thân nhân và thân hữu trong nhóm “Ba mƣơi bạo chúa” mời tham dự chính trƣờng, điều hành quốc sự, ông muốn nhập bọn để khỏi phụ lòng mong mỏi; nhƣng khi thấy nhóm vẫn duy trì tình trạng bất công, tàn bạo, thất đức, nhất là khi chứng kiến nhóm tìm cách, song không thành công, ép buộc Socrates bức hại một công dân. Cảm thấy hụt hẫng, ngán ngẩm, ông nhất định quay lại cuộc đời bình thƣờng. Khi cơ chế dân chủ tái lập, ông cũng có ƣớc muốn tƣơng tự, dấn thân vào chính sự phục vụ thành quốc, song lại chứng kiến các sự việc thô bạo diễn ra tràn lan, và cuối cùng bản án bất nhẫn kết liễu đời Socrates. Hầu nhƣ tuyệt vọng, ông quyết định vĩnh biệt chính trị.

Năm 399 TCN, Socrates bị chính quyền Athens (do lân bang Sprata - kẻ thắng trận trong cuộc chiến Peloponesia dựng lên) kết án tử hình, với hình phạt buộc uống một loại độc dƣợc tại nhà tù. Sau khi tự nguyện uống độc dƣợc và bình thản nằm chờ cái chết đến với mình, Socrates còn đàm đạo với học trò và những ngƣời khác về ý nghĩa của cuộc sống và cái chết. Platon

ngƣời học trò trung thành của Socrates, viết khá nhiều về cái chết của ngƣời thầy mình. Trong tác phẩm “Ngày cuối trong đời Socrates” của dịch giả Đỗ Khánh Hoan, cái chết ấy đƣợc mô tả nhƣ sự tuẫn tiết vì tự do tâm linh. Ngay cả diện mạo xấu xí của Socrates cũng đƣợc thanh minh rất khéo: “Một tâm hồn đẹp trong một thể xác xấu”. Chính cái chết của Socrates đã khiến Platon day dứt khôn nguôi và kết quả dẫn tới thái độ cự tuyệt đối với chính trị, và thái độ đó đã đặc biệt ảnh hƣởng đến tâm trí Platon. Khi Socrates qua đời, Platon mới 28 tuổi. Đó là độ tuổi con ngƣời ta có nhiều đam mê, khao khát và lý tƣởng nhất. Đó cũng là độ tuổi đƣợc xem nhƣ là mùa xuân của cuộc đời. Sự ra đi của ngƣời Thầy là niềm tiếc thƣơng vô hạn và sự mất mát không gì bù đắp nổi về mặt tinh thần - chính sự kiện này đã ảnh hƣởng rất lớn đến cuộc đời và sự nghiệp của Platon. Ngƣời ta không biết một cách chắn chắn rằng, ai là cha đẻ thật sự của hình thức đối thoại này? Song ngƣời ta chắc chắn rằng, Platon đã kế thừa nó từ Socrates. Socrates là ngƣời đã sử dụng hình thức đối thoại trong các cuộc trò chuyện, đàm đạo và giảng dạy cho học trò dƣới hình thức truyền miệng. Dù suy tƣ của Platon có cách xa suy nghiệm quen thuộc của Socrates, Platon vẫn vững tin ông trung thành bƣớc theo nguyên tắc hoặc phƣơng pháp Socrates đã giảng dạy và sử dụng để diễn giải điều đó đƣợc thể hiện rất rõ trong các tác phẩm dƣới hình thức đối thoại của ông.

Sau khi Socrates vĩnh biệt cõi đời năm 339 TCN, Platon cùng với các học trò khác của ông, trƣớc tiên đã tới Megara, thành phố trong vùng Megaris nằm giữa vịnh Corinth và vịnh Saronic còn gọi là vịnh Aegina gặp gỡ thân hữu từng theo học Socrates. Ngƣời sau không rõ ông lƣu lại đó bao lâu, song nghe nói suốt khoảng thời gian sau khi Socrates qua đời, ông đi chu du nhiều nơi, xuôi nam tới thành phố Cyrene trong vùng Cyrenaica thuộc địa Bắc Phi diện kiến nhà toán học Eudoxus, sang đông tới Ai - cập, qua tây đến Italia và đảo Sicily thăm viếng triết phái Pythagoras. Trong khi ở đảo Sicily, Platon

