Theo kết quả phân tích hồi qui chương 4, nhân tốđặc điểm ngành phức tạp và nhạy cảm có tác động tới kết quảđánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính (hệ số beta chuẩn hóa -0.174, sig. = .001<0.1, bảng 4.27.Kết quả
hồi qui). Vì vậy, khi đánh giá về rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán BCTC
KTV cần lưu ý tới đặc điểm ngành và rủi ro kinh doanh. Đểđánh giá về rủi ro kinh doanh thì KTV có thể tiếp cận theo mô hình RRKD. RRKD là rủi ro mà đơn vị không
đạt được mục tiêu kinh doanh do ảnh hưởng của các nhân tố và áp lực từ bên trong và bên ngoài (tác giảđã trình bày trong chương 4).
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 310 về Hiểu biết về tình hình kinh doanh thì: "Hiểu biết cần thiết của KTV để thực hiện một cuộc kiểm toán bao gồm những hiểu biết tổng quan về nền kinh tế, lĩnh vực hoạt động của đơn vị, hiểu biết cụ
thể hơn về tổ chức và hoạt động của đơn vịđược kiểm toán. Mức độ hiểu biết vềđơn vị của kiểm toán viên không nhất thiết phải như Ban giám đốc của đơn vịđược kiểm toán. " KTV tìm hiểu về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp qua đó đánh giá về rủi ro kinh doanh của đơn vịđược kiểm toán đểđánh giá rủi ro kiểm soát. Theo Đỗ Hoàng Toàn, Phan Kim Chiến, Vũ Trọng Lâm (2008) thì rủi ro kinh doanh là một dạng rủi ro và nó cũng mang đầy đủđặc điểm cơ bản giống như bất kỳ một loại rủi ro nào.
Rủi ro trong kinh doanh rất đa dạng và phức tạp vì nó chịu tác động bởi nhiều yếu tố không chỉ bên ngoài mà chính nội bộ doanh nghiệp, thể chế chính trị, môi trường kinh doanh do vậy, khi thực hiện kiểm toán tại đơn vị khách hàng, KTV cần tìm hiểu xem xét về rủi ro kinh doanh để đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán BCTC. Nguyên nhân gây ra rủi ro trong kinh doanh có thể xuất phát từ bên ngoài doanh nghiệp như: môi trường tự nhiên, môi trường chính trị phức tạp, từ sự
thiếu hiểu biết về môi trường văn hóa - xã hội đa dạng của các dân tộc trên thế giới, khủng hoảng kinh tế, chính sách kinh tế và môi trường pháp luật thiếu ổn định, rõ ràng và các nguyên nhân từ nội bộ doanh nghiệp- đây được coi là nguyên nhân chủ quan của đơn vị: sự sai lầm của lãnh đạo công ty về chiến lược kinh doanh. sự thiếu thông tin kinh doanh, sự yếu kém trong năng lực cạnh tranh của DN, sự yếu kém về trình độ
KTV xác định khả năng của yếu tố rủi ro kinh doanh của đơn vị kiểm toán. Để xác
định qui trình đánh giá rủi ro kinh doanh của đơn vịđược kiểm toán các công ty kiểm toán có thể trang bị cho KTV cách sử dụng mô hình PEST, mô hình 5F, hoặc tiếp cận kiểm toán dựa trên rủi ro.
KTV căn cứ RRKD đểđánh giá RR có SSTY theo qui trình sau:
Hình 5.1. Qui trình đánh giá RR có SSTY
Theo hình 5.1 - Qui trình đánh giá RR có SSTY thông qua RRKD được thể
hiện như sau:
Bước 1: Tìm hiểu những yếu tố RR có tác động đến DN từđó khoanh vùng có khả năng xảy ra RR cao.
Bước 2: Tiến hành tìm hiểu về chiến lược kinh doanh của khách hàng kiểm toán. Bước 3: Tìm hiểu về chiến lược của khách hàng khi đối mặt với RR.
Bước 4: Đánh giá về những RRKD mà khách hàng đang gặp phải.
Bước 5: Thông qua đánh giá về RRKD, KTV xem xét về khả năng xảy ra gian lận hay sai sót trong BCTC của công ty khách hàng.
