Cần khẩn trương xây dựng, ban hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ TRỢ GIÚP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỪ THỰC TIỄN TỈNH TUYÊN QUANG (Trang 71 - 72)

và vừa

Để thống nhất khung pháp luật cho DNNVV, việc xây dựng, ban hành Luật Hỗ trợ DNNVV lúc này là hết sức cần thiết, so với các quốc gia trên thế giới và tình hình phát triển của DNNVV ở nước ta hiện nay, việc xây dựng, ban hành Luật Hỗ trợ DNNVV đến thời điểm hiện tại được cho là còn quá chậm.

Trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016, Quốc hội đã có Nghị quyết số 89/2015/QH13 về việc xây dựng dự thảo Luật Hỗ trợ DNNVV, dự kiến Luật này sẽ được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2, tháng 10/2016.

Đến thời điểm ngày 30/5/2016, dự thảo Luật Hỗ trợ DNNVV đã được BKHĐT dự thảo lần thứ 4. Hiện nay, Bộ đang tiếp tục lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Luật trên cổng thông tin điện tử của Bộ, đồng thời tiếp tục tổ chức các hội thảo tham vấn dự thảo Luật. Theo công bố đến thời điểm hiện tại, dự thảo Luật Hỗ trợ DNNVV gồm 7 chương với 49 điều. Trên cơ sở kế thừa những ưu điểm của Nghị định số 56/2009/NĐ- CP, dự thảo Luật quy định 8 nội dung hỗ trợ cơ bản, bao gồm: Môi trường kinh doanh, cải cách hành chính; Tiếp cận tín dụng tại ngân hàng thương mại; Tiếp cận tín dụng tại quỹ và các định chế tài chính khác; Thuế thu nhập doanh nghiệp; Nâng cao năng lực công nghệ; Đào tạo, tư vấn và thông tin; Mặt bằng sản xuất kinh doanh; Tham gia mua sắm công; Xúc tiến, mở rộng thị trường. Dự thảo Luật Hỗ trợ DNNVV cũng đưa ra 5 chương trình hỗ trợ, các DNNVV thuộc đối tượng hưởng ưu đãi sẽ nhận được sự hỗ trợ từ khi khởi nghiệp đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, Luật cũng xác định rõ trách nhiệm và vai trò của Chính phủ, cơ quan trung ương, địa phương, các tổ chức xã hội và khu vực tư nhân trong hỗ trợ DNNVV; nâng cao hiệu quả điều phối, giám sát thực hiện các hoạt động hỗ trợ DNNVV.

Việc xây dựng và ban hành Luật Hỗ trợ DNNVV là một bước tiến quan trọng trong tiến trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về doanh nghiệp tại Việt Nam. Đây là lần đầu tiên sau gần 30 năm đổi mới và 15 năm bắt đầu công tác hỗ trợ DNNVV (bắt đầu từ năm 2001 với việc ra đời của Nghị định số 90/2001/NĐ-CP), Việt

Nam sẽ có một khung pháp luật áp dụng thống nhất cho các DNNVV thuộc mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ TRỢ GIÚP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỪ THỰC TIỄN TỈNH TUYÊN QUANG (Trang 71 - 72)