đến thành phố Syracuse, ông tiếp xúc ngay với Dion, em vợ Dionysius, và có lẽ với cả đƣơng kim bạo chúa Dionysius I đang ở cực đỉnh quyền thế. Trong lá thƣ thứ bảy (327a), Platon kể lại cuộc gặp gỡ và ấn tƣợng đối với ngƣời thanh niên này, nhƣng không hiểu vì sao và do đâu, khi quan hệ giữa đôi bên căng thẳng, bạo chúa trẻ tuổi lại kiếm cớ đƣa ông lên thuyền đem đến đảo Aegina bán làm nô lệ. Nhƣng đến nơi Platon đƣợc ngƣời quen bỏ tiền ra chuộc, nhờ thế thoát hiểm và trở về Athens.

Sau khi quay trở về Athens, vào năm 387 TCN Platon thành lập Học viện (Academia, dịch là Học viện hay viện Hàn lâm) nhằm truyền bá khoa học và triết học trong khu rừng ven biển thành phố. Từ đó trở đi ông theo đuổi sự nghiệp, trừ hai lần gián đoạn đáng kể, trong tƣ thế vị thầy khả kính, lừng danh, thời gian kéo dài khoảng 40 năm. Cũng nhƣ Socrates, dạy học ông không lấy tiền, và khi dạy ông thƣờng thể hiện qua đối thoại, đàm đạo. Tiếng thơm lan tràn hầu nhƣ khắp Địa Trung hải, Tiểu Á, Bắc Phi, vƣợt xa, át hẳn nhiều triết gia đƣơng thời; ông thu hút nhiều đệ tử; thanh niên từ nhiều nơi, nhiều đảo ùn ùn kéo tới hy vọng thọ giáo, trong số nổi tiếng hơn hết sau này trở thành đối thủ đáng gờm trong làng triết học là Aristoteles từ Macedonia xuống, thân phụ là ngự y cho đƣơng kim quân vƣơng, mới mƣời tám xin thụ huấn, sống ở đó hai mƣơi năm liền tới khi Platon qua đời.

Khi Dionysius I qua đời, Dionysius II lên nối ngôi, Platon cũng không ngần ngại thăm viếng Syracuse với ý định giúp Dionysius II trong chuyện chính sự và cũng nhằm giành lấy cơ hội thực hiện quan điểm lý tƣởng chính trị của mình. Chuyện viếng thăm lần này kể tỉ mỉ trong lá thƣ thứ bảy. Chuyến đi không thành công vì Platon tỏ ra không mặn nồng với việc điều hành quốc sự của Dionysius II. Sau ít lâu, mặc dù không bị đối xử tàn tệ, Platon trở về Athens. Dẫu vậy ông vẫn lại thăm Dionysius lần nữa, nhƣng ông lại thất vọng. Phần đời còn lại Platon dành cho việc sáng tác, và tiếp tục giảng

dạy triết học ở Học viện cho môn sinh bốn phƣơng. Platon đã trút hơi thở cuối cùng không rõ vào năm 348 hay năm 347 TCN. Theo sử gia Pausanias, Platon đƣợc mai táng bên cạnh Học viện.

1.3.2. Về sự nghiệp của Platon

Platon là nhà triết gia vĩ đại, tƣ tƣởng triết học của ông rất đặc sắc, phong phú, bao quát nhiều lĩnh vực của đời sống con ngƣời. Vì thế, Platon đƣợc các học giả phƣơng Tây bỏ ra nhiều công sức và thời gian nghiên cứu và thiết lập thứ tự sáng tác các đối thoại. Có thể kể đến Thrasyllus xứ Alexandria (Thế kỉ I Sau công nguyên) - một trong các nhà nghiên cứu Platon đầu tiên, đã sắp xếp các đối thoại của Platon thành chín bộ tứ đàm (tetralogies = quadriloques, mỗi bộ gồm bốn đối thoại), vì ông tin rằng triết gia đã sáng tác giống nhƣ cách các thi sĩ đƣơng thời viết kịch, khi họ phải dựng một loạt bốn vở kịch để dự thi tại bốn cuộc so tài nhân dịp lễ hội Dionysia hằng năm nhằm vinh danh thần Dionysia. Cách sắp xếp truyền thống này đã quy định việc xuất bản các tập đối thoại của Platon từ bấy giờ cho đến gần đây bao gồm:

