Có quy định nâng cao quyết tâm, sự vào cuộc của các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thực hiện các nội dung, chương trình hỗ

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ TRỢ GIÚP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỪ THỰC TIỄN TỈNH TUYÊN QUANG (Trang 75 - 80)

nước và doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thực hiện các nội dung, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Các quy định về hỗ trợ DNNVV cần phải có chế định tăng cường hiệu lực hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp, một mặt vừa phải hoàn thiện tổ chức bộ máy, đảm bảo thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ, mặt khác cần từng bước tách dần các chức năng hiện nay đang lẫn lộn giữa quản lý Nhà nước về kinh tế với quản lý sản xuất kinh doanh, chức năng hành chính với dịch vụ công; phân định và làm rõ quy chế pháp lý đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp, nhằm xây dựng nền hành chính lành mạnh, minh bạch và trong sạch.

xử lý cụ thể đối với các hành vi sách nhiễu đối với cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp làm việc với các doanh nghiệp. Đẩy mạnh cải cách hành chính phục vụ cho phát triển DNNVV. Định kỳ tổ chức, đối thoại giữa DN với các cơ quan chức năng theo các chủ đề có vướng mắc. Các cơ chế chính sách của tỉnh trước khi ban hành cần tham khảo ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp thông qua các Hiệp hội, Câu lạc bộ... khi đó ban hành cần phải tổ chức phổ biến rộng rãi và hướng dẫn thi hành đến các cấp, các ngành, các hiệp hội và doanh nghiệp.

Cơ quan quản lý nhà nước không can thiệp sâu vào quá trình sản xuất kinh doanh của DN, mọi tranh chấp phát sinh phải được đưa ra trọng tài kinh tế hoặc được toà án kinh tế giải quyết theo quy định của pháp luật. Có quy định xử lý vi phạm về hỗ trợ DNNVV, đặc biệt là những tổ chức, cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở hoạt động đầu tư kinh doanh, có hành vi sách nhiễu, gây phiền hà đối với DNNVV, không thực thi công vụ thi quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, cần có cơ chế để các DNNVV nêu cao tinh thần tự hào dân tộc, ý thức tuân thủ pháp luật, thực hiện liêm chính trong kinh doanh; xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đạo đức doanh nhân và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Kết luận chương 3

Hơn lúc nào hết, việc hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách về trợ giúp phát triển DNNVV đang được đặt ra vô cùng bức thiết. Điều này xuất phát từ vai trò hết sức quan trọng của DNNVV trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và cũng xuất phát từ chính những hạn chế, yếu kém nội tại trong công tác quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng. Phương hướng phát triển doanh nghiệp trong những năm tới đã được Đảng và Nhà nước ta chỉ ra cụ thể, đó là: Nhà nước đóng vai trò “kiến tạo”, lấy doanh nghiệp là đối tượng phục vụ; bằng chính sách và pháp luật Nhà nước phải là người “mở đường”, hỗ trợ, tạo mọi điều kiện có thể để doanh nghiệp phát huy hết tiềm lực, thế mạnh của mình. Chủ trương này là hết sức đúng đắn và cần sớm được luật hóa để các doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng có được sự quan tâm, hỗ trợ thiết thực, hiệu quả nhiều hơn nữa, đặc biệt là từ phía Nhà nước.

Trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016, Quốc hội đã có Nghị quyết số 89/2015/QH13 về việc xây dựng dự thảo Luật Hỗ trợ DNNVV, dự kiến Luật này sẽ được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2, tháng 10/2016. Tuy còn có những ý kiến khác nhau về nội dung của dự thảo Luật, nhưng những quy định về các biện pháp hỗ trợ toàn diện cho DNNVV, đặc biệt là các chính sách tín dụng, thuế, đất đai, khởi nghiệp… là rất cần thiết. Bên cạnh đó, sự chọn lọc, có trọng tâm, trọng điểm trong việc thực hiện các chương trình hỗ trợ DNNVV cũng cần được thực hiện tốt, để tránh những sự dàn trải, lãng phí trong tổ chức thực hiện. Và điều quan trọng không kém đó là làm thế nào để có sự quyết tâm vào cuộc nhiệt tình, quyết liệt của các cơ quan nhà nước trong thực hiện các nội dung, chương trình hỗ trợ. Tất cả những điều này đang được cộng đồng DNNVV rất quan tâm, chờ đợi.

KẾT LUẬN

Với đóng góp quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt là trong việc giải quyết việc làm và thu hút vốn đầu tư từ người dân, việc thúc đẩy sự phát triển các DNNVV sẽ góp phần rất quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu, tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo. Do vậy, hỗ trợ doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng được coi là chiến lược lâu dài, nhất quán và xuyên suốt trong chương trình hành động của Chính phủ, là nhiệm vụ trọng tâm trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.

Từ năm 2005 đến nay, Nhà nước đã ban hành rất nhiều cơ chế, chính sách pháp luật để trợ giúp cho các DNNVV, đặc biệt là Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 và Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các chính sách trợ giúp đã có những tác động quan trọng trong thực tiễn, tiếp thêm niềm tin và động lực để các DNNVV phát huy hết khả năng sản xuất, kinh doanh của mình. Tuy nhiên, nhiều chính sách được ban hành chưa đúng trọng tâm, trọng điểm khiến cho nguồn lực của DNNVV bị phân tán, dàn trải và không phát huy được hiệu quả trên thực tế.

Từ việc nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực trạng của pháp luật về trợ giúp phát triển DNNVV tại tỉnh Tuyên Quang cho thấy, các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Trên cơ sở đó, đề tài đã đưa ra được một số phương hướng, giải pháp để hoàn thiện pháp luật về hỗ trợ DNNVV trong thời gian tới, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các DNNVV phát triển và tăng khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Đánh giá đúng thực trạng và đề ra được các giải pháp hữu hiệu để hoàn thiện pháp luật về trợ giúp phát triển DNNVV từ thực tiễn tỉnh Tuyên Quang là một vấn đề khá phức tạp. Việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật về trợ giúp phát triển DNNVV là một công việc lâu dài, đòi hỏi sự vào cuộc của các cấp, các ngành và sự nỗ lực của từng doanh nghiệp. Với việc BKHĐT đang tích cực lấy ý kiến vào dự thảo Luật Hỗ trợ DNNVV để thông qua Chính phủ trình Quốc hội, có thể thấy nỗ lực và sự quan tâm

ngày càng lớn của Nhà nước đối với khu vực DNNVV. Yêu cầu khách quan của thực tế đã chứng minh, cần có một khung pháp lý thống nhất và đủ mạnh để điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực này. Với sự nỗ lực và sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, chúng ta tin tưởng rằng, các DNNVV sẽ có thêm sự năng động, tự tin để phát triển, đóng góp ngày càng lớn hơn vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ TRỢ GIÚP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỪ THỰC TIỄN TỈNH TUYÊN QUANG (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w