6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.3. Về nhận thức và giáo dục
Về nhận thức:
Platon là đại diện tiêu biểu của triết học Hy Lạp cổ đại, khi giải quyết vấn đề nhận thức, ông đã tìm đƣợc một cách giải quyết rất riêng và độc đáo - “mang màu sắc Platon”. Lý luận nhận thức bắt nguồn từ học thuyết ý niệm của Platon. Platon đã chia thế giới thành hai lĩnh vực riêng biệt: thế giới của ý niệm đƣợc nhận thức bằng trí tuệ và thế giới cảm tính mà chúng ta nhìn thấy xung quanh. Những “ý niệm” là bất biến và hoàn thiện, chỉ đƣợc nhận thức bằng việc sử dụng trí năng, nghĩa là năng lực của lý trí không thuộc về tri giác cảm tính hay trí tƣởng tƣợng. Thế giới nhận thức bằng cảm tính chỉ là “cái bóng”, một bản sao của “thế giới ý niệm” nhận thức bằng lý trí.
Lý luận về nhận thức của Platon đƣợc tìm thấy trong các tập đối thoại “Phaidon” và “Chính thể cộng hòa”, đặc biệt là trong chuyện ngụ ngôn về hang động.
Platon cho rằng nhận thức là nhớ lại hay sự hồi tƣởng là tƣ tƣởng cho rằng chúng ta sinh ra vốn đã có đầy đủ tri thức. Linh hồn đã từng sống trong thế giới ý niệm và đã từng nhận thức đƣợc tất cả, nhƣng đã quên đi. Cái đƣợc gọi là “học” chẳng qua chỉ là sự nhớ lại những tƣ tƣởng mà chúng ta đã có ở kiếp trƣớc.
Trong tác phẩm “Chính thể cộng hòa”, quyển V, Platon phân biệt một cách sâu sắc giữa tri thức chắc chắn và quan niệm thuần túy, không chắc chắn. Quan niệm xuất phát từ thế giới cảm tính luôn thay đổi, còn tri thức xuất phát từ thế giới của những ý niệm (bản chất) vĩnh viễn. Platon thông qua Socrates đã khẳng định những điều sau:
“Do khả năng khác nhau, quan niệm và hiểu biết có phạm vi khác nhau”. “Phạm vi của hiểu biết là thực tại”. “Chức năng của hiểu biết là hiểu biết thực tại của bất kể cái gì hiện hữu và hiện hữu nhƣ thế nào”. Còn “Chức năng của quan niệm là hình thành quan niệm” [7, tr. 411].
Trong phần V, Platon cũng đã so sánh nhận thức của một triết gia so với nhận thức của những ngƣời không phải triết gia:
“Ngƣời thích nhìn, ngƣời thích nghe cảm thấy thích thú vì âm thanh dặt dìu, màu sắc tƣơi đẹp, hình thù xinh xắn cùng tác phẩm nghệ thuật mô phỏng các yếu tố đó, nhƣng tâm trí họ không thể nhìn và cảm thấy thích thú trong bản chất cốt yếu của chính cái đẹp” [7, tr. 406].
Cũng theo Platon, chỉ có nhà triết học bằng lý tính mới nhìn thấy đƣợc bản chất của cái đẹp, nhƣng “Ngƣời có thể tiến tới chính cái đẹp, nhìn cái đẹp thực sự là cái đẹp trong chính nó” là rất hiếm, “đếm trên đầu ngón tay” [7, tr. 406].
