Về mối quan hệ của đời sống tinh thần đối với cấu trúc giai cấp xã

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quan điểm của platon về đời sống tinh thần của con người qua một số tác phẩm (Trang 76 - 81)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.5. Về mối quan hệ của đời sống tinh thần đối với cấu trúc giai cấp xã

cấp xã hội và công việc quản lý đất nƣớc

Platon là ngƣời đầu tiên trên thế giới phân chia cấu trúc xã hội và công việc quản lý đất nƣớc dựa vào cấu trúc của linh hồn (tâm hồn).

Trong tác phẩm “Chính thể cộng hòa”, Platon đã cho rằng những phẩm chất của cá nhân và xã hội đều có nguồn gốc từ trong tâm hồn của con ngƣời, do đó (ở nửa cuối Phần IV) Platon thông qua Socrates chuyển sang bàn đến vai trò của các yếu tố trong cấu trúc của tâm hồn và mối quan hệ của nó với cấu trúc của xã hội và công việc quản lý đất nƣớc. Cũng theo Platon, trong một con ngƣời công chính, tâm hồn là sự kết hợp hài hòa giữa ba phần trong đó lý trí vai trò chủ đạo, với sự trợ giúp của tinh thần, nó chỉ đạo toàn bộ hoạt động của con ngƣời.

Từ lập luận tâm hồn con ngƣời có cấu trúc ba phần: phần dục vọng (the appetite part), phần tinh thần (the spirited part) và phần lý trí (the rational part). Platon đã đi đến xem xét bốn phẩm chất đạo đức cơ bản của con ngƣời:

Thông thái (Wisdom), Dũng cảm (Courage), Điều độ (Temperance) và Công chính (Justice). Tuy nhiên theo cách lý giải của Platon thì không phải tầng lớp nào trong xã hội cũng đều có bốn phẩm chất đạo đức cơ bản trên và mỗi giai tầng có sự nổi trội về một phẩm chất đặc biệt tƣơng ứng với nghề nghiệp của họ. Vì thế, Platon thông qua (Socrates) cho rằng: “Thông thái là phẩm chất chủ yếu của ngƣời cầm quyền, Dũng cảm là phẩm chất chủ yếu của ngƣời vệ binh”. Khác với “Thông thái” và “Dũng cảm”, hai phẩm chất còn lại là “Điều

độ” và “Công chính” trải dàn đều cho toàn thể xã hội và không phân biệt địa vị xã hội [7, tr. 300 - 306].

Ông cũng cho rằng: đức hạnh điều độ có vai trò điều tiết sự hài hòa của ba phần trong linh hồn. Một linh hồn có sự hài hòa giữa ba phần mới là một linh hồn công chính.

Chính thể cộng hòa” là tác phẩm tiêu biểu về chính trị học của Platon. Tác phẩm là mong ƣớc thiết tha của Platon về một xã hội lý tƣởng “nhà nước công bằng”. Tác phẩm còn là sự trăn trở của một ngƣời công dân hết lòng với tổ quốc về những đổi thay để có một xã hội tốt đẹp hơn nơi mọi ngƣời yêu thƣơng nhau hơn, hạnh phúc hơn và công bằng hơn. Theo Platon trong lịch sử đã từng tồn tại những hệ thống chính trị sau: chế độ dân chủ, chế độ quân chủ, chế độ đầu sỏ và chế độ độc tài vốn đã bộc lộ rõ những khiếm khuyết cần phải đƣợc thay đổi bằng một hệ thống chính trị mới tiến bộ hơn. Theo Platon một nhà nƣớc công bằng là một nhà nƣớc có sự phối hợp hài hòa giữa ba đẳng cấp với ba loại linh hồn khác nhau và nhiệm vụ khác nhau trong nhà nước:

đẳng cấp cầm quyền, bảo vệ (Rulers hay Guardians), đẳng cấp vệ binh

(Auxiliaries) và đẳng cấp người sản xuất (Producers). Nhà triết học có phần lý trí là căn bản trong linh hồn nên thuộc đẳng cấp cầm quyền; hai đẳng cấp còn lại có nhiệm vụ phòng vệ xã hội chống ngoại xâm và lao động sản xuất vật chất để nuôi sống xã hội.