Bước 6: Xác định những ảnh hưởng của RRKD đến RR có SSTY trong kiểm toán BCTC. Định hướng các thủ tục kiểm toán theo hướng nỗ lực nhiều hơn ở khu vực có rủi ro cao Tìm hiểu chiến lược kinh doanh
của khách hàng
Tìm hiểu kế hoạch phản ứng hoặc kiểm
soát những thay đổi trong môi trường
kinh doanh của khách hàng Đánh giá những rủi ro kinh doanh mà khách hàng đang phải đối mặt Xem xét khả năng có GL, SS do rủi ro kinh doanh mang lại Xem xét ảnh hưởng
của rủi ro kinh doanh
những công ty kiểm toán đểđánh giá về thực hiện kiểm toán của công ty kiểm toán có thực hiện theo đúng kế hoạch kiểm toán, chuẩn mực kiểm toán hay không? thông qua kiểm tra, UBCKNN có thểđưa ra chế tài xử lý đối với những công ty kiểm toán, KTV thực hiện không đúng theo qui định, chếđộ kiểm toán và chương trình kiểm toán, cũng như giải đáp thắc mắc của công ty kiểm toán, KTV nhanh chóng kịp thời.
Đối với Bộ tài chính
Bộ tài chính là cơ quan có thẩm quyền đưa ra quyết định về chuẩn mực kiểm toán, có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc kiểm toán nên có ảnh hưởng rất lớn đến KTV. Kinh tế thị trường ngày càng phát triển và có nhiều nghiệp vụ phức tạp nên BTC cần có những qui định, hướng dẫn cụ thể kịp thời với những thay đổi để giúp KTV có định hướng thực hiện cuộc kiểm toán.
Bên cạnh đó, Bộ tài chính cần đưa ra những qui định cụ thể về chuẩn mực đạo
đức nghề nghiệp đưa ra tình huống cụ thể, mức chế tài xử phạt rõ ràng để công ty kiểm toán có thể áp dụng dễ dàng và thực hiện.
Đối với VACPA
VCPA là hiệp hội nghề nghiệp nơi hỗ trợ KTV trong lĩnh vực kiểm toán đóng một vai trò quan trọng. Tuy nhiên, để có thể phát huy được vai trò của mình thì VACPA nên tập trung vào hỗ trợ nâng cao chất lượng KTV bằng các giải pháp như: hội thảo giữa hiệp hội với KTV theo định kỳ về các vấn đề như những sai sót trọng yếu mà KTV thường bỏ qua, cách thức xử lý.
VACPA nên tổ chức nhiều những chương trình hợp tác giao lưu giữa các KTV trong và ngoài nước để trao đổi, giao lưu học tập giữa các công ty, giữa các nước với nhau như: hội thảo kiểm toán trong khu vực đông nam á, hội thảo kiểm toán về một lĩnh vực đang được toàn xã hội quan tâm.
VACPA có chương trình chọn mẫu những bộ hồ sơ kiểm toán để kiểm tra về
việc thực hiện của công ty kiểm toán có đúng theo qui trình kiểm toán đã qui định hay không tuy nhiên, vẫn còn những bất cập như : tâm lý cả nể, chưa thực sự liêm khiết trong quá trình thực hiện kiểm tra .. nên cần có giải pháp về vấn đề kiểm tra chọn mẫu hồ sơ kiểm toán như có thể mời về những người đứng đầu các công ty kiểm toán lớn có nhiều kinh nghiệm để tiến hành kiểm tra hồ sơ mẫu.
Kết luận chương 5
Trong chương 5, tác giảđã trình bày về sự cần thiết và yêu cầu hoàn thiện của
đánh gía rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán BCTC của DNNY trên TTCK Việt Nam. Giải pháp hoàn thiện của đề tài tác giả trình bày theo 3 giai đoạn của qui trình kiểm toán: giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tác giả trình bày về phương pháp căn cứ
vào rủi ro kinh doanh đểđánh gía rủi ro có sai sót trọng yếu có thể sử dụng các mô hình phân tích mới sau: Mô hình PESTEL, mô hình 5F, Phương pháp tiếp cận kiểm toán dựa trên rủi ro (Risk - based approach), giải pháp hoàn thiện đánh giá KSNB. Ở
giai đoạn thực hiện kiểm toán hoàn thiện về nâng cao năng lực của KTV, hạn chế áp lực cho KTV và yếu tố khách quan cho KTV. Ở giai đoạn kết thúc kiểm toán, tác giả
trình bày nhận định những yếu tố có khả năng xảy ra rủi ro có sai sót trọng yếu trong các ngành nghề, lĩnh vực. Tác giả trình bày một số kiến nghịđể tăng cường các giải pháp đối với UBCKNN, Bộ tài chính, VACPA.
