HĐ 3 II LUYỆN TẬP:

Một phần của tài liệu Giao an NV 8 HK2 b (Trang 34 - 38)

I. GIỚI THIỆU TÁC GIẢ, TÁC PHẨM.

HĐ 3 II LUYỆN TẬP:

GV hướng dẫn học sinh giải quyết bài tập (SGK) => củng cố nâng cao kiến thức.

* BT 1: (SGK). Xác định kiểu câu. (dùng đèn chiếu).

a. Câu 1 dùng để kể.

Câu 2, câu 3 bộc lộ tình cảm, cảm xúc của dế mèn đối với cái chết của dế choắt. => cả 3 câu đều là câu trần thuật.

b. Câu 1: câu trần thuật để kể Câu 2: Câu cảm thán.

Câu 3,4: câu trần thuật bộc lộ tình cảm, cảm xúc cảm ơn.

* BT 2 ( SGK ). Nhận xét 2 kiểu câu.

a. Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào ?. Câu nghi vấn. b. Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ! Câu trần thuật.

=> Tuy khác nhau về kiểu câu song cả 2 câu cùng diễn đạt 1 ý nghĩa (Đêm trăng đẹp gây sự xúc động mãnh liệt cho nhà thơ muốn làm một điều nào đó.

* BT 3. (SGK). Xác định các kiểu câu và chức năng. (dùng đèn chiếu).

a. Anh tắt thuốc lá đi! -> câu cầu khiến.

b. Anh có thể tắt thuốc lá được không ? câu trần thuật. c. Xin lỗi ở đây không được hut thuốc lá. Câu trần thuật.

=> Cả 3 câu dùng để cầu khiến. Câu b và c ý khiến nhẹ nhàng.

* BT 4. Xác định câu trần thuật và chức năng ? (phát phiếu).

- Cả 2 câu đều là câu trần thuật. - Ở câu 1 ý dùng để kể.

HĐ 4. Củng cố - BTVN

1. Nắm vững, đặc điểm, chức năng của từng kiểu câu (Lập bảng phân tích). 2. Học thuộc lòng ghi nhớ (SGK).

3. Làm bài tập 6 (SGK).

Tiết 90. CHIẾU DỜI ĐÔ. (Thiên đồ Chiếu)

(Lý Công Uẩn).

A. MỤC TIÊU:

- HS nắm được khát vọng của nhân dân ta về một đất nước độc lập, thống nhất, hùng cường và khí phách của dân tộc đại việt đang trên đà lớn mạnh được phản ánh qua chiếu dời đô.

- Nắm được đặc điểm cơ bản của thể chiếu. Thấy được sức thuyết phục to lớn của chiếu dời đô là sự kết hợp giữa lý lẽ và tình cảm. Bắt vận dụng bài học viết văn nghị luật.

B. TỔ CHỨC GIỜ DẠY:

HĐ 1. Kiểm tra bài cũ. - Đọc thuộc lòng “ Ngắm trăng ”.

- Nêu nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài thơ ?

HĐ 2. Dạy bài mới: Trình bày đôi nét về cuộc đời và sự

nghiệp của Lý Công Uẩn ? - HS trình bày

- GV nhận xét bổ sung.

Nêu hoàn cảnh ra đời của bài chiếu ?

I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

- Lý Công Uẩn (974 – 1028) tức Lý Thái Tổ người Bắc Ninh.

- Là người thông minh, nhân ái, có chí lớn lập được nhiều chiến công.

- Ông được triều thần tin phục, tôn kính được tôn làm vua lấy hiệu là Thuận Thiên. Sáng lập ra triều nhà Lý. - H/c: Lý công Uẩn cho rằng kinh đô cũ của nhà Đinh, Lê ở Hoa Lư (Ninh Bình) là nơi ẩm thấp chật hẹp. Tự tay ông viết bài chiếu bày tỏ ý định dời đô ra thành Đại La (Hà Nội).

II. Đọc, giải thích từ khó, bố cục, thể loại. 1. Đọc.

GV đọc mẫu -> gợi ý cách đọc. Gọi hs đọc

Kiểm tra một số từ khó.

Bài chiếu thuộc kiểu VB nào ? Phương thức diễn đạt ?

Vậy bài văn nghị luận này có mấy luận điểm chính ?

- HS trình bày.

Đọc phần đầu Vb cho biết để lập luận chứng minh cho luận điểm.

Vì sao phải dời đô tác giả đã đưa ra những lý lẽ và tình cảm gì ?

- HS trình bày - GV nhận xét.