Trong tác phẩm “Chính thể cộng hòa”, phần VII, Platon dựng ra
Chuyện ẩn dụ về hang động (tiếng Anh: Allegory of the Cave) để phân biệt giữa nhận thức cảm tính (chỉ cho ta cái bóng mờ của thực tại) và nhận thức lý tính (mới cho ta chân lý) và điều kiện để nhận thức đƣợc thực tại chân chính. Trong câu chuyện, Platon đòi hỏi chúng ta “tƣởng tƣợng một căn phòng dƣới đất tựa hang động trong núi”. Trong phòng là một đám “tù nhân ở đó từ khi còn là con nít”. Đối diện với họ là một bức tƣờng; sau lƣng họ có một lối thông ra ngoài ánh sáng, nhƣng “chân, cổ bị cột chặt, nên họ ở nguyên tại chỗ, chỉ nhìn thẳng phía trƣớc”, “không thể quay đầu” nên họ không thể nhìn ra bên ngoài. Họ không nhìn thấy gì kể cả chính họ và đồng bạn. Họ cũng không nhìn thấy đoàn ngƣời và súc vật đi ngang qua trƣớc cửa hang với vô số những vật dụng và đồ nghề mang theo. Họ chỉ nhìn thấy những bóng mờ của ngƣời và vật nhờ ánh lửa (cách xa cửa hang có một đám lửa đang cháy) chiếu trên bức tƣờng mà họ tƣởng là vật thực, nghe âm thanh dội lại trên bức tƣờng
mà họ cũng nghĩ là tiếng nói thực [7, tr. 483 - 484].
Trong đám tù nhân có một ngƣời cởi đƣợc trói, đƣợc tự do đi ra khỏi hang, nhờ ánh sáng mặt trời mà ngƣời đó nhìn thấy chính thực tại và “cuối cùng ngƣời đó sẽ nhìn thẳng mặt trời, ngắm mặt trời, không phải hình ảnh mặt trời phản chiếu trên mặt nƣớc hoặc nơi nào khác, mà chính mặt trời tại chỗ của mặt trời.’ [7, tr.485 - 486].
Trong câu chuyện, hình ảnh đám tù nhân bị trói trong hang đƣợc dùng để ám chỉ đám đông quần chúng dốt nát, họ bị những thành kiến, dục vọng trói buộc, cản trở không cho nhận thức đƣợc thực tại. Bằng nhận thức cảm tính họ chỉ thấy đƣợc cái bóng mờ của thực tại mà thôi. Ngƣời đƣợc cởi trói chính là nhà triết học; đi vào trong thế giới ánh sáng ban ngày có nghĩa là đi vào lý tính, nhận thức đƣợc sự thật bằng lý tính. Mặt trời mà ngƣời cởi trói đã
nhìn thấy đƣợc một cách trực tiếp chính là thực tại cuối cùng, là nguồn gốc của tất cả:
“Sau đó ngƣời đó sẽ đi tới kết luận mặt trời là nguồn gốc sinh ra mùa xoay vần, năm thay đổi, kiểm soát mọi thứ trong thế giới hữu hình, và theo cách hiểu nào đấy là nguyên nhân liên quan trực tiếp đến đủ thứ ngƣời đó và bạn tù thƣờng nhìn từ trƣớc tới giờ” [7, tr. 486].
Platon đề cao vai trò của lý tính. Theo ông, lý tính là cội nguồn của tất cả mọi tri thức, lẽ phải, giá trị trong cuộc sống. Platon nói: “Nếu diễn giải việc đi lên thế giới trên cao, việc ngắm nhìn sự vật ở đó nhƣ việc tâm trí ra đi vào thế giới lý tính”. Ông cũng nói thêm, “trong thế giới lý tính hình trạng chân thiện; một khi nhìn thấy hình ảnh đó con ngƣời sẽ suy luận đấy là nguồn cội cái phải lẽ, cái giá trị trong mọi sự vật [7, tr. 488].
Ngoài ra, thông qua ví dụ minh họa “Con đường phân đoạn” (tiếng Anh: Divided Line), Platon dùng hình con đƣờng đƣợc phân đoạn nói lên tiến trình nhận thức gồm nhiều giai đoạn từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính, từ nhận thức “cái bóng” đến nhận thức chân lý. Quá trình nhận thức đƣợc chia thành hai phần: AC là giai đoạn nhận thức liên quan đến những đối tƣợng cảm tính và CD là giai đoạn nhận thức liên quan đến những đối tƣợng của lý tính. Mỗi phần lại đƣợc chia thành hai đoạn nhỏ. Đoạn thấp nhất gồm những hình ảnh (images) đƣợc Platon gọi là “những cái bóng” (shadows). Đoạn thứ hai gồm những những sự vật vật lý, nhƣ súc vật, thảo mộc.