Theo Platon, “thành quốc công bằng chính trực khi ba thành phần đó đều hoàn tất việc làm của mình” và “mỗi cá nhân sẽ công bằng chính trực, thực hiện chức năng đúng đắn, nếu mỗi phần trong cá nhân hoàn thành đúng đắn chức năng của mình” [7, tr. 331].

Ngoài sự khác nhau về phẩm chất, năng lực và công việc cụ thể ra, ba đẳng cấp trong thành quốc theo Platon là bình đẳngthân thiết. Khác với nhiều thành quốc, ở đó thứ dân gọi ngƣời cai trị là “chủ nhân”, trong thể chế

dân chủ, họ gọi là “ngƣời cầm quyền”; còn trong thành quốc lý tƣởng của Platon, nhân dân gọi ngƣời cầm quyền là “ngƣời che chở, bảo vệ”. Ở các thể chế khác, thứ dân bị coi là “nô lệ”; còn trong thành quốc lý tƣởng, ngƣời cầm quyền coi nhân dân là “cha nuôi mẹ dƣỡng, ngƣời trả lƣơng, ủng hộ” họ [7, tr. 375 - 376].

Việc phân chia cấu trúc giai cấp xã hội dựa vào cấu trúc của linh hồn, chú trọng phẩm chất bẩm sinh là một hạn chế của Platon. Tuy nhiên xem xét dƣới nhiều góc độ, chúng tôi có thể thấy đƣợc những ý nghĩa tích cực của nó. Và quan điểm của Platon về “người cai trị” phải là một “quân vương triết học” - là ngƣời mà tài năng và phẩm hạnh nhất trong xã hội và phải đƣợc “rèn luyện” giáo dục để trở thành ngƣời cai trị tốt nhất đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị của nó. Chúng tôi thấy sự tƣơng đồng của quan điểm này với một số quan điểm hiện nay, ví dụ ở nƣớc Mỹ có một câu lạc bộ tên là Mensa, câu lạc bộ dành cho những ngƣời có chỉ số IQ (intelligence quotient )cao nhất thế giới, chỉ chấp nhận những cá nhân nào đạt chỉ số IQ (intelligence

quotient) hơn 148, và số ngƣời này nằm trong top 2% dân số "thông minh

hàng đầu thế giới" [75]. Trên các tạp chí đầy rẫy những “bí quyết” nuôi con trở thành thiên tài nhƣ Albert Einstein, Bill Gate… Thậm chí nhiều quốc gia trên thế giới đã có chiến lƣợc chiêu mộ nhân tài từ các quốc gia khác với những ƣu đãi về lƣơng cao, mức sống cao, nền khoa học - công nghệ cao, môi trƣờng học tập và làm việc tốt, cơ chế tuyển dụng công bằng và có chính sách

