Mô hình APT và Lý thuyết định giá Arbitrage

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vận dụng mô hình fama – french năm nhân tố để ước lượng tỷ suất lợi tức kỳ vọng của các cổ phiếu niêm yết trên SGDCK thành phố hồ chí minh (Trang 33 - 34)

9. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.3.Mô hình APT và Lý thuyết định giá Arbitrage

Lý thuyết APT (Pricing Theory Arbitrage) đƣợc Ross đề xuất vào khoảng giữa thập niên 70 của thế kỳ 20. Theo lý thuyết này, mối quan hệ tỷ suất lợi tức kỳ vọng – rủi ro có thể giải thích nhƣ sau: Nếu hai cơ hội đầu tƣ hoàn toàn giống nhau và có tỷ suất lợi tức kỳ vọng khác nhau thì một nhà đầu tƣ có thể đạt đƣợc lợi nhuận phi rủi ro bằng việc mua tài sản với tỷ suất lợi tức kỳ vọng cao hơn và bán khống tài sản có tỷ suất lợi tức kỳ vọng thấp hơn, tức là, khi các chứng khoán có cùng hệ số beta nhƣng tỷ suất lợi tức khác nhau thì sẽ tạo ra cơ hội kinh doanh chênh lệch giá. Hay nói cách khác, cơ sở của APT chính là quy luật một giá: Nếu hai tài sản là nhƣ nhau, chúng phải đƣợc bán theo cùng một giá, nếu không thì cơ hội Arbitrage sẽ xuất hiện và khi đó nhà đầu tƣ có thể kiếm đƣợc khoản lợi nhuận phi rủi ro mà không phải bỏ ra một khoản vốn đầu tƣ ròng nào.

Lý thuyết định giá Arbitrage dựa vào ba giả định chính sau:

(1) Các tỷ suất lợi của chứng khoản đƣợc mô tả theo mô hình nhân tố và quá trình hình thành ngẫu nhiên lợi tức của tài sản có thể đƣợc biểu diễn bởi một mô hình có k nhân tố rủi ro nhƣ trong công thức (1.11).

(2) Thị trƣờng vốn là thị trƣờng cạnh tranh hoàn hảo, không cho phép tồn tại các cơ hội chênh lệch giá.

(3) Có một số lƣợng lớn các chứng khoán, vì thế có thể thiết lập các danh mục đầu tƣ đa dạng hóa rủi ro đặc thù của từng loại chứng khoán riêng lẻ (hay nói cách khác là có một lƣợng chứng khoán đủ lớn để có thể xây dựng một danh mục đầu tƣ đa dạng hóa tốt, loại bỏ các rủi ro đặc thù của các chứng khoán đơn lẻ).

Phƣơng trình của lý thuyết APT thể hiện mối quan hệ giữa rủi ro và tỷ suất lợi tức kỳ vọng mà không có các cơ hội kinh doanh chênh lệch giá:

Trong đó:

- E(Ri): Tỷ suất lợi tức kỳ vọng của tài sản i nếu các nhân tố rủi ro khác không đổi;

- Rf: Lãi suất phi rủi ro;

- βij: Độ nhạy của tỷ suất lợi tức trên tài sản i đối với nhân tố rủi ro j; - fk: Phần bù rủi ro nhân tố k = E(RFi) - Rf.

Mô hình APT hàm ý rằng khi hai danh mục đầu tƣ có cùng hệ số β, tức cùng một mức rủi ro, thì tỷ suất lợi tức của hai danh mục phải bằng nhau, nếu không thì nhà đầu tƣ sẽ chọn danh mục có tỷ suất lợi tức cao hơn tƣơng đƣơng với tồn tại cơ hội cơ hội kinh doanh chênh lệch giá Arbitrage.

APT là một mô hình định giá tài sản. Cũng nhƣ mô hình đa nhân tố, APT cho phép đƣa vào mô hình nhiều yếu tố kinh tế vĩ mô khác nhau để tăng cƣờng mức độ thích hợp khi giải thích sự thay đổi của tỷ suất lợi tức kỳ vọng đối với những nền kinh tế đặc thù và vào những giai đoạn cụ thể. Tuy nhiên, đó cũng là nhƣợc điểm lớn nhất của APT, mô hình này không xác định rõ có bao nhiêu biến độc lập và đó là những biến nào mà ngƣời dùng phải tùy ý lựa chọn các yếu tố rủi ro vào mô hình.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vận dụng mô hình fama – french năm nhân tố để ước lượng tỷ suất lợi tức kỳ vọng của các cổ phiếu niêm yết trên SGDCK thành phố hồ chí minh (Trang 33 - 34)