Về sự nghiệp của Platon

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quan điểm của platon về đời sống tinh thần của con người qua một số tác phẩm (Trang 35 - 42)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.2. Về sự nghiệp của Platon

Platon là nhà triết gia vĩ đại, tƣ tƣởng triết học của ông rất đặc sắc, phong phú, bao quát nhiều lĩnh vực của đời sống con ngƣời. Vì thế, Platon đƣợc các học giả phƣơng Tây bỏ ra nhiều công sức và thời gian nghiên cứu và thiết lập thứ tự sáng tác các đối thoại. Có thể kể đến Thrasyllus xứ Alexandria (Thế kỉ I Sau công nguyên) - một trong các nhà nghiên cứu Platon đầu tiên, đã sắp xếp các đối thoại của Platon thành chín bộ tứ đàm (tetralogies = quadriloques, mỗi bộ gồm bốn đối thoại), vì ông tin rằng triết gia đã sáng tác giống nhƣ cách các thi sĩ đƣơng thời viết kịch, khi họ phải dựng một loạt bốn vở kịch để dự thi tại bốn cuộc so tài nhân dịp lễ hội Dionysia hằng năm nhằm vinh danh thần Dionysia. Cách sắp xếp truyền thống này đã quy định việc xuất bản các tập đối thoại của Platon từ bấy giờ cho đến gần đây bao gồm:

1. Euthyphro, The Apology of Socrates, Crito, Phaedo. 2. Cratylus, Theaetetus, Sophits, Statesman.

3. Parmenides, Philebus, The Symposium, Phaedrus.

4. First Alcibiades, Second Alcibiades, Hipparchus, Rival Lovers. 5. Theages, Charmides, Laches, Lysis.

6. Euthydemus, Protagoras, Gorgias, Meno.

7.Greater Hippias (Major), Lesser Hippias (Minor), Iron, Menexenus. 8. Cleitophon, The Republic, Timaeus, Critias.

9. Minos, The Laws, Epinomis, Epistles.

Nhiều nhà Platon học sau đó cũng đã thử sắp xếp phần trƣớc tác này của triết gia dựa trên nhiều tiêu chuẩn khác nhƣ: vết tích của tác giả đã ảnh hƣởng lên ông (Karl Friedrich Herman, 1804 - 1855), sự triển khai những tƣ

tƣởng siêu hình ở Platon (Lewis Campell, 1830 - 1908), mức độ hoàn hảo của tác phẩm (Friedrich Schleirmacher, 1768 - 1834), sự tiến hóa của bút pháp (Wilhelm Dittenberger, 1840 - 1906), Wincenty Lutoslawski, 1863 - 1954), vvv… Nhƣng ngày nay, với ý muốn phân biệt rõ hơn hai mảng đối thoại “sắc Socrates” và “đặc Platon”, trình tự sáng tác của tác giả đƣợc xem là tiêu chuẩn thích đáng nhất, tuy vậy việc định kỳ các tác phẩm cũng đầy khó khăn. Từ xƣa qua nhiều thế kỷ, các học giả giới phƣơng Tây đã xác định “Luật pháp” là tác phẩm dở dang Platon chƣa hoàn tất thì qua đời. Một số đối thoại dƣờng nhƣ tiếp nối đối thoại đã xuất hiện trƣớc đó cho thấy sáng tác có thứ tự hẳn hoi. Ngoài chỉ dấu nhƣ thế, các học giả về sau chỉ còn biết căn cứ vào thời điểm tƣơng đối dành cho “Biện giải”, nét tƣơng đồng và khác biệt giữa các sáng tác theo hình thức, nội dung, chi tiết về văn phong và từ ngữ sử dụng để sắp xếp các tác phẩm. Thứ tự các sáng tác xem ra có vẻ quan trọng vì nó liên hệ tới vấn đề phát triển tƣ tƣởng của Platon. Mặc dù không có sự nhất quán, nói chung, các bản đối thoại của Platon đƣợc xem là đã lần lƣợt xuất hiện qua bốn giai đoạn dƣới đây, và chỉ có hai thời kỳ đầu (khoảng 399 - 385) là ít nhiều còn mang tƣ tƣởng của Socrates.