ƣu đãi đối với ngƣời tài - chính điều này đã tạo nên hiện tƣợng “chảy máu

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Từ việc xây dựng học thuyết về sự bất tử của linh hồn, Platon đƣợc xem nhƣ là nhà triết học đầu tiên trên thế giới đã đi sâu nghiên cứu và đƣa ra quan điểm tƣơng đối toàn diện về đời sống tinh thần của con ngƣời. Ông cũng là ngƣời đầu tiên cho rằng trong vấn đề giáo dục cần phải giáo dục một cách toàn diện để phát triển nhân cách một cách hài hòa nhất (tâm hồn hài hòa). Platon cũng đã chú trọng và đề cao tác dụng của âm nhạc đối với sự phát triển một tâm hồn hài hòa. Ở phƣơng diện này phải ngợi ca sự vĩ đại của Platon là ngƣời có tầm nhìn vƣợt thời đại. Khoa học giáo dục hiện đại đã minh chứng cho những quan điểm của ông là hoàn toàn chính xác. Trong vấn đề tuyển chọn đặc biệt là ngƣời đứng đầu “nhà nước lý tưởng”, Platon đã đề ra những yêu cầu rất cao về phẩm chất (tâm hồn) và tài năng (quân vƣơng triết học). Chúng ta bắt gặp tƣ tƣởng này hiện nay là ngƣời lãnh đạo phải hội tụ cả tài năng và đạo đức, nhƣ sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó ” [27, tr. 492]. Trong các chuẩn mực đạo đức của ngƣời cách mạng Hồ Chủ tịch cũng đã từng nhấn mạnh: “Cần - Kiệm - Liêm - Chính - Chí công vô ”. Trong vấn đề xây dựng một quốc gia lý tƣởng, Platon đã đặt tiêu chí “Công bình” lên hàng đầu và cho rằng “công bình” là đức hạnh của tâm hồn, và một tâm hồn tốt khi lãnh đạo đất nƣớc thì mới mang lại “công bình”. Trong lý luận về hạnh phúc và đạo đức, đặc biệt là quan niệm về hạnh phúc của Platon có nhiều điểm tiến bộ, có ý nghĩa dài lâu trong văn hóa nhân loại. Hạnh phúc là một trạng thái viên mãn của tâm hồn, một đức hạnh chuẩn mực cao cả và trên hết hạnh phúc là mang lại cuộc sống hạnh phúc cho tất cả mọi ngƣời. Quan điểm về hạnh phúc của Platon rất gần với quan điểm của Vƣơng quốc Bhutan có tên đầy đủ là Vƣơng quốc Phật giáo Bhutan Himalaya. Bhutan là nƣớc duy nhất lấy “Tổng hạnh phúc Quốc gia” thay cho “Tổng sản

phẩm quốc nội”. Nhiều ngƣời đánh giá, với quan niệm này, Bhutan dƣờng nhƣ đã đi trƣớc những khám phá gần đây của các nhà tâm lý học kinh tế phƣơng Tây, gồm cả ngƣời đoạt giải thƣởng Nobel năm 2002 Danial Kaheman rằng, vấn đề liên quan giữa mức độ thu nhập và hạnh phúc. Bhutan đƣợc xếp là nƣớc hạnh phúc thứ 8 trên thế giới… Khẩu hiệu của Bhutan là: “Hạnh phúc tự nhiên cho Dân tộc” [74].

Nói tóm lại, Theo Platon triết học không chỉ là tập hợp các lý thuyết mà còn là sự hoàn thiện toàn thể đời sống tinh thần, và khoa học không chỉ là hệ thống truyền đạt khép kín, nhưng còn là một hoạt động con người và là sự phát triển tinh thần - vì thế triết học đích thực chỉ có thể được biểu thị nơi nhà triết học hoàn hảo, nơi nhân cách, lời nói và thái độ của Socrates. Socrates không chỉ là người thầy đáng kính trọng mà còn là biểu tượng triết học cho các tác phẩm của ông. Platon là người đi tìm sự toàn mỹ trong nét đẹp của đời sống tinh thần con người. Vì thế, ông là người đề cao lối sống đẹp, đức hạnh và tài năng phải vẹn toàn trong nhân cách của con người. Ông cũng là người luôn khao khát, luôn trăn trở và băn khoăn làm thế nào để xây dựng được một xã hội lý tưởng, một quốc gia công bằng với người đứng đầu tài năng và đức độ để mọi công dân được hưởng sự tự do và hạnh phúc thật sự ngay trên thế gian này. Vì thế có thể gọi triết học của Platon là “triết học vị nhân sinh”.

CHƢƠNG 3

GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA QUAN ĐIỂM PLATON VỀ ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA CON NGƢỜI

Qua việc nghiên cứu các tác phẩm của Platon, nhƣ “The Republic” (Chính thể cộng hòa), “Phaedrus”, “Euthyphro”, “Apologia” (Biện giải), “Crito”, “Phaidon”,…v.v., của Platon, chúng tôi thấy quan điểm về đời sống tinh thần của ông chứa đựng nhiều yếu tố hợp lý có giá trị và còn có ý nghĩa đối với thời đại ngày nay. Tuy nhiên tác phẩm không tránh khỏi những hạn chế của nhiều tƣ tƣởng duy tâm, duy lý, nhiều biện pháp cực đoan và ảo tƣởng do điều kiện thời đại và địa vị giai cấp của nhà triết học.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quan điểm của platon về đời sống tinh thần của con người qua một số tác phẩm (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)