Việc Lý Công Uẩn đưa ra những số liệu về các lần dời đô của thời chu và đóng đô tại chỗ của Đinh, Lê nhằm mục đích gì ?

Văn nghị luận (thể chiếu). - Phương thức lập luận. + Lđ 1: Vì sao phải dời đô.

+ Lđ 2. Vì sao thành Đại La là nơi xứng đáng là kinh đô.

- Lý Công Uẩn dùng lý lẻ, dẫn chứng để chứng minh và thuyết phục mọi người. Từ đó bộc lộ rõ tình cảm niềm tin của mình về một tương lai tốt đẹp của đất nước.

* Chiếu: SGK.

II. Tìm hiểu văn bản. 1. Việc dời đô. (lđ).

- Dời đô là điều thường xuyên sảy ra trong lịch sử triều đại.

+ Nhà Thương 5 lần dời đô, nhà chu 3 lần.

+ Mục đích là mưu toan việc lớn, xây dựng vương triều phồn thịnh tính kế lâu dài cho thế hệ sau.

- Nhà Đinh và nhà Lê đóng đô một chỗ là hạn chế.

+ Nhà Đinh, Lê không noi theo dấu cũ, cứ đóng yên đô thành.

+ Khiến triều đại không được bền vững, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi.

- Lý Công Uẩn muốn chứng minh rằng trong lịch sử đã từng có chuyện dời đô và cũng đã từng đem lại kết quả tốt đẹp. Việc Ông rời đô là đúng, không có gì khác thường trai quy luật.

- Lý Công Uẩn bày tỏ nỗi lòng của mình rất chân thành và xúc động: “ Trẫm rất đau xót về việc đó … ”

- HS trình bày

- Tình cảm mà Lý Công Uẩn bộc lộ trong bài chiếu là gì ?

- HS trình bày.

GV: Lý Công Uẩn bộc lộ trực tiếp nỗi đau xót trước việc làm của nhà Đinh, Lê. Ông đã chỉ rõ việc không rời đô sẽ phạm những sai lầm trọng đại, ngắn ngủi, không bền lâu,… Nếu nhìn vào lịch sử Lý Công Uẩn nói như vậy giúp ta hiểu thêm gì về triều đại Đinh , Lê ? - HS trình bày

- GV chốt kiểm tra.

Theo tác giả Đại La có những thuận lợi gì ?

- HS trình bày - Gv nhận xét.

- Nhìn vào lịch sử ta thấy Lý Công Uẩn đã rất đúng, triều đại Đinh, Lê phải nhờ vào Hoa Lư để giữ ngôi báu -> chứng tỏ thế lực của 2 triều đại chưa đủ lớn mạnh để ra nơi đồng bằng, đất bằng phẳng, nơi trung tâm của đất nước. Còn đến thời lý trong đà phát triển của đất nước thì việc đóng đô ở Hoa Lư là không phù hợp nữa -> Khát vọng thay đổi đất nước để phát triển đất nước tới hùng cường.

=> Chiếu là mệnh lệnh của vua mà ngôn từ lại mang tính đối thoại, tâm tình. Sự kết hợp hài hoà giữa lý và tình làm cho bài chiếu có thêm sức thuyết phục.

2. Địa thế thành Đại La: (lđ) - Về vị trí địa lý thuận lợi. + Nơi trung tâm trời đất.

+ Mở ra 4 hướng Nam, Bắc, Đông Tây.

+ Có thể rồng cuộn, hổ ngồi.

+ Rộng mà bằng phẳng, cao thoáng,… + Là đầu mối giao lưu “ chốn tụ hội 4 hướng ”

+ Mảnh đất hưng thịnh “ muôn vật phong phú ”

=> Đại La có đủ mọi điều kiện đảm bảo cho sự lâu bền của đất nước, là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

- Sau khi dùng lý lẽ để thuyết phục quần thần trong triều đình, nhà vua lại bày tỏ thái độ tôn trọng đối với mọi người bằng một lời hỏi ý kiến =>

Cuối bài chiếu là lời tuyên bố:

“ Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở các khanh nghĩ thế nào ?

+ Em hiểu gì về tư tưởng, tình cảm của Lý Công Uẩn qua lời tuyên bố ?. - Hs trình bày

- Gv nhận xét, bổ sung.

Khẳng định ý chí dời đô từ Hoa Lư về Đại La. Thể hiện niềm tin tưởng của mình về quan điểm dời đô là hợp ý nguyện mọi người.

Một phần của tài liệu Giao an NV 8 HK2 b (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w