KẾT LUẬN
Đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán của KTV, ảnh hưởng đến công ty được kiểm toán, đến người sử dụng báo cáo tài chính.
Về lý luận
Luận án đã hệ thống hóa các lý luận về sai sót và sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính, sai sót và sai sót trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính, đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán, kết thúc kiểm toán.
Luận án đã đưa ra tổng quan các công trình nghiên cứu về sai sót trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính .
Về phương pháp nghiên cứu
Tác giảđã thực hiện thu thập dữ liệu từ hai nguồn là thứ cấp và sơ cấp. Nguồn dữ liệu thứ cấp thông qua thực trạng kết quả kiểm toán BCTC cuả các DNNY trên TTCK Việt Nam của SGDCK Hà Nội và SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh, UBCKNN, thông tin trên các Website về chứng khoán, Tổng hợp kết quả nghiên cứu của những nghiên cứu trước, Thu thập các bằng chứng thực tế và các thủ tục kiểm toán đã thực hiện; thu thập các tài liệu liên quan đến hoạt động của KTV. Nguồn dữ liệu sơ cấp thông qua phiếu phỏng vấn chuyên gia giúp xây dựng mô hình kiểm định, có kiến nghị về hoàn thiện đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán Báo cáo tài chính.
Tác giảđã xác định các yếu tốảnh hưởng đến đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua phương pháp thông kê và phân tích hồi qui tương quan (phân tích qua phần mềm SPSS).
Về kết quả khảo sát, phân tích
Tác giảđã tiến hành gửi 390 KTV có tên trong danh sách kiểm toán viên được chấp nhận kiểm toán báo cáo tài chính cho doanh nghiệp có lợi ích công chúng năm 2015 và điều tra bổ sung từ tháng 12/2017 - 3/2018 thu được 148 phiếu. Kết quả thu
được 317 phiếu. Kết quả khảo sát tác giả tiến hành chạy phần mềm SPSS và thu được kết quả về những nhân tốảnh hưởng đến đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu: hệ thống thông tin, nhân tố áp lực, tổng hợp kết quả kiểm toán, đánh giá ảnh hưởng của những sai sót phát hiện giai đoạn kết thúc kiểm toán, áp lực bên thứ ba, đặc điểm ngành nghề, lĩnh vực, nhân tố khách quan, môi trường kiểm soát, môi trường kinh tế, hoạt động của BGĐ.
Về giải pháp
Trên cơ sở phân tích thực trạng, kết quả, kiểm định , tác giảđã trình bày những kiến nghị thông qua 3 giai đoạn của qui trình kiểm toán. Và đưa ra các kiến nghịđối với UBCK, Bộ tài chính, VACPA để thực hiện giải pháp.
Giới hạn nghiên cứu
Trong nghiên cứu, Luận án mới chỉ chủ yếu gửi phiếu điều tra cho các KTV
đang hoạt động trên địa bàn Hà Nội mà chưa thu được kết quả nhiều từ KTV hoạt
động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm vi nghiên cứu chỉ mới dừng lại ởđánh giá kết quả kiểm toán của KTV mà chưa đánh giá được quá trình thực hiện đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính.
Mặc dù, trong quá trình nghiên cứu tác giảđã có nhiều cố gắng, mạnh dạn áp dụng phương pháp nghiên cứu song Luận án không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong sựđóng góp của các nhà khoa học để Luận án được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
1. Ngô Thị Kiều Trang (chủ nhiệm) (2013), “KSNB trường Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội”,Đề tài cấp cơ sở.
2. Ngô Thị Kiều Trang (2013), “Kiểm toán môi trường - cần đặt đúng vai trò”,
Tạp chí Công thương, số 5/2013.
3. Ngô Thị Kiều Trang (2013), “Kiểm toán môi trường sự cần thiết đối với Doanh
nghiệp”, Tạp chí Công thương, số 6/2013.
4. Ngô Thị Kiều Trang (2015), “Đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính”,Tạp chí Công thương, số 13/2015.
5. Hoàng Đình Hương, Ngô Thị Kiều Trang (2016), “Đánh giá rủi ro sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính giai đoạn chuẩn bị kiểm toán”, Tạp chí Kinh tế - Dự
báo, số 32/2016.
