NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA SỰ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quan điểm của platon về đời sống tinh thần của con người qua một số tác phẩm (Trang 25 - 29)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2. NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA SỰ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG

PLATON VỀ ĐỜI SỐNG TINH THẦN CON NGƢỜI

Cơ sở lý luận cho sự ra đời quan điểm của Platon về đời sống tinh thần của con ngƣời xuất phát từ lập trƣờng triết học duy tâm khách quan của ông

và chịu sự ảnh hƣởng lớn của nhiều triết gia tiền bối. Nếu đi về quá khứ, ta thấy tƣ tƣởng của Pythagoras về linh hồn và đời sống tinh thần của con ngƣời có ảnh hƣởng lớn đến tƣ tƣởng Platon. Cả Pythagoras và Platon đều chịu ảnh hƣởng tƣ tƣởng thần bí của tôn giáo Orphic ở Hy Lạp cổ đại.

Dựa trên cơ sở và nền tảng là học thuyết ý niệm và học thuyết linh hồn, Platon đã xây dựng nên quan điểm về đời sống tinh thần của con ngƣời với nhiều kiến giải mang tính duy tâm thần bí. Tuy nhiên, quan điểm của Platon cho rằng, trong một xã hội tốt đẹp cần phải đề cao, giáo dục và chăm lo một cách toàn diện đời sống tinh thần của con ngƣời là một đóng góp lớn của ông trong lĩnh vực tƣ tƣởng nhân loại.

Về học thuyết ý niệm, Platon là nhà triết học duy tâm khách quan; ông cho rằng ý niệm là cái tồn tại trƣớc, là nguyên mẫu còn sự vật, hiện tƣợng của thế giới là cái có sau, là bản sao của ý niệm. Từ điểm xuất phát này, Platon đã xây dựng nên toàn bộ hệ thống triết học của mình. Về học thuyết linh hồn (hay tâm hồn) theo Platon, linh hồn con ngƣời do thƣợng đế tạo ra, linh hồn mang bản chất vô hình, phi vật chất, siêu trần thế. Đời sống tinh thần của con ngƣời bao gồm ba bộ phận: lý trí, lòng dũng cảm, sự thèm khát dục vọng. Ba bộ phận này luôn thống nhất với nhau, trong đó bộ phận lý trí nắm quyền điều khiển và bất tử, hai bộ phận còn lại chịu sự điều khiển của lý trí và chết cùng với thể xác. Platon cũng cho rằng linh hồn trƣớc khi nhập vào thể xác, bộ phận linh hồn lý trí đã nhận thức đƣợc ý niệm và chân lý, nhƣng khi nhập vào thể xác nó sẽ quên hết những gì nó đã chiêm nghiệm trƣớc đây, song linh hồn lý trí lại có khả năng hồi tƣởng lại những gì đã biết. Từ cấu trúc ba bộ phận của linh hồn này Platon đã xây dựng ba tầng lớp của xã hội đó là tầng lớp nhà cai trị, những ngƣời lính và tầng lớp nông dân, thợ thủ công.

Nhƣ chúng tôi đã nghiên cứu, trƣớc Socrates, các triết gia cổ đại Hy Lạp chỉ chuyên nghiên cứu về những vấn đề tự nhiên, nguồn gốc của vạn vật

vũ trụ mà chƣa mấy quan tâm tới vấn đề cuộc sống xã hội loài ngƣời. Thỉnh thoảng mới bắt gặp một vài vấn đề liên quan đến đời sống tinh thần của con ngƣời nhƣ là vấn đề linh hồn bất tử. Chỉ từ Socrates trở về sau, nền triết học Hy Lạp mới thực sự nghiên cứu về loài ngƣời trong đó có những vấn đề về đời sống tinh thần của con ngƣời dƣới các góc độ khác nhau. Chúng tôi có thể điểm qua sơ lƣợc vài tƣ tƣởng đó của các nhà triết học để làm sâu sắc thêm vấn đề nghiên cứu.

Pythagoras (571 - 497 TCN) là nhà triết học khoa học tự nhiên nổi tiếng Hy Lạp cổ đại. Về mặt triết học, Pythagoras là nhà duy tâm tôn giáo, xây dựng những tƣ tƣởng huyền bí về ý nghĩa cuộc sống và bản nguyên vũ trụ, mang đậm dấu ấn huyền học phƣơng Đông. Bản tính của con ngƣời, theo ông, có tính chất nhị nguyên: thể xác khả tử, linh hồn bất tử. Ý nghĩa cao cả của cuộc đời là tẩy sạch linh hồn khỏi những cái nhơ bẩn, những điều ác trong lòng, hòa mình vào linh hồn vũ trụ, giải thoát. Triết lý vì vậy là hành trình của sự giải thoát. Trong tƣ tƣởng của Pythagoras, những con số đóng vai trò chủ đạo. Cái gì đo đƣợc thì tồn tại, cái gì tồn tại thì đo đƣợc, vì thế chính những con số định hình nên thế giới, diễn đạt sự vật, thậm chí là bản chất và chuẩn mực của chúng. Triết lý là nhận thức quy luật vận động của vũ trụ thông qua những con số. Khi ta nói “linh hồn hòa điệu” thì đó là sự hòa điệu của các con số.

