Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến khả năng bảo

Một phần của tài liệu ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ CUỐI (2016-2020) TỈNH AN GIANG (Trang 133 - 134)

III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA PHƯƠNG ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY

3.2. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến khả năng bảo

năng bảo đảm an ninh lương thực quốc gia

Nhóm cây lương thực của An Giang gồm có 4 cây chính là lúa, bắp, khoai lang, khoai mì, trong đó lúa và bắp được xác định là nhóm cây chủ lực trong sản xuất trồng trọt và thu nhập của nông dân. Theo phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tỉnh An Giang, bố trí ổn định 249.106 ha đất trồng lúa (trong đó đất chuyên trồng lúa nước 243.810 ha, chiếm 97,87%), đảm bảo diện tích gieo trồng lúa toàn tỉnh đạt khoảng 640 nghìn ha.

Với diện tích đất trồng lúa bố trí theo phương án điều chỉnh quy hoạch sẽ góp phần đưa sản lượng lúa toàn tỉnh đạt từ 04 đến 4,2 triệu tấn vào năm 2020, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, ổn định xã hội. Ngoài ra, diện tích đất lúa bố trí theo phương án điều chỉnh quy hoạch còn góp phần hình thành các vùng chuyên canh lúa hàng hóa trên địa bàn 11 huyện, thị xã, thành phố, để sản xuất là lúa hàng hóa chất lượng cao phục vụ cho xuất khẩu.

Ngoài ra, phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất còn bố trí linh động đáp ứng chủ chương phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Tỉnh ủy, chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa có năng suất thấp sang cây rau màu, cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghệ cao nhưng vẫn đảm bảo các điều kiện phù hợp (không làm biến dạng mặt bằng, không gây ô nhiễm, thoái hoá đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa) để trồng lúa trở lại; góp phần tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống của người nông dân.

Như vậy, phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tỉnh An Giang bố trí đất cho hoạt động sản xuất lương thực trên cơ sở tính toán cân đối giữa nhu cầu tương lai về lương thực của tỉnh nhằm đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ cho người dân trong tỉnh và phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu lúa gạo, phục vụ nhu cầu phát triển sản xuất nông nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, góp phần tăng thu nhập của người sản xuất.

Một phần của tài liệu ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ CUỐI (2016-2020) TỈNH AN GIANG (Trang 133 - 134)