6. Ngô Thị Kiều Trang (2016), “Studies of factors affecting risk assessment of material misstatement in the audited financial statements”, Hội thảo quốc tế
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abbott, L.J., Park, Y., & Parker.S (2000), “The efects of audit commitee activity and independence on corporate fraud”, Managerial Finance, 26(11), pp.55-68
2. ACCA (1999), The Audit Framework, BPP Publishing.
3. Accountancy Tution Center Limited (2001), “Audit and Assurance Services (International)”, BPP Publishing Limited, London
4. Albrecht, W.S., & Romney, M.B (1986), Red - flagging management fraud: A
validation in Accounting, pp.323- 333
5. Albrecht and Romney (2006), “Red flagging as an indicator of financial statement fraud: The perspective of investors and lenders”, Meditari
Accoutancy Research, Vol. 8 2000, pp.69-93.
6. Alvin A.Arens, Randal J. Elder, Mark S. Beasley (2003), Auditing and
Assurance Services - An integrated Approach, Prentice Hall.
7. American Institute of Certified Public Accountants (AICPA) (1983), Audit Risk and
8. American Institute of Certified Public Accountants (AICPA) (1997),
Consideration of Fraud in a Financial Statement Audit. Statement on Auditing
Standards No.82. New York, NY: AICPA. Superseded by SAS 99
9. American Institute of Certified Public Accountants (AICPA) (2006) Performing Audit Procedures in Response to Assessed Risks and Evaluating the Audit
Evidence Obtained, Statement on Auditing Standards No. 110. New York, NY:
AICPA
10. Anderson, J.C & Gerbing, D.W (1988), “Structural Equation Modeling in Practice: A Review and Recommended Two-Step Approach”, Psychological
Bulleti, 103(3), pp.411-423.
11. Asare, S.K., & Wright, A.M (2004), “The effectiveness of alternative risk asessment & program planning tools in a fraud setting”, Contemporagy
Accounting Research, pp.325-352.
12.Bealey, M, Carcello, J.V...& Hermanson, D, R (1999), Fraudulent Financial
reporting: 1987 -1999, An analysis ò US puplic companies, Commitee of
Sponsoring Organizations Ò the Treadway Commisson.
13. Beasly, M.S (1996), “An empirical analysis of the relation between the board of director composition & finacial statêmnet fraud”, Accounting Review, pp.443 -465
14.Bell & Carcello (2000), “A Decision Aid for Assessing the Likelihood of Fraudulent Financial Reporting. AUDITING”, A Journal of Practice & Theory,
March 2000, Vol. 19, No. 1, pp.169-184.
15. Beneish, M.D (1999), “The Detection of Earnings Manipulation”, Financial
Analysts Journal, 55(5), 24-36.
16.Bộ tài chính (2002), VSA 01. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 01 - Chuẩn
mực chung.
17.Bộ Tài chính (2003), Quyết định 28/2003/QĐ-BTC ban hành Chuẩn mực Kiểm
toán Việt Nam đợt 4, Trang Web của Bộ Tài chính.
18.Bộ Tài chính (2004), Hệ thống văn bản pháp luận về Kiểm toán Việt Nam,NXB Tài chính, Hà Nội.
19.Bộ tài chính (2012), VSA 320 - Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện
kiểm toán.
20.Bộ Tài chính (2012), Thông tư 214/2012/TT-BTC về hệ thống Chuẩn mực Kiểm
toán Việt Nam.
21.Bộ tài chính (2012), VSA 200- Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh
nghiệp kiểm toán khi hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.
22.Bộ tài chính (2012), VSA 240 - Trách nhiệm của kiểm toán viên liên quan đến
gian lận trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính.
23.Bộ tài chính (2012), VSA 330 - Biện pháp xử lý của kiểm toán viên đối với rủi
ro đa đánh giá.
24.Bộ tài chính (2012), VSA 450 - Đánh giá các sai sót phát hiện trong quá trình
kiểm toán
25.Bộ tài chính (2012), VSA 560- Các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán. 26.Bộ tài chính (2013), VSA 315- Xác định và đánh giá rủi ro các sai sót trọng yếu
thông qua hiểu biết vềđơn vịđược kiểm toán và môi trường của đơn vị.
27.Bonner, S.E., Palmrose, Z- V., & Young. S.M (1998), “Fraud type & auditor litigation: An analysis of SEC accounting & auditing enforcement releases”,
Accounting Review, pp.503 -532.
28. Bùi Thị Thủy (2012), Nghiên cứu các nhân tốảnh hưởng đến chất lượng kiểm