9. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu gồm 7 bƣớc cơ bản sau: - Bƣớc 1: Thu thập dữ liệu;
Để thiết lập các danh mục đầu tƣ nhằm đo lƣờng các biến số trong mô hình, đề tài đã thu nhập các dữ liệu sau:
+ Dữ liệu về chuỗi chỉ số thị trƣờng (VN – Index) và giá đóng c a của các cổ phiếu thƣờng (commom stocks) với tần suất ngày (daily series) của 264 công ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK TP.HCM.
+ Dữ liệu về giá trị sổ sách vốn cổ phần (BE), giá trị thị trƣờng vốn cổ phần (ME), số lƣợng cổ phiếu đang lƣu hành (n), lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (OP), tổng tài sản qua các năm, đƣợc thu thập từ các BCTC công bố trên các website của các công ty thuộc mẫu nghiên cứu.
+ Lãi suất tín phiếu kho bạc Việt Nam theo tháng .
Tất cả các dữ liệu trên đều đƣợc thu thập trong giai đoạn 3 năm từ 01/01/2014 đến 19/10/2016.
- Bƣớc 2: X lý dữ liệu;
Đề tài sẽ dựa vào dữ liệu đƣợc thu thập ở bƣớc đầu để tính toán các chỉ tiêu cần thiết nhằm thực hiện bƣớc tiếp theo là phân chia và xây dựng các danh mục đầu tƣ, cụ thể là:
+ Dữ liệu về giá đóng c a của cổ phiếu đƣợc dùng để tính toán tỷ suất lợi tức thực nhận của từng cổ phiếu.
+ Tính toán số liệu về chỉ số VN – Index dùng để đại diện cho tỷ suất sinh lợi của danh mục thị trƣờng.
+ Dữ liệu về giá trị sổ sách BE, giá trị thị trƣờng ME và số lƣợng cổ phiếu đƣợc dùng để tính toán chỉ tiêu giá trị – B/M (bằng giá trị sổ sách (BE) trên giá trị thị trƣờng của cổ phiếu (ME)) và chỉ tiêu quy mô – Size (bằng giá trị thị trƣờng mỗi cổ phiếu nhân với số lƣợng cổ phiếu(ME.n)).
+ Số liệu về lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đƣợc dùng làm chỉ tiêu lợi nhuận – OP (Operating Profitability).
+ Số liệu về tổng tài sản đƣợc dùng để tính toán tốc độ tăng tài sản qua từng năm, làm đại diện cho chỉ tiêu xu hƣớng đầu tƣ – Inv (Investment).
+ Số liệu về lãi suất tín phiếu kho bạc Việt Nam theo tháng sẽ quy đổi theo ngày để dùng làm lãi suất phi rủi ro – Rf.
Bƣớc 3: Phân chia và xây dựng các danh mục đầu tƣ;
Dựa trên các chỉ tiêu quy mô – Size, chỉ tiêu giá trị – B/M, chỉ tiêu lợi nhuận – OP, chỉ tiêu xu hƣớng đầu tƣ – Inv đã đƣợc tính toán ở bƣớc 2, đề tài sẽ phân chia 264 cổ phiếu trong mẫu nghiên cứu thành 12 danh mục đầu tƣ là SL, SH, BL, BH; SR, SW, BR, BW; SC, CA, BC, BA và sẽ đƣợc trình bày rõ hơn trong phần 2.4.
Bƣớc 4: Đo lƣờng các biến số trong mô hình gồm MRP, SMB, HML, RMW, CMA;
Đề tài sẽ đo lƣờng năm biến số trong mô hình lần lƣợt là phần bù rủi ro thị trƣờng MRP (bằng tỷ suất sinh lợi thị trƣờng trừ lãi suất phi rủi ro), phần bù quy mô – SMB (bằng TSLT danh mục quy mô nhỏ trừ TSLT danh mục quy mô lớn), phần bù giá trị – HML (bằng TSLT danh mục B/M cao trừ TSLT danh mục B/M thấp), phần bù lợi nhuận – RMW (bằng TSLT danh mục lợi nhuận cao trừ TSLT danh mục lợi nhuận thấp), phần bù xu hƣớng đầu tƣ – CMA (bằng TSLT danh mục xu hƣớng đầu tƣ ít trừ TSLT danh mục xu hƣớng đầu tƣ nhiều).
Để tài sẽ s dụng phƣơng pháp bình phƣơng bé nhất thông thƣờng (Ordinary Least Square – OLS) để ƣớc lƣợng các hệ số trong mô hình hồi quy.
Bƣớc 6: Kiểm định mô hình;
Đề tài tập trung vào hai kiểm định chính là kiểm định hệ số chặn α về tính hiệu lực của mô hình và kiểm định ý nghĩa thống kê của từng biến trong mô hình.
Bƣớc 7: Ƣớc lƣợng tỷ suất lợi tức của một chứng khoán (hoặc của một danh mục đầu tƣ) bất kỳ dựa trên mô hình nghiên cứu.
Dựa trên tính dừng của chuỗi dữ liệu của năm biến số trong mô hình mà đề tài sẽ áp dụng phƣơng pháp san bằng mũ số giản đơn để dự báo tỷ suất lợi tức của một chứng khoán (danh mục đầu tƣ) bất kỳ.