Vận dụng mô hình ABC vào công tác quản trị chi phí

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị chi phí tại công ty cổ phần đất quảng quận hải châu, thành phố đà nẵng (Trang 124 - 145)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

3.3.2. Vận dụng mô hình ABC vào công tác quản trị chi phí

+ Xác định các đối tượng tạo phí, các hoạt động, nguồn lực, và kích tố chi phí liên quan. Công việc này cần có sự giúp đỡ của các nhân viên chuyên môn. Kích tố chi phí được chọn dựa trên 2 tiêu chí:

- Quan hệ nhân quả hợp lý giữa kích tố chi phí và lượng tiêu hao nguồn lực. - Dữ liệu về kích tố chi phí có thê thu thập được.

+ Phát triển một sơ đồ quá trình, biểu thị các luồng hoạt động, nguồn lực và mối quan hệ qua lại giữa chúng. Việc xác định mối quan hệ qua lại là một bước rất quan trọng, rất cần thiết thông qua các nhân viên chuyên môn.

+ Thu thập dữ liệu liên quan tới chi phí và các luồng kích tố chi phí hữu hình giữa các nguồn lực và các hoạt động. Thông qua chỉ dẫn của sơ đồ đã lập, kế toán viên có thể thu thập được thông tin về các chi phí cần thiết và các dự liệu vận hành. Các nguồn dữ liệu có thể là các bản ghi kế toán, nghiên cứu đặc biệt, phỏng vấn, và ước tính của các giám đốc vận hành.

+ Tính toán và diễn dịch các thông tin mới dựa trên hoạt động.

Có thể thấy rằng, phương pháp ABC có thể biến một chi phí gián tiếp thành một chi phí trực tiếp với một đối tượng tạo phí xác định. Việc lựa chọn các hoạt động và kích tố chi phí hợp lý cho phép các nhà quản lý truy nguyên nhiều chi phí gián tiếp như họ đã làm với chi phí nguyên liệu trực tiếp hay chi phí lao động trực tiếp. Vì xác định được nhiều chi phí trực tiếp hơn so với cách thức truyền thống, ABC giúp nhà quản lý có được những báo cáo về chi phí sản phẩm và dịch vụ với độ tin cậy cao hơn nhiều.

Phương pháp ABC phức tạp và tất nhiên là tốn kém hơn các phương pháp truyền thống, vì vậy không phải bất cứ công ty nào cũng đủ điều kiện áp dụng. Tuy nhiên, ABC sẽ là xu hướng tất yếu đối với quản trị bởi:

- Năng lực cạnh tranh dựa trên chi phí giảm thiểu đòi hỏi phải có những số liệu chính xác hơn về chi phí, tránh tình trạng lợi nhuận giả tạo.

- Sự đa dạng hoá ngày một tăng của các sản phẩm và dịch vụ cùng với độ phức tạp của các phân đoạn thị trường. Vì thế, việc tiêu dùng các nguồn lực cũng sẽ thay đổi theo các sản phẩm và dịch vụ.

- Chu kỳ sống của sản phẩm trở nên ngắn hơn do tốc độ phát triển của công nghệ làm công ty không đủ thời gian điều chỉnh giá cả và chi phí.

- Xác định đúng chi phí là một phần quan trọng của việc ra quyết định kinh doanh. Thiếu nó, sự chuẩn xác của quyết định sẽ giảm thiểu.

- Cách mạng trong công nghệ máy tính đã làm giảm được chi phí về tiền bạc lẫn thời gian cho việc phát triển và vận hành hệ thống xác lập chi phí có khả năng truy nguyên nhiều hoạt động.

Tp hp chi phí ngun lc cho tng phân xưởng sn xut

Đây là bước đầu tiên không thể bỏ qua khi thực hiện mô hình ABC. Bước này sẽ tập hợp tất cả số liệu về chi phí nguồn lực tiêu hao cho các hoạt động sản xuất, bao gồm: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Căn cứ vào cở sở số liệu về chi phí sản xuất tại nhà máy gạch Đại Hiệp, ta tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo từng phân xưởng sản xuất. Riêng đối với những chi phí chung cho cả nhà máy thì phân bổ cho từng phân xưởng theo chi phí khấu hao TSCĐ trực tiếp của từng phân xưởng.