Phần cao hơn của con đƣờng nhận thức là sự nhận thức bằng lý tính nhờ sức mạnh của phép biện chứng cũng đƣợc chia thành hai đoạn. Đoạn thấp hơn gồm những tri thức toán học với những giả thuyết (hypothesis) và đoạn cao nhất gồm tri thức về những bản nguyên (principles), những ý niệm (ideas), đi từ ý niệm này đến ý niệm khác đến ý niệm cao nhất là ý niệm về cái Thiện.
Platon khẳng định rằng nhận thức cảm tính chỉ đem lại những quan niệm (opinion) chƣa phải là chân lý, chỉ có nhận thức lý tính mới cho ta tri thức (knowledge).
Có thể dùng sơ đồ sau đây để minh họa cho tƣ tƣởng của Platon :
A B C D E
Đoạn Loại tri thức Loại đối tƣợng
AB
(thấp nhất)
Quan niệm, ảo tƣởng (eikasia) "Những cái bóng" và những sự vật không tồn tại trong thực tế.
BC Những niềm tin về thế giới vật lý
(pistis), bao gồm tri thức khoa
học
Những sự vật vật chất
CD Tri thức toán học (dianoia) Những đối tƣợng toán học, nhƣ con số, đƣờng.
DE
(cao nhất )
Tri thức triết học (noesis) Những ý niệm , đặc biệt là Ý niệm về cái Thiện
[11, tr. 91 - 92].
Nói tóm lại thông qua các đối thoại và những câu chuyện ẩn dụ nhƣ “chuyện ẩn dụ về hang động”, “chuyện ẩn dụ Mặt trời” và “con đường được phân đoạn”, Platon đã nói lên toàn bộ quan điểm nhận thức luận của mình. Platon cũng đã ám chỉ rằng nhận thức của con ngƣời là cả một quá trình và muốn đi tìm chân lý phải tự “cởi trói” mình khỏi những ràng buộc của bản thân và xã hội để có đƣợc tri thức chân thực. Khi đọc tác phẩm “Chính thể cộng hòa” đến phần IV, V, và VII chúng ta thực sự bị mê hoặc bởi lối đối thoại bằng những câu chuyện hấp dẫn ly kỳ, hiệu quả truyền tải của nó đến độc giả vô cùng hiệu quả. Điều này cho thấy, Platon không chỉ là một thiên tài triết học mà ông còn là một thiên tài về văn học. Chính vì vậy, mà Karl Popper, nhà triết học ngƣời Áo trong tác phẩm “Xã hội mở và những kẻ thù
của nó” đã ngợi ca Platon và sự ảnh hƣởng của Platon trong thế giới hiện đại và gọi học thuyết của ông là “Bùa mê Platon”.
Về giáo dục:
Platon là nhà tƣ tƣởng đa tài, tƣ tƣởng của ông bao trùm nhiều lĩnh vực của đời sống con ngƣời. Xét ở khía cạnh giáo dục, Platon đã có những đóng góp to lớn và dài lâu trong sự nghiệp giáo dục của nhân loại. Ông hoàn toàn xứng đáng đƣợc ngƣời đời sau vinh danh là “người Thầy đầu tiên của nhân loại”. Trong tác phẩm “Chính thể cộng hòa” ở trong Phần III và Phần VII, quan niệm về giáo dục của Platon là tƣơng đối toàn diện. Khi ông đã bàn đến các vấn đề cơ bản của giáo dục nhƣ là đối tƣợng giáo dục, phƣơng pháp giáo dục, mục tiêu giáo và sự kiểm duyệt của nhà nƣớc đối với các loại chuyện đƣợc kể và lƣu hành trong thành bang. Để xây dựng một “nhà nước lý tưởng”
việc cần nhất và quan trọng nhất là vai trò và sức mạnh của giáo dục trong nhà nƣớc đƣợc coi trọng và đặt lên vị trí hàng đầu. Những vấn đề giáo dục mà Platon đặt ra cách đây hàng chục nghìn năm vẫn còn nguyên giá trị của nó và có ý nghĩa đối với sự nghiệp giáo dục ở Việt Nam hiện nay.