Chính những tƣ tƣởng về linh hồn bất tử của Pythagoras và tƣ tƣởng về “sự tẩy sạch” của linh hồn, về “sự giải thoát” của linh hồn khỏi những ràng buộc của cơ thể vật chất đã ảnh hƣởng đến lý luận về thuyết linh hồn của Platon [48, tr. 31].

Socrates (469 - 399 TCN) là một trong những nhà triết học đạo đức nổi tiếng thời Hy Lạp cổ đại. Socrates sinh tại Athens, trong một gia đình cha làm nghề điêu khắc, mẹ là bà đỡ. Có thể nói rằng chính Socrates là ngƣời có ảnh hƣởng lớn đến cả cuộc đời và tƣ tƣởng của Platon. Từ những vấn đề học hỏi

đƣợc cho đến cái chết bất công của Socrates đã hình thành nên quan điểm về đời sống tinh thần của Platon. Vấn đề triết học Socrates quan tâm nhiều nhất, trăn trở nhiều nhất, rao giảng các môn đệ nhiều nhất là vấn đề đạo đức. Tƣ tƣởng triết học của Socrates khác với các tƣ tƣởng triết học trƣớc đó. Socrates dành phần lớn vào việc nghiên cứu về con ngƣời, về đạo đức, về nhân sinh quan. Bắt đầu từ Socrates, đề tài con ngƣời trở thành một trong những chủ đề trọng tâm của triết học phƣơng Tây. Vì vậy quan điểm triết học của ông bàn đến vấn đề con ngƣời trong xã hội mà trƣớc hết là hành vi đạo đức.

Ông đã từng cho rằng, triết học là phƣơng tiện dạy con ngƣời sống, là tri thức về con ngƣời, dành cho con ngƣời, nói cách khác tri thức đó là tri thức về cái Thiện. Nếu đạo đức là hành động, là xử thế đẹp, thì đạo đức cũng phải trở thành một tri thức, một khoa học, gọi là khoa học về cái Thiện, dạy con ngƣời tự hoàn thiện mình tức là dạy con ngƣời hiểu bản chất sự vật và hành động phù hợp với cái Thiện, theo sự hƣớng dẫn của lý trí. Cái Thiện vì là đối tƣợng của triết học đạo đức, nên trở thành cái Thiện phổ quát, một khái niệm dùng để giảng nghĩa hành vi con ngƣời trong hoạt động sống của mình. Đức hạnh và những biểu hiện của nó nhƣ lƣơng tri, gan dạ, sự ngoan đạo, sự công bằng… đều là tri thức, giúp lựa chọn điều lành và tránh xa điều dữ… “Không có gì mạnh hơn tri thức, nó thường xuyên và khắp mọi nơi kiềm chế mọi lạc thú và những thứ (thiếu lành mạnh) khác”. Socrates cũng nhấn mạnh bốn đức hạnh chính của con ngƣời bao gồm: khôn ngoan, tiết độ, can đảm và khiêm tốn. Socrates cũng tin rằng linh hồn là bất tử và thần linh ở trong ta, hiện hữu ở chính những hành vi cao cả, do linh hồn dẫn dắt. Làm điều tốt là làm điều thiêng liêng [48, tr. 90 - 97].

Socrates đƣợc phƣơng Tây so sánh với Khổng Tử ở phƣơng Đông. Tƣ tƣởng đạo đức cùng với đức hạnh và lối sống của Socartes là tấm gương mà Platon luôn luôn noi theo. Socrates đồng nhất giữa đạo đức và tri thức; theo

ông, “Hiểu biết điều thiện thì sẽ làm điều thiện” (To know the good is to do the good) đƣợc các nhà triết học phƣơng Tây coi nhƣ là “chủ nghĩa duy trí” (intellectualism) về đạo đức, đã có ảnh hƣởng sâu sắc đến tƣ tƣởng của Platon về đời sống tinh thần và đạo đức của con ngƣời.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quan điểm của platon về đời sống tinh thần của con người qua một số tác phẩm (Trang 25 - 29)