Xác định và phân loi các hot động ti phân xưởng sn xut

Xác định các hot động ti phân xưởng sn xut

Theo quy trình sản xuất sản phẩm tại nhà máy có thể nhận thấy có rất nhiều hoạt động tham gia sản xuất sản phẩm. Việc phân loại các hoạt động này cũng dựa trên nhiều tiêu thức khác nhau. Tuy nhiên, theo mô hình ABC, ta sẽ tiến hành phân loại các hoạt động theo 3 cấp độ là: làm gia tăng giá trị sản phẩm, không làm gia tăng giá trị của sản phẩm và lãng phí. Do vậy, hoạt

động tại các phân xưởng sản xuất bao gồm các hoạt động sau:

- Hoạt động sản xuất sản phẩm: Đây là hoạt động chính trong quá trình sản xuất, là sự kết hợp các yếu tố nguyên vật liệu chính, phụ, nhiên liệu, nhân công, công cụ dụng cụ, khấu hao máy móc thiết bị, chi phí điện, nước… để tạo nên giá trị sản phẩm.

- Hoạt động chuẩn bị sản xuất: Tại các phân xưởng để thực hiện sản xuất thì đầu mỗi ca bao giờ cũng phải tốn thời gian cho việc khởi động máy.

- Hoạt động lắp đặt và thay đổi thiết bị: Tại các phân xưởng sản xuất, việc gia công sản xuất ra sản phẩm rất phức tạp vì sản xuất không phải một sản phẩm mà nhiều loại sản phẩm có hình dạng, kích thước khác nhau, do vậy một dây chuyền sản xuất sẽ có nhiều thiết bị khác nhau để sản xuất các loại sản phẩm khác nhau, để thực hiện việc được thì dây chuyền thường xuyên được thay đổi thiết bị. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất, thiết bị có thể bị hỏng hoặc cần sửa chữa và phải tốn thời gian cho việc tháo và lắp đặt thiết bị cần sửa chữa. Tuy nhiên, hoạt động này không được theo dõi cụ thể về thời gian tại các phân xưởng nên để xác định phải tiến hành phỏng vấn nhân viên quản lý kỹ thuật tại các phân xưởng, qua việc phỏng vấn biết được thời gian tiêu tốn cho hoạt động này là khác nhau tại các phân xưởng.

- Hoạt động bảo trì và sửa chữa: Hoạt động này được xác định dựa trên sổ theo dõi hoạt động sửa chữa máy móc thiết bị do nhân viên quản lý kỹ thuật tại các PX quản lý.

- Hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm sản xuất: Công ty luôn mong muốn chất lượng sản phẩm phải cao do vậy, hoạt động này được thực hiện tại từng phân xưởng. Tại các phân xưởng đều có bố trí nhân viên KCS thực hiện hoạt động này.

- Hoạt động điều độ và giám sát quá trình sản xuất: Hoạt động này chắc chắn không thể thiếu được đối với nhà máy sản xuất. Thực hiện hoạt động

này là nhân viên quản lý kỹ thuật tại phân xưởng.

- Hoạt động tiếp liệu và vận chuyển thành phẩm nhập kho: Hoạt động này chính là vận chuyển nguyên vật liệu, nhiện liệu, thành phẩm cho quá trình sản xuất tại phân xưởng. Tại nhà máy đã bố trí riêng nhân viên chuyên thực hiện hoạt động này cho từng phân xưởng.

- Hoạt động thống kê phân xưởng: Nhân viên kế toán tại các phân xưởng sẽ thực hiện việc ghi chép lại các số liệu phát sinh tại các phân xưởng sản xuất về số lượng như: nguyên vật liệu, nhiên liệu, công cụ dụng cụ,… Đồng thời theo dõi và tổng hợp thẻ chấm công cho công nhân sản xuất tại phân xưởng. Mỗi phân xưởng được bố trí một kế toán.

- Hoạt động vệ sinh phân xưởng: Nhân viên lao công sẽ thực hiện hoạt động này sau mỗi ca sản xuất. Mỗi PX được bố trí riêng một nhân viên lao công. - Hoạt động nghỉ giữa ca: Hoạt động này là giống nhau cho các phân xưởng sản xuất và dựa trên quy định của Giám đốc đề ra thời gian nghỉ giữa ca đối với các phân xưởng là 45 phút/ca. Từ 11h00 phút đến 11h45 đối với ca sáng và 18h00 phút đến 18h40 phút đối với ca chiều.

- Hoạt động chậm trễ trong công việc (con người): Các công nhân thường chậm trễ trong các khoản thời gian đầu của mỗi ca và xảy ra ở tất cả các phân xưởng.

- Hoạt động chờđợi trong quá trình sản xuất (máy móc cũ nên hoạt động chậm): Dây chuyền sản xuất tại các phân xưởng tại nhà máy Công ty rất hiện đại. Tuy nhiên đã có thời gian sử dụng 9 năm nên tốc độ hoạt động và công suất sản xuất có phần chậm hơn so với ban đầu. Để xác định hoạt động này có thể nghiên cứu trên hồ sơ kỹ thuật của các dây chuyền. Đồng thời phỏng vấn nhân viên quản lý kỹ thuật tại các phân xưởng. Thời gian chờ đợi bình quân tại các phân xưởng là 10 phút/ca.

