Trợ giúp phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ TRỢ GIÚP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỪ THỰC TIỄN TỈNH TUYÊN QUANG (Trang 38 - 40)

Trong những năm qua, Nhà nước đã tăng cường các nguồn lực để đào tạo cho DNNVV. Ngày 13/8/2014, BKHĐT và BTC đã ban hành Thông tư liên tịch số 04/2014/TTLT-BKHÐT-BTC hướng dẫn trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (thay thế Thông tư liên tịch 05/2011/TTLT-BKHÐT- BTC ngày 31/3/2011). Thông tư liên tịch này hướng dẫn việc lập kế hoạch, tổ chức và quản lý thực hiện hoạt động trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các DNNVV; dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí từ ngân sách nhà nước hỗ trợ cho hoạt động đào tạo. Trong giai đoạn 2012-2015, trung bình mỗi năm ngân sách Nhà nước dành khoảng 50 tỷ đồng để đào tạo cho khoảng gần 70 nghìn nhân lực của các DNNVV. Theo đánh giá của các học viên, đặc biệt là các DNNVV ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa thì tác động của các khóa đào tạo là rất tích cực. Đội ngũ học viên thuộc các DNNVV được trang bị các kiến thức về quản trị doanh nghiệp một cách có hệ thống, giúp doanh nghiệp tự tin hơn trong kinh doanh và xây

dựng chiến lược kinh doanh với tầm nhìn dài hạn và bền vững [1, tr.42].

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng có nhiều chính sách tạo thuận lợi cho DNNVV trong tuyển dụng lao động, tiếp cận nguồn lao động chất lượng. Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề giai đoạn 2012-2015 (ban hành kèm theo Quyết định số 1201/QĐ-TTg ngày 31/8/2012 của TTCP) đã góp phần giúp DNNVV tiếp cận và sử dụng được nguồn lao động có chất lượng ngày càng tốt hơn. Các phiên giao dịch việc làm được tổ chức thường xuyên giúp kết nối cung cầu lao động. Năm 2012, BLĐTBXH đã lập trang thông tin điện tử (http://www.vieclamvietnam.gov.vn) để cung cấp thông tin việc làm và nhu cầu tuyển dụng, trang tin này đã mang lại nhiều hữu ích và tiện dụng cho cả người lao động và các DNNVV.

Hiện nay, hoạt động đào tạo cho DNNVV dần chuyển hướng sang đào tạo có trọng tâm, trọng điểm hơn hướng tới những ngành, lĩnh vực ưu tiên nhất định của Nhà nước. Đồng thời, BKHĐT đang xây dựng kế hoạch để mở rộng hình thức đào tạo qua truyền hình và mạng internet nhằm phổ cập nội dung cơ bản nhất về quản trị doanh nghiệp tới mọi đối tượng, cùng với đó là tổ chức các khoá đào tạo trực tiếp với nội dung chuyên sâu cho những DNNVV trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên. Với sự thay đổi trong cách thức triển khai, việc đo lường tác động của hoạt động đào tạo tới DNNVV khả thi và rõ nét hơn.

Tuy nhiên, chính sách trợ giúp phát triển nguồn nhân lực cho DNNVV cũng

còn có những hạn chế nhất định. Các chương trình trợ giúp nguồn nhân lực cho DNNVV hiện nay thường được lồng ghép với nhiều chương trình khác, dẫn đến bị trùng lặp, kém hiệu quả. Chưa hình thành được quỹ phát triển nguồn nhân lực, chưa tạo điều kiện pháp lý thuận lợi cho các tổ chức quốc tế trợ giúp DNNVV bằng các hình thức đa dạng, chưa có cơ chế đánh giá hiệu quả sau đào tạo nhân lực của DNNVV. Mặc dù Nhà nước ngày càng quan tâm hơn đến các chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho DNNVV nhưng do kinh phí thực hiện các chương trình này còn hạn chế, chất lượng và nội dung đào tạo chưa thật sự đáp ứng được nhu cầu. Bản thân DNNVV cũng chưa thật sự quan tâm và nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc đào tạo nâng cao năng lực quản trị cho doanh nghiệp, do đó chất lượng nguồn nhân lực của DNNVV còn bộc lộ nhiều hạn chế. Tại khoản 1 Điều 14 Thông tư liên tịch

04/2014/TTLT-BKHÐT-BTC của BKHĐT, BTC quy định: “Mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho một khóa đào tạo tối đa không vượt quá 50% tổng chi phí một khóa đào tạo”, theo ý kiến của nhiều địa phương, mức hỗ trợ trên là thấp, không thu hút được các DNNVV tham gia.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ TRỢ GIÚP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỪ THỰC TIỄN TỈNH TUYÊN QUANG (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w