Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến nguồn thu từ

Một phần của tài liệu ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ CUỐI (2016-2020) TỈNH AN GIANG (Trang 132 - 133)

III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA PHƯƠNG ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY

3.1. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến nguồn thu từ

nguồn thu từ việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và chi phí cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) tỉnh An Giang được xây dựng phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; bám sát các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội và môi trường đặt ra tại Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ X. Đồng thời, phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất là cơ cở pháp lý quan trọng trong việc giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất.

Khi triển khai phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất sẽ góp phần nâng cao giá trị đất đai, khai thác hợp lý ưu thế của từng loại đất, ở từng khu vực; mang lại hiệu quả cho người sử dụng đất và xã hội, đồng thời tạo ra giá trị

mới về đất đai đối với từng khu vực. Kết quả của phương án quy hoạch sử dụng đất tạo ra được giá trị gia tăng đối với kinh tế thông qua việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất phục vụ cho các ngành nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ phát triển và xây dựng cơ sở hạ tầng.

Theo phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tỉnh An Giang, đến năm 2020 có 8.730 ha đất nông nghiệp được chuyển sang đất phi nông nghiệp, trong đó chuyển sang đất quốc phòng 296 ha, đất an ninh 57 ha, đất khu công nghiệp 457 ha, đất cụm công nghiệp 729 ha, đất thương mại dịch vụ 390 ha, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp 492 ha, đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản 40 ha, đất phát triển hạ tầng 3.623 ha, đất bãi thải, xử lý chất thải 128 ha, đất ở tại nông thôn 1.250 ha, đất ở tại đô thị 676 ha, đất xây dựng trụ sở cơ quan 141 ha,… Việc chuyển mục đích sử dụng đất này ngoài việc đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trong thời gian tới còn góp phần nâng cao giá trị sử dụng đất và mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước.

Nếu phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất An Giang được thực hiện đảm bảo 100% thì nguồn thu ngân sách của tỉnh từ đất sau khi cân đối các khoản thu và chi sẽ được khoảng 20.055 tỷ đồng, đóng góp khoảng 60% đến 70% tổng thu ngân sách toàn tỉnh, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Cụ thể như sau:

Các khoản thu được từ đất khoảng 41.616 tỷ đồng, gồm: thu từ việc giao đất ở tại đô thị khoảng 24.248 tỷ đồng; thu từ việc giao đất ở tại nông thôn khoảng 6.404 tỷ đồng; thu từ việc cho thuê đất sử dụng vào mục đích kinh doanh khoảng 10.959 tỷ đồng và các khoản thu thế chuyển quyền sử dụng đất, phí và lệ phí khoảng 5 tỷ đồng.

Các khoản chi khoảng 21.561 tỷ đồng, gồm: chi bồi thường khi thu hồi đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản khoảng, đất trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp khoảng 9.800 tỷ đồng; chi bồi thường khi thu hồi đất ở tại đô thị khoảng 2.604 tỷ đồng; chi bồi thường khi thu hồi đất ở tại nông thôn khoảng 41 tỷ đồng; chi bồi thường khi thu hồi đất cơ sở sản xuất, kinh doanh khoảng 387 tỷ đồng; chi hỗ trợ di dời, tái định cư, chuyển đổi nghề khoảng 8.730 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ CUỐI (2016-2020) TỈNH AN GIANG (Trang 132 - 133)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w