Phân loi các hot động ti phân xưởng sn xut

Sau khi xác định các hoạt động từng phân xưởng sản xuất, tiến hành phân loại các hoạt động này theo 3 cấp độ như sau:

+ Khu vực màu vàng cho biết nguồn lực tiêu hao lãng phí. Bao gồm các hoạt động: Chậm trễ trong công việc (con người), chờđợi trong quá trình sản xuất (máy móc cũ, lạc hậu hoạt động chậm).

+ Khu vực màu đỏ cho biết nguồn lực tiêu hao cho các hoạt nhưng không làm gia tăng giá trị sản phẩm. Bao gồm các hoạt động: Nghỉ giữa ca, chuẩn bị sản xuất, lắp đặt và thay đổi thiết bị, bảo trì và sửa chữa, kiểm tra chất lượng sản phẩm sản xuất, điều độ và giám sát quá trình sản xuất, tiếp liệu và vận chuyển thành phẩm nhập kho, thống kê phân xưởng, vệ sinh phân xưởng.

+ Màu xanh lá cây cho biết nguồn lực tiêu hao cho các hoạt động làm gia tăng giá trị của sản phẩm. Gồm hoạt động gia công sản phẩm.

KT LUN CHƯƠNG 3

Qua phân tích thực trạng công tác quản trị chi phí tại Công ty cổ phần Đất Quảng, Tôi nhận thấy còn tồn tại một số vấn đề nhà quản trị cần quan tâm giải quyết để đáp ứng tốt hơn yêu cầu về quản trị chi phí đó chính là nội dụng chương 3 luận văn hướng tới các giải pháp các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị chi phí tại công ty, các giải pháp này bao gồm:

- Hoàn thiện phân loại chi phí theo chức năng hoạt động có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc thiết kế và xây dựng mô hình chi phí trong mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận, xác định điểm hòa vốn cũng như ra quyết định kinh doanh quan trọng.

- Hoàn thiện kiểm soát chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Đất Quảng là kiểm soát chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung.

KT LUN

Thực tế cho thấy ở Công ty cổ phần Đất Quảng bằng những biện pháp khác nhau, để nắm rõ được tình hình chi phí trong quá trình sản xuất nhằm mục đích quản lý tốt chi phí sản xuất. Ngoài ra công ty còn chú ý đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo uy tín với khách hàng, từ đó công ty sẽ mở rộng thị trường và có được những khách hàng lớn sử dụng sản phẩm của công ty. Qua thời gian nghiên cứu tại Công ty cổ phần Đất Quảng, tôi nhận thấy rằng việc kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty được tổ chức, thực hiện một cách nghiêm túc. Ban lãnh đạo công ty luôn tìm các biện pháp thích hợp để ngày càng đáp ứng yêu cầu của thị trường cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên cũng không tránh khỏi những sai sót nhất định.

Với lượng kiến thức tích lũy trong quá trình học tập, những kinh nghiệm thực tế có được trong thời gian nghiên cứu tôi mạnh dạn đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện những bất cập trong công tác kiểm soát chi phí và hoạch định chi phí tại công ty, nhằm góp phần đẩy mạnh sự phát triển bền vững của công ty.

TÀI LIU THAM KHO

[1] Bộ môn hệ thống thông tin kế toán (2004), H thng thông tin kế toán, Nxb Thống kê.

[2] Bộ Tài chính (2006), Thông tư 53/2006/TT-BTC hướng dn áp dng kế

toán qun tr trong các DN.

[3] Trịnh Thị Hoàng Dung (2006), Tăng cường kim soát ni b v chi phí

các doanh nghip thuc khu qun lý đường b 5, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành kế toán, Đại học Đà Nẵng.

[4] Phạm Văn Dược (1998), Hướng dn t chc kế toán qun tr trong các DN, Nhà xuất bản Thống kế, Hà Nội.

[5] TS Bùi Văn Dương (2005), H thng kế toán doanh nghip theo chun mc kế toán mi, Nxb Tài chính.

[6] Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (2003), Kế toán qun tr áp dng cho các doanh nghip Vit Nam, Nxb Tài chính.

[7] Hoàng Thị Thanh Hải (2005), Nâng cao hiu qu công tác kim soát ni b v chi phí Công ty Đin lc 3, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành kế toán, Đại học Đà Nẵng.

[8] Nguyễn Thị Kim Hương (2005), Tăng cường kim soát chi phí các công trình xây dng cu đường ti TP. Đà Nng, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành kế toán, Đại học Đà Nẵng.

[9] Huỳnh Lợi, Võ Văn Nhị (2003), Kế toán qun trị, Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội.

[10] TS. Võ Văn Nhị (2001), Kế toán qun trị, Nxb Thống kê.

[11] Nguyễn Ngọc Quang (2013), Giáo trình Kế toán qun trị, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.

[12] GS.TS Nguyễn Quang Quynh (2001), Kim toán tài chính, Nxb Tài chính.

[13] Nguyễn Phi Sơn (2006), Xây dng h thng kim soát chi phí xây lp ti các đơn v trc thuc Tng Công ty xây dng Min Trung, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành kế toán, Đại học Đà Nẵng.

[14] TS. Trương Bá Thanh, ThS. Trần Đình Khôi Nguyên (2001), Giáo trình phân tích hot động kinh doanh, Nxb Giáo dục.

[15] Victor Z. Bink, Herbert Witt (2000), Kim toán ni b hin đại, Nxb Tài chính, Hà Nội.

Website:

[16] www.mof.gov.vn [17] www.vcci.com.vn.

Ph lc 1

CNG HÒA XÃ HI CH NGHĨA VIT NAM

Độc lp – T do – Hnh phúc BIÊN BN BÀN GIAO MT BNG

V/v cải tạo đồng ruộng kết hợp khai thác nguyên liệu. Hôm nay lúc 15 giờ 00 ngày 23 tháng 02 năm 2013.

Đại điểm tại xứ đồng Cồn Kho thôn Phú Đông, xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.

I. Thành phn tham d

* Đại din UBND xã

1. Ông Nguyễn Văn Đông Chức vụ: PCT.UBND xã 2. Bà Nguyễn ThịĐiền Chức vụ: CT. UBMTTQVN xã 3. Ông Nguyễn Xuân Minh Chức vụ: CT. HND xã

* Đại din bên ci to khai thác

1. Ông Nguyễn Tâm Chức vụ: Giám đốc

2. Ông Nguyễn Xuân Cường Chức vụ: Quản lý nhà máy

II. Ni dung bàn giao mt bng

Căn cứ Quyết định số 963/QĐ – UBND của UBND huyện Đại Lộc ngày 04/01/2013 về việc phê duyệt thiết kế cải tạo đồng ruộng kết hợp tận thu đất sét của Công ty Cổ Phần Đất Quảng tại xứđồng Bàu Tề thôn Phú Mỹ và xứđồng Cồn Kho thôn Phú Đông, xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.

1. Về diện tích khai thác: 146.600 m2 2. Về cao trình: Theo thiết kế

3. Về cải tạo trả mặt bằng: Theo thiết kế 4. Về khối lượng: 152.909 m3

5. Phương án thi công về môi trường: Theo phương án thi công và bảo vệ môi trường.

Nay UBND xã Đại Hiệp tiến hành bàn giao mặt bằng trong phạm vi thiết kế tại xứđồng: Cồn Kho thôn Phú Đông, xã Đại Hiệp.

III. Ý kiến các bên tham gia

- Về cao trình: Lấy bằng ruộng ông Nguyễn Văn Phước, ông Đặng Ngọc Dũng, ông Võ Liêu, ông Lê Hữu Thanh

- Mởđường rộng 3m sát khe Bầu Giông

- Dọc đường giao thông nội đồng chứa một mương con theo hiện trạng

- Trong quá trình khai thác Ban địa chính xã, hợp tác xã, đơn vị thi công phải phân lô chỉnh trang đồng ruộng

- Trong quá trình thi công đơn vị thi công thường xuyên tưới nước đường giao thông đảm bảo vệ sinh môi trường chung

- Đơn vị thi công phải thực hiện theo đúng thiết kế cải tạo đồng ruộng được phê duyệt và thực hiện đúng phương án thi công và bảo vệ môi trường

- Lưu lượng xe chạy trong khu dân cư không quá 20km/h, đóng bạt khi vận chuyển đất.

IV. Ý kiến kết lun

- Ban giám sát UBND xã, hợp tác xã thường xuyên giám sát, kiểm tra trong quá trình thực hiện thi công cải tạo đồng ruộng

- Vềđơn vị thi công phải thực hiện theo đúng cao trình được phê duyệt và theo biên bản họp dân về cao trình, phương án cải tạo và đảm bảo môi trường trong việc thi công. Hoàn trả mặt bằng đảm bảo khi giao lại diện tích cho dân

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị chi phí tại công ty cổ phần đất quảng quận hải châu, thành phố đà nẵng (Trang 124 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)