1. Euthyphro, The Apology of Socrates, Crito, Phaedo. 2. Cratylus, Theaetetus, Sophits, Statesman.

3. Parmenides, Philebus, The Symposium, Phaedrus.

4. First Alcibiades, Second Alcibiades, Hipparchus, Rival Lovers. 5. Theages, Charmides, Laches, Lysis.

6. Euthydemus, Protagoras, Gorgias, Meno.

7.Greater Hippias (Major), Lesser Hippias (Minor), Iron, Menexenus. 8. Cleitophon, The Republic, Timaeus, Critias.

9. Minos, The Laws, Epinomis, Epistles.

Nhiều nhà Platon học sau đó cũng đã thử sắp xếp phần trƣớc tác này của triết gia dựa trên nhiều tiêu chuẩn khác nhƣ: vết tích của tác giả đã ảnh hƣởng lên ông (Karl Friedrich Herman, 1804 - 1855), sự triển khai những tƣ

tƣởng siêu hình ở Platon (Lewis Campell, 1830 - 1908), mức độ hoàn hảo của tác phẩm (Friedrich Schleirmacher, 1768 - 1834), sự tiến hóa của bút pháp (Wilhelm Dittenberger, 1840 - 1906), Wincenty Lutoslawski, 1863 - 1954), vvv… Nhƣng ngày nay, với ý muốn phân biệt rõ hơn hai mảng đối thoại “sắc Socrates” và “đặc Platon”, trình tự sáng tác của tác giả đƣợc xem là tiêu chuẩn thích đáng nhất, tuy vậy việc định kỳ các tác phẩm cũng đầy khó khăn. Từ xƣa qua nhiều thế kỷ, các học giả giới phƣơng Tây đã xác định “Luật pháp” là tác phẩm dở dang Platon chƣa hoàn tất thì qua đời. Một số đối thoại dƣờng nhƣ tiếp nối đối thoại đã xuất hiện trƣớc đó cho thấy sáng tác có thứ tự hẳn hoi. Ngoài chỉ dấu nhƣ thế, các học giả về sau chỉ còn biết căn cứ vào thời điểm tƣơng đối dành cho “Biện giải”, nét tƣơng đồng và khác biệt giữa các sáng tác theo hình thức, nội dung, chi tiết về văn phong và từ ngữ sử dụng để sắp xếp các tác phẩm. Thứ tự các sáng tác xem ra có vẻ quan trọng vì nó liên hệ tới vấn đề phát triển tƣ tƣởng của Platon. Mặc dù không có sự nhất quán, nói chung, các bản đối thoại của Platon đƣợc xem là đã lần lƣợt xuất hiện qua bốn giai đoạn dƣới đây, và chỉ có hai thời kỳ đầu (khoảng 399 - 385) là ít nhiều còn mang tƣ tƣởng của Socrates.

1. Khoảng (399 - 390): Hippias minor, Euthyphro, Ion, Laches, Charmides, Apology of Socrates, Crito, Protagoras.

2. Khoảng 390 - 385: Gorgias, Meno, Hippias Major, Euthydemes, Lysis, Menexenus.

3. Khoảng 385 - 370: The symposium, Cratylus, Phaedo, The Republic, Phaedrus.

4.Khoảng 370 - 347: Theartetus, Parmenides, Sophist, Statesman, Timaeus, Critias, Philebus, The Law.

Theo dịch giả Nguyễn Văn Khoa, Platon là một triết gia hàng đầu, không những thế, hầu nhƣ ở mỗi thời đại đều có nhiều bản dịch mới cho cùng

một tác phẩm trong cùng một thứ tiếng. Do đó để tiện việc đối chiếu các trích đoạn hay dẫn chứng, trong giới nghiên cứu về Platon có sự đồng thuận cùng lấy một bản ấn cổ làm chuẩn đấy là bộ Platon toàn tập in ở Geneva vào năm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quan điểm của platon về đời sống tinh thần của con người qua một số tác phẩm (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)