Khái quát chung về qui trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán BCTC của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 48 - 50)

Dựa trên mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, qui trình nghiên cứu của tác giảđược thực hiện theo quy trình như sau:

Hình 3.1. Đề xuất quy trình nghiên cứu

Nguồn:Tác giả tự tổng hợp

Theo hình 3.1, qui trình nghiên cứu của tác giả bao gồm 8 bước bao gồm: tham khảo các nghiên cứu có trước liên quan tới đề tài; xác định mục tiêu của nghiên cứu; nghiên cứu định tính và tham khảo mô hình định lượng; thiết lập mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu; thiết kế bảng hỏi và mẫu nghiên cứu; thu thập dữ liệu nghiên cứu; phân tích dữ liệu; kết quả, thảo luận về vấn đề nghiên cứu. Nội dung của từng bước trong quy trình nghiên cứu như sau:

Tham khảo nghiên cứu trước Xác định mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu định tính Thu thập dữ liệu Phân tích dữ liệu thu thập Thảo luận, phân tích về vấn đề nghiên cứu Thiết kế bảng hỏi và mẫu nghiên cứu Mô hình và giả thuyết nghiên cứu Tham khảo mô hình định lượng

Bước 1: Tham khảo các nghiên cứu có trước liên quan tới đề tài.

Tác giả tiến hành nghiên cứu các tài liệu liên quan với đề tài. Từđó tổng hợp và

đưa ra các hạn chế của nghiên cứu đi trước, đồng thời tìm ra khoảng trống tri thức nhằm

đề xuất cho hướng nghiên cứu của đề tài và xác định mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

Bước 2: Xác định mục tiêu nghiên cứu.

Sau khi tham khảo những nghiên cứu trước, xác định được khoảng trống nghiên cứu, tác giả xác định mục tiêu và nội dung cần nghiên cứu. Dựa trên cơ sở lý luận về rủi ro có sai sót trọng yếu trong BCTC tác giả xác định có 3 mục tiêu cần thực hiện: (1) Thiết lập mô hình đánh giá các nhân tốảnh hưởng tới sai sót trọng yếu trong BCTC của DNNY. (2) Xác định các nhân tốảnh hưởng đến kết quảđánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán BCTC của DNNY. (3) Đề xuất những kiến nghịđể nhận diện nhân tốảnh hưởng đến kết quảđánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán BCTC của DNNY trên TTCK Việt Nam.

Bước 3: Nghiên cứu định tính và tham khảo mô hình định lượng.

Nghiên cu định tính: Các nghiên cứu trước đều chưa thực hiện giải quyết vấn

đề nghiên cứu của tác giả, do đó tác giả tiến hành phỏng vấn các kiểm toán viên. Từ ý kiến thu thập từ KTV, tác giả nghiên cứu thực hiện lọc và mã hóa đưa ra các nhân tố đề xuất đưa vào mô hình.

Thm kho mô hình định lượng: Qua các mô hình nghiên cứu liên quan, các nhân tố trong các mô hình tác giả chọn lọc phù hợp với đề tài nghiên cứu của mình. Từ đó đưa các nhân tố này vào mô hình giả thuyết của luận án.

Bước 4: Thiết lập mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu.

Để giải quyết vấn đề nghiên cứu đặt ra. Dựa trên kết quả nghiên cứu định tính và tham khảo các mô hình lý thuyết trước của các tác giả khác. Tác giảđề xuất một số

mô hình nghiên cứu của đề tài cùng các giả thuyết được đưa ra nhằm đánh giá các nhân tốảnh hưởng đến đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán BCTC.

Bước 5: Thiết kế bảng hỏi và mẫu nghiên cứu

Tác giả nghiên cứu những nghiên cứu để xác định và xây dựng thang đo nghiên cứu, xác định tổng thể và mẫu nghiên cứu. Xây dựng phiếu điều tra cho nghiên cứu.

Bước 6: Thu thập dữ liệu nghiên cứu.

Việc thu thập dữ liệu nghiên cứu được xác định dựa đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài trên phương pháp thu thập dữ liệu khả thi và đảm bảo tính tin

cậy cho dữ liệu phân tích.

Bước 7: Phân tích dữ liệu

Dữ liệu được thu thập, nhập liệu, tiến hành phân tích bằng sử dụng phần mềm SPSS bao gồm: thống kê mô tả, kiểm định sự tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy, phân tích phương sai.

Bước 8:Kết quả, thảo luận về vấn đề nghiên cứu.

Sau khi tiến hành phân tích dữ liệu tác giả sẽđưa ra các kết luận, phân tích các kết quả thu thập. Đồng thời, cũng xác định những đóng góp, ý nghĩa, những hạn chế

của vấn đề nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai đối với các nghiên cứu tương tự.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán BCTC của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 48 - 50)