PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘ

Một phần của tài liệu ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ CUỐI (2016-2020) TỈNH AN GIANG (Trang 138 - 139)

HỘI TRONG KỲ KẾ HOẠCH

1.1. Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế

1.1.1. Phương hướng phát triển kinh tế

Phát triển kinh tế phải gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định biên giới; giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa - xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững.

Phát triển kinh tế An Giang trên nền tảng phát triển lĩnh vực nông nghiệp. Tập trung đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và tái cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dần từ chiều rộng sang chiều sâu, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tập trung nguồn lực đầu tư theo thứ tự ưu tiên “nông nghiệp, thương mại - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng”. Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp và du lịch là 2 mũi nhọn. Phát triển kinh tế theo hướng không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và xây dựng nền kinh tế xanh để tạo nền tảng phát triển thương mại - dịch vụ và công nghiệp - xây dựng.

Tiếp tục phân định rõ vai trò, chức năng của Nhà nước và của thị trường theo hướng giảm thiểu các rào cản, tạo động lực khuyến khích chuyển dịch, phân bổ và sử dụng các yếu tố sản xuất, nhất là vốn và nguồn nhân lực lao động theo thị trường. Nâng cao vai trò định hướng, kiến tạo và hỗ trợ phát triển của Nhà nước thông qua các cơ chế, chính sách, đòn bẩy, giảm thiểu sử dụng các biện pháp can thiệp hành chính. Phát huy mạnh mẽ vai trò của nhân dân và doanh nghiệp trong đầu tư phát triển và thực thi chính sách.

Khai thác lợi thế các nguồn lực, nhất là nguồn lực của xã hội, thực hiện tái cơ cấu trong đầu tư công theo hướng tập trung đầu tư những công trình mang tính đột phá, các công trình kết cấu hạ tầng không có khả năng kêu gọi đầu tư. Phát triển hạ tầng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội gắn với quá trình đô thị hóa, mở rộng các khu đô thị, khu dân cư vượt lũ, khu tái định cư, các khu công nghiệp, dịch vụ. Đẩy mạnh xã hội hóa những lĩnh vực dịch vụ công, đổi mới cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.

Chủ động hội nhập quốc tế, tăng cường liên kết phát triển, nhất là với các địa phương trong vùng ĐBSCL và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

1.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế

Khai thác mạnh mẽ lợi thế trong liên kết vùng và lợi thế so sánh của địa phương; huy động mọi nguồn lực tập trung phát triển nông nghiệp theo chiều sâu tạo nền tảng phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch và công nghiệp chế biến sâu; đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế An Giang đạt mức trung bình so cả nước.

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân 5 năm 2016-2020 là 7,0%; GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đến năm 2020 đạt 48,6 triệu đồng (khoảng 2.266 USD/người; kim ngạch xuất khẩu 05 năm đạt 6.050 triệu USD; tổng thu ngân sách nhà nước 05 năm đạt 31.985 tỷ đồng; tổng vốn đầu tư toàn xã hội 05 năm đạt 148 nghìn tỷ đồng.

1.2. Các chỉ tiêu về dân số, lao động, việc làm

Quy mô dân số đến năm 2020 khoảng 2.175 nghìn người.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo so với tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân đến năm 2020 đạt 65%.

Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn 2016-2020) bình quân 1,5%/năm.

Một phần của tài liệu ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ CUỐI (2016-2020) TỈNH AN GIANG (Trang 138 - 139)