Trong vấn đề giáo dục, Platon đã có những triết lý lập luận về mối quan hệ giữa giáo dục và tâm hồn. Việc giáo dục là nhằm giáo dục cá nhân trở thành một công dân thành quốc có trách nhiệm. Platon cũng đã chỉ ra rằng trong vấn đề giáo dục phải giáo dục toàn diện nhƣng lƣu ý và nhấn mạnh các phƣơng pháp giáo dục để tạo ra sự hài hòa trong tâm hồn (linh hồn) phải gắn liền với giáo dục âm nhạc. Một tâm hồn hài hòa là sự kết hợp của những phẩm chất: Thông thái, Dũng cảm, Điều độ và Công chính. Trong giáo dục, Platon nhấn mạnh phải hƣớng tới những giá trị chân - thiện - mỹ - thể.
Với mong muốn xây dựng một xã hội công bằng thì phải có những con người công bằng chính trực, trong Phần III và Phần IV Platon bàn về vấn đề giáo dục, điều kiện thiết yếu để xây dựng đạo đức hoàn bị cho xã hội.
Platon (thông qua Socrates) cho rằng, trẻ em sinh ra phải được giáo dục, giáo dục văn hóa trước rồi giáo dục thể chất sau [7, tr. 189]. Dạy trẻ con phải bắt đầu bằng những chuyện kể (kể cả hƣ cấu) [7, tr. 190 - 191]. Tuy nhiên, Platon công kích những nội dung chuyện kể trong sử thi Homer và Hesiod vì đã “Dùng lời trình bày sai lầm, phác tả hình ảnh méo mó bản chất của thần linh và anh hùng” [7, tr.192]. Các sử thi Homer và Hesiod với những chuyện bịa đặt về đánh nhau, cãi lộn giữa các thần linh, chuyện con hành hạ bố, chuyện chồng hành hạ vợ, bố nắm cẳng con quăng khỏi bầu trời vì con bênh vực mẹ, v.v., đã gieo rắc cho đầu óc trẻ thơ những ý tƣởng không tốt. Platon cho rằng cần phải thiết lập một bộ phận kiểm duyệt các nội dung trước khi đưa vào giáo dục. Ông coi trọng phƣơng pháp kể truyện và đối tƣợng kể truyện cho trẻ, coi đây là phƣơng pháp tốt, hiệu quả để xây dựng nền tảng bản tính cho con ngƣời trong quá trình hình thành nhân cách. Ông có lý khi cho rằng không nên đầu độc trẻ thơ bằng những chuyện kể độc hại trong sử thi Homer và Hesiod.
Khi đọc đến vấn đề này, chúng tôi thấy Platon là một nhà giáo dục vĩ đại đồng thời là một nhà tâm lý. Bởi vì, ông đã nhìn thấy những ảnh hƣởng xấu đối với tâm hồn của đứa trẻ khi bị “tiêm nhiễm” những thứ độc hại. Đọc đến đây, chúng tôi giật mình, nghĩ đến thực trạng về ấn phẩm văn hóa cho thiếu nhi không đƣợc kiểm duyệt hoặc có kiểm duyệt một cách sơ sài đang tràn lan trên các nhà sách ở Việt Nam. Những quyển truyện với nội dung “phản giáo dục”, “nhảm nhí”, ngôn từ “thô tục”, “gây sốc” và những hình ảnh minh họa không phù hợp với tâm lý của trẻ con. Không chỉ có những quyển truyện hiện đại là có vấn đề, mà ngay cả những câu chuyện cổ tích truyền lại cho đến tận ngày nay ví dụ nhƣ chuyện cổ tích “Tấm Cám” kết thúc của câu chuyện “phản giáo dục” đƣợc kể từ thế hệ này qua thế hệ khác, và mãi cho
đến tận thời gian gần đây ngƣời ta mới thấy đƣợc tác hại của nó và đi sửa đoạn kết mang tính nhân văn hơn.