1. Khoảng (399 - 390): Hippias minor, Euthyphro, Ion, Laches, Charmides, Apology of Socrates, Crito, Protagoras.

2. Khoảng 390 - 385: Gorgias, Meno, Hippias Major, Euthydemes, Lysis, Menexenus.

3. Khoảng 385 - 370: The symposium, Cratylus, Phaedo, The Republic, Phaedrus.

4.Khoảng 370 - 347: Theartetus, Parmenides, Sophist, Statesman, Timaeus, Critias, Philebus, The Law.

Theo dịch giả Nguyễn Văn Khoa, Platon là một triết gia hàng đầu, không những thế, hầu nhƣ ở mỗi thời đại đều có nhiều bản dịch mới cho cùng

một tác phẩm trong cùng một thứ tiếng. Do đó để tiện việc đối chiếu các trích đoạn hay dẫn chứng, trong giới nghiên cứu về Platon có sự đồng thuận cùng lấy một bản ấn cổ làm chuẩn đấy là bộ Platon toàn tập in ở Geneva vào năm 1578 bởi nhà in và nhà nhân văn nổi tiếng Henri Ensteinne (1528 - 1598), còn đƣợc biết dƣới tên Latin Stephanus. Ấn phẩm này gồm có ba quyển, các trang đƣợc đánh số liên tục từ đầu đến cuối mỗi quyển; mỗi trang đƣợc chia làm hai cột, một cho bản Hy Lạp gốc, và một cho bản dịch Latin của Jean de Serres.

Các sáng tác của Platon phần lớn đều có hình thức đối thoại. Với một số lƣợng sáng tác đồ sộ gồm khoảng 35 - 36 tập đối thoại (tuy nhiên chỉ có khoảng 25 đối thoại đƣợc khẳng định là chân thực của Platon) và một số thƣ, các công trình này đã đƣa tên tuổi của Platon lên hàng những ngƣời nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử nhân loại, nhất là trong lịch sử tƣ tƣởng phƣơng Tây. Tuy vậy ngƣời sau lại biết rất ít về ông, ngay cả trong nƣớc Hy Lạp, quê hƣơng ông, biết rất ít một cách kỳ lạ so với những gì ngƣời sau hy vọng muốn biết. Khi tìm hiểu cuộc đời của bông hoa ngát hƣơng trong vƣờn triết học, ngƣời sau chỉ biết ông sống trong giai đoạn lịch sử đặc biệt, liên hệ tới biến cố và nhân vật ngƣời sau biết qua kho tàng tài liệu phong phú khác thƣờng: sinh thời ông nổi tiếng, ông lập trƣờng dạy học, ông đi du thuyết, ông sống khá lâu, ông viết rất nhiều, sáng tác truyền lại đều ở tình trạng hoàn hảo khiến ngƣời sau nghĩ toàn bộ đã đƣợc bảo tồn cẩn thận ngay từ đầu. Tuy nhiên, ngƣời đời sau lại không tìm thấy liên hệ giữa tác phẩm với cuộc đời của tác giả vì trong các sáng tác của mình, Platon không đả động gì đến bản thân.

Về trình tự thời gian, các tập đối thoại của Platon thƣờng đƣợc chia ra thành ba thời kỳ: đầu, giữa và cuối. Những tập đối thoại thời kỳ đầu trình bày ý định của Platon muốn truyền đạt tƣ tƣởng triết học và phong cách biện chứng của Socrates. Các tập đối thoại thời kỳ giữa và cuối phản ánh sự phát triển tƣ tƣởng triết học của chính Platon. Các trƣớc tác thời kỳ giữa bao gồm

