Quy trình nghiên cứu đưa ra mô hình nghiên cứu
Thiết lập mô hình nghiên cứu tác giả đã nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu tình hình thực tiễn, sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia, tổng hợp, phân tích. Nghiên cứu định tính được thực hiện theo các phương pháp sau:
Nghiên cứu tài liệu
Tác giảđã hệ thống khái quát về cơ sở lý luận của những tài liệu đã nghiên cứu trước đây về:
(1) Đặc điểm BCTC của DNNY và yêu cầu vềđộ tin cậy của thông tin; (2) Sai sót và sai sót trọng yếu trong BCTC;
(3) Rủi ro có sai sót trọng yếu trong BCTC;
(4) Đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính qua 3 giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán, kết thúc kiểm toán;
(5) Điều kiện niêm yết của doanh nghiệp trên TTCK Việt Nam;
(6) Đặc điểm công ty kiểm toán độc lập được chấp thuận kiểm toán BCTC của DNNY;
(7) Thực trạng về rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán BCTC của DNNY. Phương pháp nghiên cứu tài liệu giúp tác giả xác định được: các biến trong mô hình nghiên cứu và thang đo đại diện, các giả thuyết nghiên cứu.
Nghiên cứu tình hình thực tiễn
Tác giả tiến hành nghiên cứu đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán BCTC của DNNY tại Việt Nam và trên thế giới, phương pháp thực hiện đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong qui trình kiểm toán BCTC: lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán, kết thúc kiểm toán, các Website của các tổ chức quản lý về kiểm toán, các Website nghiên cứu về tình hình TTCK.
Phương pháp phỏng vấn chuyên gia
Đểđưa ra các nhân tốảnh hưởng đến rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính, tác giả tiến hành tham khảo những nghiên cứu trước có liên quan
đến vấn đềđang nghiên cứu và thực hiện phỏng vấn chuyên gia liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. Quy trình thực hiện phỏng vấn của tác giả như sau:
Bước 1: Chuẩn bị phỏng vấn: Tác giả tiến hành chuẩn bị thông tin về KTV phỏng vấn và thiết kế bảng hỏi liên quan đến các yếu tốảnh hưởng đến đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu dựa vào hệ thống kiểm soát nội bộđược tổng hợp từ thực tế kết quả những cuộc kiểm toán của KTV đã thực hiện.
Bước 2: Tiến hành phòng vấn đối với 20 KTV tại các DNKT có đủđiều kiện kiểm toán tại các CTNY, tác giả căn cứ vào kinh nghiệm của KTV để lựa chọn đối tượng kiểm toán. (Danh sách chuyên gia xin mời xem phụ lục số 03 )
Bước 3: Thực hiện phỏng vấn và ghi âm. Mỗi cuộc phỏng vấn thực hiện kéo dài từ 1h -2h. Cuộc phỏng vấn được thực hiện bằng gặp mặt trực tiếp KTV, hoặc thực hiện phỏng vấn thông qua gọi điện thoại. Tác giả phỏng vấn trực tiếp 7 KTV còn lại tác giả
tiến hành gọi điện thoại. Tác giả sử dụng câu hỏi đóng và mở để thu thập thông tin nghiên cứu. Do tác giả sử dụng tổng hợp thông tin theo lý thuyết bão hòa (hình 3.2) nên khi tiến hành phòng vấn xong đến đâu tác giả tiến hành gỡ băng và xử lý thông tin, tổng hợp thông tin được KTV đưa ra để tiếp tục thực hiện phỏng vấn KTV kế tiếp
để tìm thông tin chung của vấn đề nghiên cứu.
Hình 3.2. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia
Fk-1 Fi F... F3 F2 F1 Các nhân tố, khía cạnh được đưa ra
Kết quả phỏng vấn được tóm lược như sau:
Thứ nhất, trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV tìm hiểu các yếu tố
thương hiệu của doanh nghiệp trên các yếu tố sau: tiếng tăm của doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động, vị thế của DN trong hiệp hội nghề nghiệp, uy tín của DN trong các năm liên quan đến uy tín, sự tín nhiệm về lĩnh vực tài chính trong hoạt động kinh doanh. Khi đánh giá rủi ro có SSTY trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán thì KTV cần lưu ý về vấn đềđánh giá đặc điểm ngành hoạt động của công ty khách hàng.
Thứ hai, trong giai đoạn thực hiện kiểm toán khi KTV đánh giá về hoạt động
của BGĐ căn cứ trên các yếu tố sau: Quan tâm về vấn đề kiêm nhiệm của BGĐ cùng lúc nắm giữ nhiều chức vụ trong công ty, BGĐ có kiến thức về lĩnh vực kế toán hay không? BGĐ công ty có tham gia vào hoạt động kế toán của công ty hay không?
Thứ ba, khi thực hiện kiểm toán đánh giá về rủi ro có sai sót trọng yếu thì yếu tố khách quan của KTV, và yếu tố áp lực của KTV có ảnh hưởng. Yếu tố khách quan
được đánh giá dựa trên: mối quan hệ của KTV đối với khách hàng như có thân thiết hoặc có mâu thuẫn hay không? còn đối với yếu tố áp lực của KTV thường áp lực về
thời gian, từ khách hàng, từ chính BGĐ của công ty,...
Thứ tư, tổng hợp kết quả kiểm toán thường bao gồm các nội dung: nếu giao dịch có tính trọng yếu thì yêu cầu khách hàng kiểm toán đưa ra thư cam kết, gặp gỡ
BLĐ công ty về vấn đề có tính trọng yếu....
Thứ năm, trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, KTV cần lưu ý các nội dung công việc sau: Soát xét của giám đốc kiểm toán và trưởng đoàn kiểm toán, Xem xét lại và so sánh với mức tính rủi ro trong khâu lập kế hoạch kiểm toán.
Thứ sáu, căn cứ vào hồ sơ kiểm toán thì những yếu tốảnh hưởng đến kết quả
đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu bao gồm: Trình độ của KTV, lựa chọn mô hình
đánh giá rủi ro, KSNB và phòng ngừa rủi ro của khách hàng, tính hiệu lực hiệu quả
của KTVNB, kinh nghiệm làm việc của đoàn kiểm toán, công thức tính rủi ro.. Thông qua, kết quả phỏng vấn trực tiếp các KTV tác giả dùng kết quả vào phương pháp nghiên cứu định lượng.