Mô hình Fama –French ba nhân tố

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vận dụng mô hình fama – french năm nhân tố để ước lượng tỷ suất lợi tức kỳ vọng của các cổ phiếu niêm yết trên SGDCK thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 41)

9. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.5.Mô hình Fama –French ba nhân tố

Trên cơ sở CAPM, Fama và French (1993) đã đề xuất một mô hình ba nhân tố, đƣa thêm biến quy mô công ty (đo lƣờng bằng vốn hóa) và giá trị công ty (đo lƣờng bằng tỷ số giá trị sổ sách trên giá trị thị trƣờng – BE/ME) vào mô hình để giải thích cho sự thay đổi về lợi nhuận của các cổ phiếu. Một cách cụ thể, mô hình này có dạng nhƣ sau:

Rit - Rft = βi(RMt - Rft) + siSMBt + hiHMLt + eit (1. 17) Trong đó:

- Rit: Tỷ suất lợi tức của chứng khoán i ở thời điểm t; - Rft: Tỷ suất lợi tức phi rủi ro;

- RMt:Tỷ suất lợi tức danh mục thị trƣờng M ở thời điểm t;

- SMB (small minus big): Phần lợi nhuận chênh lệch giữa một danh mục đầu tƣ của các cổ phiểu có mức vốn hóa lớn - còn gọi là cổ phiếu có quy mô lớn (Big Size), với danh mục các cổ phiếu có mức vốn hóa nhỏ - còn gọi là cổ phiếu có quy mô nhỏ (Small Size). SMB đƣợc xem là phần bù quy mô, hay nói cách khác là lợi nhuận do quy mô của công ty mang lại;

- HML (high minus low): Phần lợi nhuận chênh lệch giữa một danh mục đầu tƣ của các cổ phiểu có tỷ số B/M cao, còn gọi là cổ phiếu giá trị (Value Stock), với danh mục các cổ phiếu có tỷ số B/M thấp, còn gọi là cổ phiếu tăng trƣởng (Growth Stock). Trong đó, tỷ số B/M là giá trị sổ sách trên

giá trị thị trƣờng của vốn cổ phần. HML đƣợc xem nhƣ là phần lợi nhuận tăng thêm khi đầu tƣ vào những cổ phiếu có B/M lớn, tức phần lợi tức tăng thêm do cổ phiếu giá trị mang lại. HML còn đƣợc gọi là phần bù giá trị;

- βi, si, hi là các hệ số hồi quy, phản ánh độ nhạy của các nhân tố trong mô hình;

- eit: Phần dƣ.

Cũng nhƣ CAPM, mô hình Fama – French ba nhân tố cung cấp một tỷ suất sinh lợi hiện tại của cổ phiếu tƣơng ứng với rủi ro của nó, đồng thời có thể giúp các nhà đầu tƣ dự báo đƣợc tỷ suất sinh lợi trong tƣơng lai. Fama và French cũng cho thấy quy mô công ty và tỷ lệ BE/ME tƣơng quan một cách hệ thống đến hiệu quả hoạt động tƣơng đối và tốc độ phát triển của công ty, thông qua đó chúng có thể là nguồn gốc của những nhân tố rủi ro có thể giải thích cho tỷ suất sinh lợi.

Trong bài nghiên cứu 1995, hai tác giả Fama và French đã chứng minh rằng mô hình ba nhân tố Fama French tốt hơn mô hình CAPM do có α bé hơn. Cụ thể αCAPM = 0.3, αFAMA FRENCH = 0.13, ngoài ra với độ tin cậy 95% thì R2 của CAPM là 72% còn R2 của Fama – French 3 nhân tố là 89%, chứng tỏ mô hình Fama – French vẫn hiệu quả hơn mô hình CAPM trong việc giải thích tỷ suất sinh lợi của chứng khoán. Mặc dù là vậy, một vài nghiên cứu thực nghiệm khác của chính Fama – French (2006) và trên thế giới đã chỉ ra rằng, sự biến động lợi nhuận của cổ phiếu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa chứ không phải chỉ có ba nhân tố trên. Chính vì vậy, Fama – French đã xem xét việc đƣa thêm các yếu tố khác vào yếu tố rủi ro để giải thích tốt hơn lợi nhuận chứng khoán và đó cũng là tiền đề cho sự ra đời mô hình Fama – French năm nhân tố vào năm 2014.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vận dụng mô hình fama – french năm nhân tố để ước lượng tỷ suất lợi tức kỳ vọng của các cổ phiếu niêm yết trên SGDCK thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 41)