tập Phaidon (nói về quang cảnh cái chết của Socrates, trình bày học thuyết về ý niệm, về bản chất của linh hồn và về vấn đề sự bất tử); tập Hội thảo là thành tích nổi bật về kịch của Platon trong đó có nhiều phát biểu về cái đẹp và tình yêu. Socrates trong lời phát biểu của mình đã khẳng định mục đích cao nhất của tình yêu là trở thành nhà triết học, theo nghĩa đen, một ngƣời yêu mến sự thông thái. Chính thể cộng hoà là tập đối thoại trong thời kỳ này. Các tập đối thoại thời kỳ cuối bao gồm: Theaetetus (phủ nhận việc đồng nhất tri thức với tri giác cảm tính); Parmenides (sự đánh giá có phê phán về học thuyết ý niệm); Sophist (tiếp tục xem xét học thuyết về ý niệm); Philebus (thảo luận về mối quan hệ giữa khoái lạc và cái thiện); Timaeus (trình bày quan điểm của Platon về khoa học tự nhiên và vũ trụ quan); Luật pháp (phân tích hơn nữa về mặt thực tiễn các vấn đề chính trị và xã hội [10, tr.133 - 134].

Cho đến ngày nay, các nhà nghiên cứu về Platon vẫn chƣa có sự thống nhất về một số tác phẩm đƣợc cho là của Platon, còn những tác phẩm khác mang tên Platon là giả mạo. Trong “Platon chuyên khảo”, Benjamin Jowet và M.J.Knight cũng đã cho rằng: “Ngay cả một học giả Hy Lạp cũng xác nhận vài tác phẩm đúng là giả nhƣng đƣợc mang tên Platon! Các nhà phê bình hiện nay đôi khi nhất trí, đôi khi bởi một đa số áp đảo, đã bác bỏ một số lƣợng còn lớn hơn! Những ngƣời khác vẫn đang còn kiểm tra và trong số những tác phẩm này, nhƣ đã xảy ra trƣớc đây khi mới xuất hiện Ast và Socher, đƣợc biết nhƣ một tác phẩm bị bác bỏ có ảnh hƣởng đáng kể về những hiểu biết của chúng ta về triết lý của Platon. Mặc cho sự nghiên cứu về vấn đề này, nó vẫn vƣợt quá các giới hạn của chuyên luận hiện nay… Trong số những tác phẩm đƣợc truyền lại cho chúng ta đƣợc coi là của Platon, những tác phẩm thƣờng đƣợc Aristotles bình phẩm nhất, có sự lƣu ý liên tục cả về tác giả lẫn đối thoại, là ba tác phẩm có tính chất giải thích - The Republic (Chính thể cộng hòa), Timaeus và The Law (Luật pháp). Bên cạnh những tác phẩm này,

Phaidon chỉ đƣợc ông chọn cốt để coi là tác phẩm của Platon. Phaedrus cũng có phần đƣợc chỉ định, và hai lần đƣợc nêu ra trong Platon. Phát biểu của Aristophanes trong “The Symposium” đƣợc nhìn nhận theo cách tiền giả định tính xác thực của đối thoại ấy! Và ám chỉ cả với Gorgias, Meno và Lesser Hippias. Thực sự thì Theaatetus không đƣợc kể đến, nhƣng các đoạn văn đƣợc viện dẫn là từ các tác phẩm của Platon, những tác phẩm mới chỉ đƣợc tìm thấy. Cũng thế, Philebus không đƣợc Aristotles định danh…” [13, tr. 17 - 19].

Theo các nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc đều có nhận định chung là các sáng tác cách đây hai ngàn bốn trăm năm của Platon đã có ảnh hƣởng lớn lao trong lịch sử tƣ tƣởng phƣơng Tây từ thời cổ đại cho đến hiện đại. Đặc biệt là những tƣ tƣởng đặc sắc của Platon về chính trị, đời sống tinh thần của con ngƣời và giáo dục còn ảnh hƣởng dài lâu trong văn hóa nhân loại. Không phải ngẫu nhiên mà ở thế kỷ XX, nhà triết học ngƣời Anh Alfred North Whitehead (1861 - 1947) đã từng tỏ lòng tôn kính bằng cách mô tả lịch sử của Triết học chỉ là “một loạt những chú thích về Platon ” [10, tr.143].