Platon chƣa thấy đƣợc một cách toàn diện vai trò của giáo dục gia đình đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ thơ. Khi ông cho rằng: “giáo dục tất cả những trẻ em mới lớn bằng cách đưa chúng về vùng thôn quê và tách khỏi gia đình để không bị ảnh hưởng xấu bởi cha mẹ của chúng”. Platon mới chỉ nhìn thấy ảnh hƣởng xấu của giáo dục gia đình mà chƣa nhìn thấy ảnh hƣởng tốt của nó. Theo Thạc sỹ Nguyễn Thị Kim Hồng (Giảng viên Khoa Sƣ phạm Trƣờng Đại học Tây Nguyên) cho rằng: “Trong mỗi gia đình vai trò của bố mẹ có vị trí quan trọng. Ngƣời cha là trụ cột, là biểu hiện của nhân cách văn hóa cao đẹp nhất để con cái học tập và noi theo. Còn ngƣời mẹ là chỗ dựa, là hạt nhân tâm lý chủ đạo, nguồn lửa sƣởi ấm yêu thƣơng trong gia đình, nguồn tình cảm vô tận cho các con. Cho nên gia đình là cái nôi văn hóa đầu tiên hình thành nhân cách của trẻ em... Văn hóa trong gia đình nói chung, quan hệ vợ chồng nói riêng đều có sự ảnh hƣởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách của các thành viên trong gia đình. Bầu không khí tâm lý - đạo đức của gia đình tác động trực tiếp đến nếp nghĩ, lối sống của trẻ. Mọi xung khắc của các cá nhân trong gia đình, nhất là giữa bố và mẹ, đều ảnh hƣởng đến con cái. Trong nếp nghĩ của trẻ nhỏ luôn lƣu giữ hình dáng, lời ăn tiếng nói của cha mẹ” [70]. Khoa học giáo dục ngày nay, đã chứng minh rằng sự hình thành và phát triển nhân cách của con ngƣời bao gồm: yếu tố di truyền, yếu tố môi trƣờng, yếu tố giáo dục và yếu tố hoạt động cá nhân. Trong đó yếu tố giáo dục (giáo dục gia đình, giáo dục nhà trƣờng và giáo dục xã hội) giữ vai trò chủ đạo và quyết định nhất trong việc hình thành và phát triển nhân cách.
Cũng theo Platon, “do bản tính con ngƣời dƣờng nhƣ phân chia thành những mãnh nhỏ, nhỏ dần theo khác biệt hết sức tinh vi”, nên một ngƣời
“chẳng thể đóng nhiều vai hoàn hảo và mô phỏng nhiều điều thành công” (Platon muốn nói rằng con ngƣời sinh ra đã có khả năng bẩm sinh khác nhau và càng ngày càng khác biệt trong quá trình lớn lên, nên một ngƣời chỉ có thể học làm một công việc và không thể học làm nhiều loại công việc khác nhau), nên ông chủ trƣơng ngƣời cầm quyền vì “có chức năng là bảo vệ tự do cho thành quốc” nên “chỉ làm một nghề này và không làm bất cứ nghề gì không liên quan”, “không phải làm bất kể nghề gì bằng chân tay” và cũng không đƣợc sắm các vai diễn trái với bản chất tốt đẹp của mình [7, tr. 230].
Platon là một trong những ngƣời đầu tiên trên thế giới chú trọng sự hài hòa trong phƣơng pháp giáo dục để tạo ra sự hài hòa giữa các phẩm chất trong đời sống tinh thần của con ngƣời. Ông cũng là một trong những ngƣời tiên phong kết hợp giáo dục âm nhạc và giáo dục thể chất. Platon cho rằng ngoài việc giáo dục triết học và toán học, tuổi trẻ, nhất là tầng lớp cầm quyền sau