Đánh tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đối với việc giải quyết

Một phần của tài liệu ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ CUỐI (2016-2020) TỈNH AN GIANG (Trang 134 - 135)

III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA PHƯƠNG ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY

3.3.Đánh tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đối với việc giải quyết

giải quyết quỹ đất ở, mức độ ảnh hưởng đến đời sống các hộ dân phải di dời chỗ ở, số lao động phải chuyển đổi nghề nghiệp do chuyển mục đích sử dụng đất

Theo phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, trong giai đoạn 2016- 2020, tỉnh An Giang thu hồi khoảng 86 ha đất ở (đất ở tại nông thôn 42 ha và đất tại đô thị 44 ha) được thu hồi để thực hiện xây dựng các dự án đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu, cụm công nghiệp,… sẽ làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, an sinh xã hội, một bộ phận người dân phải di dời đến chỗ ở mới. Tuy nhiên, phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đã cân đối, tính toán đã tạo thêm 1.939 ha đất ở trong thời gian tới (trong đó đất ở tại đô thị 688 ha và đất ở tại nông thôn 1.251 ha). Như vậy, diện tích đất ở tăng thêm đã giải quyết được bài toán bố trí đất ở cho các hộ bị giải tỏa, thu hồi đất khi thực hiện các công trình, dự án (giao thông, thủy lợi,…) và bố trí đất ở cho các hộ tăng thêm tự nhiên, giãn dân và cho dân số tăng cơ học, bố trí quy hoạch các khu dân cư vượt lũ, các khu tái định cư cho các hộ khu vực ven sông, kênh, rạch có nguy cơ bị sạt lở; nhà ở có công nhân tại các khu, cụm công nghiệp,…; đồng thời tạo quỹ đất để phát triển thị trường bất động sản.

Các khu tái định cư, khu dân cư bố trí theo phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đều nằm trong các khu vực có cơ sở hạ tầng thuận lợi như giao thông, chợ, giáo dục, y tế,… và tuyệt đối tránh xa các khu vực cảnh báo sạt lở trên địa bàn tỉnh.

Việc chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế và hoạt động sản xuất của người dân sống bằng nghề nông, dẫn đến phải chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân có đất nông nghiệp thu hồi để thực hiện các công trình, dự án đầu tư. Theo phương án điều chỉnh quy hoạch sử sụng đất trong giai đoạn 2016-2020, toàn tỉnh An Giang sẽ chuyển 8.730 ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp (trong đó đất trồng lúa chuyển 4.077 ha, đất trồng cây hàng năm khác chuyển 2.399 ha, đất trồng cây lâu năm chuyển 2.076 ha, các loại đất rừng 63 ha và đất nuôi trồng thủy sản 30 ha, còn lại là đất nông nghiệp khác). Theo quy định của Luật Đất đai 2013 về hạn mức giao đất trồng cây hàng năm (bao gồm cả đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác), đất nuôi trồng thủy sản là không quá 02 ha/hộ và đất trồng cây lâu năm là không quá 10 ha/hộ. Nếu tính bình quân cho mỗi hộ gồm 04 nhân khẩu, có từ 01 đến 02 lao động chính thì tương ứng với 8.730 ha đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp sẽ có khoảng 3,5 nghìn đến 6,9 nghìn lao động phải chuyển đổi nghề nghiệp.

Tuy nhiên, phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tỉnh An Giang đã tính toán đáp ứng đủ quỹ đất cho yêu cầu phát triển các ngành (xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, thương mại - dịch vụ, khu du lịch,…), góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tác động đến chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu lao động, thu hút đầu tư, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân trong tỉnh.

Một phần của tài liệu ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ CUỐI (2016-2020) TỈNH AN GIANG (Trang 134 - 135)