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Hy Lạp là quê hƣơng yêu dấu đã sinh ra và nuôi dƣỡng nhiều thiên tài trong các lĩnh vực khoa học trong đó có Platon. Quê hƣơng đối với Platon không chỉ là “chùm khế ngọt” mà còn là “chùm khế chua”. Những biến cố chính trị ở Hy Lạp cổ đại cùng với những cuộc chiến tranh và những thói xấu xa của cuộc đời đã in hằn lên cuộc đời và sự nghiệp của Platon. Hy Lạp cổ đại còn là ngọn nguồn cảm hứng sáng tác nghệ thuật hội họa, thi ca, triết học và khoa học phát triển rực rỡ.

Sau nhiều nỗ lực nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Platon ngƣời đời sau vẫn còn nhiều tiếc nuối về những điều chƣa sáng tỏ về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của ông. Đặc biệt là chƣa làm rõ đƣợc năm sinh, năm mất, có gia đình vợ và con hay không? Một số tác phẩm mang tên ông còn nhiều vấn đề gây tranh luận đƣợc cho là không phải của ông? Và còn nhiều câu hỏi liên quan đến diễn biến trong cuộc đời và sự nghiệp của ông? Ƣớc muốn của nhiều học giả phƣơng Tây là khám phá và vén bức màn còn bí ẩn đó, nhƣng lực bất tòng tâm - điều đó vƣợt giới hạn của các nhà nghiên cứu ngày nay. Đỗ Khánh Hoan trong phần giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp của Platon trong “Chính thể cộng hòa” đã nói rõ điều đó: “Số sáng tác đồ sộ đã đƣa tên tuổi ông lên hàng quen thuộc bậc nhất trong lịch sử nhân loại, nhất là lịch sử tƣ tƣởng ở Tây phƣơng cũng nhƣ Đông phƣơng. Tuy vậy, ngƣời sau lại biết rất ít về ông, ngay cả trong nƣớc Hy Lạp, quê hƣơng ông, biết rất ít một cách kỳ lạ so với những gì ngƣời sau hy vọng muốn biết… Cuộc đời rạng rỡ nhƣ thế vậy mà ngƣời sau vẫn không biết cuối cùng ông thế nào. Và cũng chẳng ai hay buổi đầu ông có lập gia đình, có vợ, có con không, mà chỉ biết mấy chục triết phẩm để lại cho đời, trong số đó Cộng hòa giữ vai trò quan trọng!” [7, tr. 8 - 20].

Chúng tôi rất tâm đắc với nhận xét về Platon trong tác phẩm “Platon chuyên khảo” của Benjamin Jowett và M.J.Knight khi cho rằng: “Đấy là vẻ đẹp và sự lành mạnh của cuộc sống mà Platon, một ngƣời Hy Lạp đích thực, cần trên hết mọi sự. Nhƣng nét nổi bật nhất của triết gia là sự kết hợp chặt chẽ tính cách của ông với các mục tiêu khoa học mà ông hàm ơn trƣờng phái Socrates. Sự hoàn hảo về đạo đức trong đời ông bắt nguồn từ sự trong sáng của sự am hiểu! Nó là ánh sáng khoa học chiếu tỏa những đám sƣơng mù của tâm hồn ông, và là nguyên do của cảnh thanh bình Olympia vốn đƣợc hít thở thú vị từ những tác phẩm của ông. Tóm lại con ngƣời Platon là bằng chứng đúng đắn cho ngƣời đƣơng thời, và các tác phẩm cho các thế hệ mai sau, mà nhiều huyền thoại đã đặt ông, nhƣ Pythagoras, vào liên minh thân cận nhất với thần thánh, với sự trong sáng chói lọi, vẻ đẹp đạo đức, sự cân đối, và sự hài hòa của tinh thần mà ông ban tặng cho dân Hy Lạp” [13, tr. 16].

CHƢƠNG 2

KHÁI LƢỢC MỘT SỐ TÁC PHẨM VÀ NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA PLATON VỀ ĐỜI SỐNG TINH THẦN

CỦA CON NGƢỜI

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quan điểm của platon về đời sống tinh thần của con người qua một số tác phẩm (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)