sai sót trọng yếu
Để kiểm tra sự khác biệt giữa các nhóm cá nhân trả lời phiếu điều tra khảo sát, tác giả sử dụng phân tích bằng T – test và phân tích phương sai (ANOVA). Kiểm định bằng T – test được sử dụng với những nhóm phân loại có hai thuộc tính, phân tích ANOVA được sử dụng cho các nhóm phân loại hơn 2 thuộc tính. Tiêu chuẩn kiểm
định lấy theo thông lệở mức ý nghĩa 5%.
Đánh giá sự khác biệt về quy mô doanh nghiệp được kiểm toán
Với giá trị p-value của kiểm định Levene bằng 0.625 lớn hơn 0.05 cho thấy hai nhóm giới tính và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu có phương sai bằng nhau. Giá trị
p-value của kiểm định trung bình hai nhóm vềđánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu bằng 0.375 cho thấy không có sự khác biệt vềđánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu giữa các doanh nghiệp có quy mô khác nhau.
Bảng 4.31. Phân tích khác biệt về quy mô doanh nghiệp được kiểm toán Kiểm định Levene’s
cho phương sai bằng nhau
Kiểm định F cho trung bình bằng nhau
F p-value t p-value
R
Phương sai bằng nhau .807 .481 -.426 .765 Phương sai khác nhau
Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS
Đánh giá sự khác biệt về lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp
Với giá trị p-value của kiểm định Levene bằng 0.481 lớn hơn 0.05 cho thấy nhóm lĩnh vực hoạt động và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu có phương sai bằng nhau. Giá trị
p-value của kiểm định trung bình hai nhóm vềđánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu bằng 0.765 cho thấy không có sự khác biệt về đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu giữa các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau. (Bảng 4.24)
Bảng 4.32. Phân tích khác biệt về lĩnh vực doanh nghiệp được kiểm toán
Kiểm định Levene’s Kiểm định trung bình bằng nhau Levene stat p-value t p-value
Lĩnh vực hoạt động- RR .983 .403 1.070 .365
Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS
Tóm lại: Trong đánh giá sự khác biệt giữa đặc thù riêng tới đánh giá rủi ro có sai
sót trọng yếu cho thấy nam hay nữ giới thực hiện kiểm toán đều có cách đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu là như nhau. Điều này cho thấy đặc thù về giới tính không ảnh hưởng tới các quyết định đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp có quy mô vừa có xu thếđược đánh giá là có rủi ro sai sót trọng yếu nhiều hơn với các doanh nghiệp nhỏ. Có thể yếu tố quy mô ảnh hưởng tới mức độ phức tạp của báo cáo tài chính. Việc kiểm soát hoạt động cũng phức tạp hơn.
Điều này dẫn tới việc các sai sót mang tính chất trọng yếu xảy ra nhiều hơn trong các công ty vừa và ít hơn với các công ty nhỏ.
Về tình hình hoạt động doanh nghiệp cũng có sự khác biệt vềđánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu. Cụ thể các doanh nghiệp đang hoạt động không tốt KTV thường
đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu nhiều hơn so với doanh nghiệp có hoạt động tốt. Vấn đề hoạt động kinh doanh không tốt đã ảnh hưởng tới các báo cáo kiểm toán của doanh nghiệp nhằm thực hiện các mục tiêu riêng của doanh nghiệp. Do vậy, trong báo cáo kiểm toán các kiểm toán viên luôn quan tâm tới các rủi ro trong báo cáo và xu hướng đánh giá là có sai sót trọng yếu là nhiều hơn so với doanh nghiệp hoạt động tốt.
Kết luận chương 4
Trong chương 4, tác giảđã tiến hành kiểm định các yếu tốảnh hưởng đến kết quảđánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán BCTC. Căn cứ vào kết quả
kiểm định, tác giảđã đánh giá mức ảnh hưởng mạnh nhất đến kết quảđánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu là yếu tố hệ thống thông tin (IS) có hệ số Beta chưa chuẩn hóa là - 0.35, tác động yếu nhất đến kết quảđánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu là hoạt động BGĐ có hệ số Beta chưa chuẩn hóa là 0.092, kết quả cho kiểm định cho thấy phù hợp với những nghiên cứu đi trước.
Tác giảđã tiến hành kiểm định tác động của những yếu tốảnh hưởng đến kết quảđánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua phần mềm SPSS và rút ra kết luận của yếu tốảnh hưởng đến kết quảđánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong từng giai
đoạn của qui trình kiểm toán: giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, giai đoạn thực hiện kiểm toán, giai đoạn kết thúc kiểm toán.
Thông qua kết quả về đánh giá về sự khác biệt về qui mô doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh cho thấy có sự khác biệt trong việc đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu giữa các qui mô khác nhau.
Comment [TT5]: Comment [TT6]:
CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ĐÁNH GIÁ RỦI RO CÓ SAI SÓT TRỌNG YẾU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DNNY TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM