6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u
2.3.2. Những tồn tại
a. Môi trường, thủ tục kiểm soát
Công tác kiểm tra, kiểm soát của công ty còn nhiều hạn chế. Hiện nay, công ty chưa xây dựng bộ phận kiểm soát nội bộ trong công ty mà chỉ có Ban kiểm soát tiến hành kiểm soát theo quý. Tuy nhiên ban kiểm soát chỉ dừng lại ở việc kiểm soát tổng quát tình hình sản xuất và tài chính của công ty so với
kế hoạch đề ra mà chưa đi sâu vào từng phòng ban, bộ phận. Việc kiểm soát giữa các phòng ban chủ yếu được tự thực hiện dựa trên các chính sách, thủ tục, quy định của công ty, do đó chỉ mang tính chất qua lại, không chặt chẽ, dễ dẫn đến thông đồng, đối phó.
Tuy công ty đã thiết lập công tác kiểm soát chi phí sản xuất thông qua kiểm soát vật chất và kiểm soát kế toán nhưng chỉ dừng lại ở việc ghi chép, phản ánh số liệu vào sổ sách mà chưa quan tâm đến tình hình thực hiện các CP phát sinh như thế nào, hiệu quả đem lại ra sao, không chú trọng phân tích tìm nguyên nhân gây ra sự thất thoát, lãng phí của các CP trong trong quá trình sản xuất và đề xuất biện pháp điều chỉnh, từ đó xây dựng các thủ tục kiểm soát phù hợp hơn.
Vấn đề xử lý các sai phạm trong quá trình kiểm tra, kiểm soát chưa được quan tâm nhiêu, chưa có biện pháp xử phạt đúng mức.
Kiểm soát chi phí NVL
Mặc dù công ty đã đưa ra các thủ tục kiểm soát CP NVLTT, tuy nhiên trong thực tế quá trình này vẫn gặp nhiều bất cập như sau:
- Việc kiểm soát khâu mua NVL vẫn còn mang tính chất chủ quan. Công ty chưa thành lập bộ phận mua hàng riêng biệt mà chỉ chuyển giao trách nhiệm mua NVL cho một số cá nhân thuộc cấp quản lý đảm nhiệm. Điều này vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm và có thể dẫn đến sai phạm nếu cán bộ mua hàng thông đồng với nhà cung cấp để hưởng chênh lệch giá hoặc chiếm khoản chiết khấu thương mại.
- Hiện nay, việc đo lường kiểm tra khối lượng đất sét trước khi nhập kho, công ty sử dụng hình thức đo theo M3 đất sét trên mỗi xe. Tuy nhiên phương pháp đo lường này còn lạc hậu, chưa chính xác.
- Quá trình kiểm soát khâu xuất kho và sử dụng NVL chưa chặt chẽ, trường hợp xuất nguyên liệu thừa, sử dụng không hết công ty không đưa ra
biện pháp xử phạt hợp lý mà chỉ tiến hành nhập lại kho vào cuối kỳ. Việc này làm giảm tinh thần trách nhiệm của công nhân, bên cạnh đó vật liệu để lâu do dư thừa, chờ cuối kỳ nhập kho sẽ kém phẩm chất, gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
- Mặc dù nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng khá lớn trên tổng chi phí sản xuất sản phẩm, nhưng khi phát sinh chi phí, kế toán chỉ có nhiệm vụ nhập số liệu vào máy và in ra các loại chứng từ và sổ sách chứ chưa đi vào đánh giá, so sánh, phân tích.
Kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp
- Tại các phân xưởng, việc quản lý nhân viên được thực hiện thông qua bảng chấm công, bảng chấm công được lập dùng cho một tháng và được để ở địa điểm công khai nhưng thường thì việc chấm công chỉ mang tính chất chấp hành mà chưa đi sát với thực tế và chưa theo dõi một cách đầy đủ công việc. Ví dụ: Nhân viên buổi sáng vẫn đến làm việc đúng giờ quy định nhưng nửa buổi lại đi làm việc riêng, đến gần cuối giờ làm quay lại vẫn được chấm công đầy đủ.
- Công tác kế toán của công ty được thực hiện khá đầy đủ nhưng vẫn chưa theo dõi chi tiết tiền lương cho từng nhân viên, việc phát lương vẫn còn có tình trạng nhận thay, ký thay...
Kiểm soát chi phí sản xuất chung
`Chi phí sản xuất chung là khoản mục chi phí tổng hợp và rất khó kiểm soát do đó việc kiểm soát chi phí sản xuất chung tại công ty vẫn còn vấp phải một số trở ngại sau:
- Việc khấu hao tài sản cố định vào chi phí sản xuất được công ty tập hợp chung cho toàn công ty, tuy nhiên tài sản cố định của toàn công ty là khác nhau do đó việc tập hợp chung này không phù hợp.
mức, điều này có thể làm cho chi phí phát sinh lớn gây khó khăn trong quá trình kiểm soát và tính giá thành sản phẩm.
- Các khoản chi như trả tiền điện thoại, tiền tiếp khách, điện, nước... còn nhiều bất cập do chỉ dừng lại ở việc kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ chứ chưa kiểm soát được chi phí thực tế phát sinh.
b. Tổ chức thông tin phục vụ kiểm soát chi phí sản xuất
+ Đối với công tác xây dựng định mức chi phí chỉ căn cứ vào số chi thực tế của năm trước để lập định mức cho năm sau, chưa đi vào phân tích một cách chi tiết những kết quả đạt được trong quá khứ, xác định các nguyên nhân tác động đến kết quả đó, chưa đề xuất được những thay đổi về điều kiện kinh tế, kỹ thuật đểđiều chỉnh định mức cho phù hợp.
+ Mới chỉ thực hiện lập dự toán trên một mức hoạt động cụ thể gọi là dự toán tĩnh, chưa lập dự toán linh hoạt. Dự toán tĩnh không phù hợp cho việc phân tích và kiểm soát chi phí, nhất là phân tích chi phí sản xuất chung.
+ Các báo cáo về NVL, tiền lương đã phần nào đáp ứng được yêu cầu kiểm soát CPSX, nhưng các báo cáo này chưa chỉ rõ chiều hướng biến động của chi phí NVL, tiền lương và nguyên nhân của sự biến động, chưa thực sự gắn trách nhiệm quản lý với yêu cầu kiểm soát chi phí sản xuất.
c. Công tác phân tích biến động các khoản mục chi phí sản xuất
+ Chưa đi vào phân tích các biến động của từng khoản mục CPSX nên chưa nêu ra được sự biến động của các nhân tố làm lãng phí hay tiết kiệm chi phí sản xuất trong thực tế, chưa chỉ ra được trách nhiệm của từng bộ phận trong quá trình thực hiện sản xuất. Do đó chưa cung cấp được thông tin cho các nhà quản lý để góp phần đề ra những biện pháp khắc phục tồn tại, xây dựng các phương án hoạt động mới, khai thác khả năng tiềm tàng, tiết kiệm chi phí nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
thiện công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại các doanh nghiệp sản xuất gạch xây dựng nói chung và cụ thể là trường hợp Công ty cổ phần Đất Quảng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Quản trị chi phí có vai trò hết sức quan trọng giúp cho việc quản lý, kiểm soát và ra quyết định của nhà quản trị trong các doanh nghiệp nhằm tăng lợi nhuận, hạ giá thành sản phẩm, giúp doanh nghiệp đứng vững và vương lên trong điều kiện nền kinh tế hội nhập hiện nay. Nhận thức được vấn đề này, trong những năm qua ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ công nhân lao động của Công ty cổ phần Đất Quảng đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện các biện pháp nhằm hạ thấp chi phí kinh doanh nâng cao hiệu quả hoạt động góp phần thúc đẩy tăng trưởng bền vững và lâu dài của Công ty thể hiện qua việc lập dự toán chi phí, tổ chức thực hiện chi phí và kiểm soát chi phí. Tuy nhiên trong quá trình quản trị còn một số công tác chưa được tổ chức một cách khoa học và toàn diện.
Qua tìm hiểm thực tế và phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản trị chi phí tại Công ty cổ phần Đất Quảng, tác giả nhận định được những ưu điểm và những hạn chế của công tác quản trị chi phí. Đây chính là cơ sở để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị chi phí tại Công ty ở chương 3.
CHƯƠNG3
HOÀNTHIỆNQUẢN TRỊ CHIPHÍ TẠICÔNGTYCỔ PHẦN ĐẤTQUẢNG