HĐ 3 IV TỔNG KẾT, LUYỆN TẬP

Một phần của tài liệu Giao an NV 8 HK2 b (Trang 38 - 40)

I. GIỚI THIỆU TÁC GIẢ, TÁC PHẨM.

HĐ 3 IV TỔNG KẾT, LUYỆN TẬP

Vì sao nói chiếu dời đô ra đời phản ánh ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt ? (Gv hướng dẫn học sinh).

- Việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La: Chứng tỏ nhà Lý đủ sức chấm dứt dạng phong kiến cát cứ. Thế và lực của dân tộc Đại Việt đủ sức sánh ngang với phương bắc, định đô ở Thăng Long là thực hiện nguyện vọng của nhân dân giang sơn về một cuộc sống mới, nguyện vọng xây dựng đất nước độc lập tự cường.

Chứng minh chiếu dời đô có sức thuyết phục lớn ? - Kết cấu: 3 phần (chặt chẽ, lô gíc).

- Trình tự lập luận:

- Có sức thuyết phục: (lý – tình).

+ Nêu sử sách làm tiền đề, làm chỗ dựa cho lý lẽ.

+ Dùng dẫn chứng thực tế thời Đinh, Lê -> chỉ rõ thực tế ấy không phù hợp sự phát triển của đất nước. Nhất thiết phải rời đô

+ Đi tới kết luận: Thành Đại La là nơi tốt nhất. BTVN: Tìm hiểu thể chiếu ? câu văn biến ngẫu. Học thuộc lòng phần ghi nhớ.

Tiết 91. CÂU PHỦ ĐỊNH

A. MỤC TIÊU:

- Hs hiểu rõ đặc điểm hình thức câu phủ định

- Nắm vững chức năng của câu phủ định. Biết sử dụng câu phủ định phù hợp với tình huống giao tiếp.

B. TỔ CHỨC GIỜ DẠY:

- Nêu đặc điểm, hình thức, chức năng của câu cảm thán ? - Làm bài tập 4 SGK.

HĐ 2. Dạy bài mới: GV dùng đèn chiếu + Các câu b, c, d có đặc điểm hình thức gì khác với câu a? - HS trình bày - GV chốt kiến thức + So sánh các câu b, c, d có gì khác với câu a về chức năng?

- HS trình bày

- GV nhận xét bổ sung

+ Quan sát VD 2 (SGK) đèn chiếu. Trong đoạn trích trên những câu nào có từ ngữ phủ định? Những từ ngữ đó dùng để làm gì?

- HS trình bày - GV chốt kiến thức

Vậy câu phủ định có đặc điểm, hình thức chức năng gì? Có mấy loại phủ định?

- HS trình bày - GV chốt kiến thức

I. Đặc điểm hình thức và chức năng 1. Xét VD:

a. Nam đi Huế!

b. Nam không đi Huế c. Nam chưa đi Huế d. Nam chẳng đi Huế

=> Những từ: không, chưa, chẳng… là những từ miêu tả sự vắng mặt của sự vật, sự việc hiện tượng…được nói đến trong câu. Gọi là câu phủ định.

a. Nam đi Huế=>khẳng định sự có mặt của Nam ở Huế. Có diễn ra.

B, c, d: =>Thông báo, xác nhận việc Nam không di Huế. Không diễn ra. (gọi là phủ định miêu tả)

- Trong đoạn trích: thầy bói xem voi. + Không phải nó chần chẫn như cái đòn càn

+ Đâu có

- Câu phủ định của thầy bói sờ ngà phủ định ý kiến của 1 người (Thầy sờ vòi)

- Câu phủ định của thầy sờ sai phủ định cả ý kiến của thầy sờ vòi, ngà. => Như vậy ngoài ý thông báo, xác nhận câu phủ định còn dùng để phản bác ý kiến, 1 nhận định (gọi là phủ định phản bác) (bác bỏ)

* Ghi nhớ: SGK

* BT 1 ( SGK ). Dùng đèn chiếu tìm câu phủ định bác bỏ ? vì sao ?

- Cụ cứ tưởng thế đáy chứ có biết gì đâu ! - Không chúng con không đói nữa đâu

=> Vì nó phản ánh 1 ý kiến, 1 nhận định trước đó.

* BT 2 ( SGK ): Những câu trên có ý nghĩa phủ định không ? vì sao ? đặt câu.

- Cả 3 câu a, b , c đều là câu phủ định nhưng lại có ý nghĩa khẳng định. a. Không phải là không có nghĩa

b. Không ai không từng ăn c. Ai chẳng có.

* BT 3 ( SGK ): Thay không = chưa => ?

- Chưa: choắt chưa dậy được, còn thoi thóp (không nhất định). - Không: hiển thị ý phủ định (nhất định).

* BT 4 ( SGK ): Phát phiếu học tập.

a. Đẹp gì mà đẹp -> phản bác ý kiến khẳng định cái gì đó đẹp.

b. Làm gì có chuyện đó -> phản bác tính chất thực của một thông báo. c. Bài thơ này mà hay -> phản bác ý kiến khẳng địng bài thơ hay.

d. Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng -> phản bác điều mà Lão Hạc đang nghĩ. => không phải là câu phủ định ( không có từ phủ định) chỉ được dùng để biểu thị ý phủ định.

GV: Như vậy có những câu phủ định không hiển thị ý nghĩa phủ định (BT 2), có những câu không phải là câu phủ định nhưng lại có ý nghĩa phủ định (BT 4)

* BTVN: - Phân biệt câu phủ định – câu khẳng định.

- Học thuộc chức năng, đặc điểm, hình thức phủ định - Làm bài tập 5,6 SGK.

Tiết 92: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG

Một phần của tài liệu Giao an NV 8 HK2 b (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w