Xúc tiến mở rộng thị trường

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ TRỢ GIÚP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỪ THỰC TIỄN TỈNH TUYÊN QUANG (Trang 34 - 36)

Ngày 15/11/2010, TTCP đã ban hành Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia. Ngày 14/11/2014, BTC ban hành Thông tư số 171/2014/TT-BTC hướng dẫn cơ chế tài chính hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia. Qua gần 6 năm hoạt động, Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia

đã thu hút được sự tham gia tích cực của các địa phương, tổ chức hiệp hội doanh nghiệp ngành nghề. Trung bình mỗi năm ngân sách Nhà nước dành gần 100 tỷ đồng cho hơn 100 đề án, hỗ trợ cho hàng nghìn doanh nghiệp tham gia, trong đó 90% là DNNVV. Thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, giá trị hợp đồng ký kết và doanh số bán hàng đạt trung bình hơn 1 tỷ USD và gần 500 tỷ đồng mỗi năm. Từ mô hình Chương trình, nhiều địa phương đã ban hành các chính sách để chủ động bố trí ngân sách để hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp trên địa bàn [1, tr. 48,49].

Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật về đầu tư để tạo điều kiện thuận lợi cho DNNVV mở rộng thị trường cũng từng bước được hoàn thiện. Luật Đầu tư năm 2014 được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2014 tại Kỳ họp thứ 7, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2015, thay thế cho Luật Đầu tư năm 2005 với nhiều thay đổi quan trọng, trong đó có nhiều điểm quy định về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư cho doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng.

Tuy nhiên, hiện nay, khả năng chiếm lĩnh thị trường, tiêu thụ sản phẩm của

DNNVV còn yếu, chưa khai thác hết tiềm năng thị trường trong nước. Việc xác định hệ thống các kênh lưu thông từ sản xuất đến tiêu thụ chưa hiệu quả. Trong thời gian qua, khâu này chủ yếu vẫn do tư thương làm nhiều, doanh nghiệp vẫn là loại hình quy mô nhỏ buôn bán kiểu “phi vụ” qua nhiều khâu trung gian. Điều đó dẫn đến tình trạng ép giá đầu vào, nâng giá đầu ra. Phần lớn các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh còn mang tính tự phát. Công tác quản lý thị trường còn nhiều sơ hở, dẫn tới tình trạng hàng lậu tràn lan, hàng giả gia tăng, gây thiệt hại cho người tiêu dùng và người sản xuất.

Việc mở rộng thị trường nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn do DNNVV thiếu thông tin bạn hàng. Các DNNVV thiếu thông tin về thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, khả năng marketing hạn chế. Một số doanh nghiệp chỉ có thông tin chắp vá, không có điều kiện kiểm tra đối tác nước ngoài, vì vậy thường chịu nhiều thua thiệt. Nhà nước đã cố gắng thay nhiều biện pháp phi thuế quan bằng các chính sách thuế quan hiệu quả hơn nhưng việc sử dụng hạn ngạch nhập khẩu và giấy phép nhập khẩu còn được áp dụng tương đối nhiều trong việc bảo hộ một số mặt hàng. Việc bảo hộ bằng hạn ngạch nhập khẩu có rất nhiều tác hại mà một trong những tác hại lớn do

việc bảo hộ bằng hạn ngạch nhập khẩu gây ra tình trạng độc quyền khá nhiều dưới các hình thức khác nhau.

Bên cạnh đó, một số chính sách, chương trình trợ giúp DNNVV trong xúc tiến mở rộng thị trường chưa thực sự phù hợp khi thị trường thường xuyên thay đổi. Hiệu quả từ Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia còn khiêm tốn. Mỗi tỉnh, thành phố có cách làm riêng trong việc trợ giúp DNNVV mở rộng thị trường theo kiểu “mạnh ai người đấy làm”. Thiếu quy định để hình thành mạng liên kết sản xuất, chuỗi giá trị cho DNNVV, đặc biệt là sự liên kết giữa các DNNVV với nhau và giữa các DNNVV với các doanh nghiệp lớn.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ TRỢ GIÚP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỪ THỰC TIỄN TỈNH TUYÊN QUANG (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w