6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u
2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty
a. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại công ty
Sơđồ 2.2. Sơđồ bộ máy quản lý công ty
b. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
- Giám đốc công ty: là người đứng đầu công ty, điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, là người chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về toàn bộ tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị.
- Phó giám đốc công ty: là người giúp việc cho giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc về lĩnh vực được phân công phụ trách thay mặt giám
GIÁM ĐỐC CÔNG TY PHÓ GĐ CÔNG TY PHÒNG KINH DOANH P. HC -NS P. KT GIÁM ĐỐC NM P. GĐ NHÀ MÁY P. KỸ THUẬT CN P. HC – NS TỔNG HỢP P. NGHIỆP VỤ NM PX CƠĐIỆN PX T.P PX BTP Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng
đốc điều hành công việc của công ty khi giám đốc đi vắng. Khi được ủy quyền thì ký các văn bản, các hợp đồng kinh tế, tài chính.
- Phòng kế toán: tham mưu cho giám đốc quản lý sử dụng tài chính, hạch toán kế toán, tính giá thành, tăng tích lũy trong sản xuất kinh doanh. Phối hợp với các phòng nghiệp vụ xây dựng kế hoạch tài chính. Tổ chức hạch toán vật tư thông qua việc kiểm tra chếđộ xuất nhập và sử dụng vật tư.
- Phòng hành chính nhân sự: tham mưu cho giám đốc trong việc quản lý lao động. Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các nội dung của bộ luật lao động, quy chế quản lý hoạt động của công ty, thỏa ước lao động đã ký kết với đại diện của người lao động. Tham gia tuyển dụng, bồi dưỡng nghiệp vụ cho người lao động. Thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, đóng dấu bảo vệ cơ quan, cấp dưỡng, vệ sinh tạp dịch.
- Phòng kinh doanh: xây dựng chiến lược phát triển về năng lực, mở rộng thị trường, lập dự án, phương án đầu tư, lập kế hoạch kinh doanh, tham gia lập giá thành kế hoạch cho các sản phẩm, chỉ đạo và lập kế hoạch kinh doanh nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận và quảng bá thương hiệu.
- Giám đốc nhà máy: là người chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty, quản lý toàn bộ hoạt động của nhà máy sản xuất, chịu trách nhiệm và chỉđạo sản xuất.
- Phó giám đốc nhà máy: là người dưới quyền giám đốc nhà máy, chịu trách nhiệm về điều hành sản xuất và quản lý công nhân tại các phân xưởng sản xuất, quản lý toàn bộ các hoạt động diễn ra tại nhà máy sản xuất.
- Phòng kỹ thuật công nghiệp: lập phương án, dự toán sản xuất về mặt kỹ thuật, nghiệm thu vật tư để đảm bảo tính chất lượng, kiểm tra máy móc vận hành ở bộ phận sản xuất.
- Phòng hành chính nhân sự tổng hợp: quản lý công nhân tại nhà máy, tổ chức hoạt động sản xuất đảm bảo thời gian và đúng chất lượng.
- Phòng nghiệp vụ: là nơi tập hợp số liệu, chứng từ sổ sách ở nhà máy rồi chuyển lên phòng kế toán công ty.
- Phân xưởng bán thành phẩm: là nơi sản xuất sản phẩm, ở đây sản phẩm đã qua khâu tạo hình, phơi sấy.
- Phân xưởng thành phẩm: ở đây sản phẩm được đưa lên goong và đưa lên lò nung, sản phẩm sau khi nung sẽ được làm nguội, sản phẩm được hoàn thành tại đây.
- Phân xưởng cơ điện: Là nơi phụ trách nhiệm vụ cơ khí, điện và sửa chữa máy móc của nhà máy.